Nội dung chính
  • 1. Trào ngược dạ dày được chia làm mấy cấp độ?
  • 2. Đặc điểm từng cấp độ trào ngược dạ dày
  • 3. Những lưu ý của bác sĩ khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Nội dung chính
  • 1. Trào ngược dạ dày được chia làm mấy cấp độ?
  • 2. Đặc điểm từng cấp độ trào ngược dạ dày
  • 3. Những lưu ý của bác sĩ khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trào ngược dạ dày thực quản có mấy cấp độ?

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh phổ biến, hay tái phát và có nguy cơ biến chứng cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bệnh được chia làm nhiều cấp độ để thuận lợi cho việc chẩn đoán, điều trị hiệu quả. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu các cấp độ trong trào ngược dạ dày thực quản và đặc biệt của từng cấp độ.
Nội dung chính
  • 1. Trào ngược dạ dày được chia làm mấy cấp độ?
  • 2. Đặc điểm từng cấp độ trào ngược dạ dày
  • 3. Những lưu ý của bác sĩ khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản

1. Trào ngược dạ dày được chia làm mấy cấp độ?

Bệnh trào ngược dạ dày tiến triển theo nhiều cấp độ. Việc phân chia xem người bệnh đang ở cấp độ nào sẽ giúp bác sĩ có phương hướng điều trị hiệu quả hơn. Theo đó, trào ngược dạ dày thực quản được phân thành 5 cấp độ:

  • Trào ngược dạ dày độ 0.
  • Trào ngược dạ dày độ A
  • Trào ngược dạ dày độ B
  • Trào ngược dạ dày độ C
  • Trào ngược dạ dày độ D

Trong 5 cấp độ trên, cấp độ A là tình trạng phổ biến nhất.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Bệnh trào ngược dạ dày tiến triển theo nhiều cấp độ.

Bệnh trào ngược dạ dày tiến triển theo nhiều cấp độ.

2. Đặc điểm từng cấp độ trào ngược dạ dày

a. Cấp độ 0

Ở cấp độ 0, acid dạ dày trào ngược với tần suất ít, chưa tác động nhiều tới thực quản người bệnh, không gây viêm loét thực quản. Bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng không thường xuyên. Các biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản dễ gây nhầm lẫn với hiện tượng sinh lý bình thường.

b. Cấp độ A

Đây là cấp độ phổ biến nhất mà người bệnh phát hiện ra bệnh. Có khoảng 90% người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn này. Cấp độ A là giai đoạn bệnh mới khởi phát, niêm mạc thực quản đã có dấu hiệu tổn thương nhưng ở mức độ nhẹ.

Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cấp độ A có biểu hiện:

  • Nóng rát sau xương ức
  • Nghẹn sau xương ức
  • Ợ hơi ợ chua.
  • Tuy có thể bị nghẹn nhưng việc uống nước hoặc nuốt thức ăn vẫn hoàn toàn bình thường.

Nếu được điều trị đúng cách, bệnh có thể cải thiện nhanh. Nếu không được phát hiện và điều trị, người bệnh có cảm giác chua miệng nhiều hơn, nóng rát vùng hầu họng kèm các triệu chứng như ho, khó thở, phù nề phế quản do hít phải nhiều dịch vị trào ngược.

Bệnh nhân ợ hơi ợ chua.

Bệnh nhân ợ hơi ợ chua.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

c. Cấp độ B

Trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản cấp độ B, tình trạng trào ngược đã xuất hiện viêm nhiễm, vết trợt trên niêm mạc với chiều dài trên 5mm, có thể hội tụ gần nhau hoặc nằm rải rác trong niêm mạc dạ dày, thực quản. Bệnh ở giai đoạn này có thể có các biểu hiện đau khi nuốt. Thêm vào đó, tần số tiếp xúc giữa acid dạ dày trào ngược và niêm mạc thực quản thường xuyên hơn nên các vết trợt bị loét gây đau, khó nuốt, tạo cảm giác vướng, nghẹn khi ăn.

Cảm giác khó nuốt tăng dần vì niêm mạc thực quản phù nề, khi lành để lại sẹo gây chít hẹp thực quản. Người bệnh khó nuốt kể cả với thức ăn mềm và gây đau rát ở cổ. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng như đau âm ỉ vùng trong bụng (vùng phía trên rốn), đau cả khi đói và khi no.

d. Cấp độ C

Cấp độ C, trào ngược dạ dày thực quản gây ra Barrett thực quản – tức tình trạng màu sắc và thành phần các tế bào lót ở vùng thấp của thực quản bị thay đổi do chúng tiếp xúc lặp đi lặp lại với acid dạ dày trào ngược. Các vết trợt trên vùng niêm mạc tập trung thành các vết loét to hơn.

Bệnh nhân bị Barrett thực quản thường có biểu hiện: ợ nóng, khó nuốt, nóng rát bụng, buồn nôn, nôn ra máu, đau tức ngực, đi ngoài phân đen,… Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đồng thời, nam giới có nguy cơ mắc Barrett thực quản cao hơn so với nữ giới.

e. Cấp độ D

Cấp độ D được xem là cấp độ nguy hiểm nhất trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ở cấp độ này, Barrett thực quản chuyển sản thành tập hợp các vết sẹo và vết loét sâu với mức độ tổn thương rộng. Bệnh nhân có biểu hiện ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,… liên tục và thường xuyên mệt mỏi, uể oải. Ở giai đoạn này, nguy cơ bị ung thư là rất cao. Do đó, người bệnh cần làm xét nghiệm mô tế bào để có kết luận chính xác nhất.

Tìm hiểu thêm về: bệnh lý tiêu hóa khác.

3. Những lưu ý của bác sĩ khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Tùy vào thể trạng mỗi người và cấp độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có những phương án điều trị bệnh phù hợp nhất. Nếu bệnh ở giai đoạn 0 thường khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên không kịp thời điều trị được.

Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất là ở cấp độ A. Ở giai đoạn này, những tổn thương do bệnh lý gây ra chưa nhiều, bệnh mới khởi phát nên có khả năng điều trị triệt để. Điều quan trọng là người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất là ở cấp độ A.

Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất là ở cấp độ A.

Một số lưu ý người bệnh cần ghi nhớ khi điều trị:

  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Uống thuốc theo đơn. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc, thời gian sử dụng thuốc.
  • Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo. Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho dạ dày, hạn chế thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng mệt mỏi.
  • Thay đổi tư thế khi ngủ để giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản: nằm nghiêng bên trái khi ngủ, kê cao gối…

Trào ngược dạ dày thực quản khó phát hiện khi mới phát bệnh, nhưng dễ điều trị triệt để nếu được phát hiện kịp thời ở cấp độ A. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh lý, người bệnh nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Mọi thông tin cần tư vấn, đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, bạn có thể liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ đặt lịch tốt nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/11/2021 - Cập nhật 28/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Vì sao trào ngược dạ dày gây ho? Mẹo chữa ho do trào ngược...

Vì sao trào ngược dạ dày gây ho? Mẹo chữa ho do trào ngược...

Nhiều người bị ho liên tục trong nhiều ngày không rõ nguyên nhân, mặc dù không bị các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, đau họng, viêm thanh quản… Một...

23/11/2021

8730 Lượt xem

6 Phút đọc

Hướng dẫn cẩm nang chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực...

Hướng dẫn cẩm nang chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực...

Trẻ nhỏ thường gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng được các mẹ than phiền như “khò khè cần cổ” hay “đàm nhớt nhiều trong họng khiến...

23/11/2021

889 Lượt xem

4 Phút đọc

Tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch vị có tính acid trong dạ dày hay thực phẩm, chất lỏng khác đi ngược lại vào thực...

19/11/2021

842 Lượt xem

5 Phút đọc

Mách bạn các biện pháp trị trào ngược dạ dày tại nhà hiệu...

Mách bạn các biện pháp trị trào ngược dạ dày tại nhà hiệu...

“Sống chung” với tình trạng trào ngược dạ dày quả thật không dễ chịu chút nào, đặc biệt khi các triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn....

19/11/2021

679 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG