Nội dung chính
  • 1. Trào ngược dạ dày là gì?
  • 2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày thường gặp
  • 3. Làm thế nào để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày?
Nội dung chính
  • 1. Trào ngược dạ dày là gì?
  • 2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày thường gặp
  • 3. Làm thế nào để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Trào ngược dạ dày là bệnh gì? Nên và không nên khi mắc phải

Bệnh lý trào ngược dạ dày là một bệnh lý rất phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là với độ tuổi ngoài 30. Bệnh lý thường diễn biến thầm lặng, kéo dài khiến người bệnh chủ quan và gây ra nhiều tổn thương không hồi phục nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc chủ động tìm hiểu về bệnh lý trào ngược dạ dày giúp bạn và gia đình có phương pháp thay đổi lối sống, điều trị sớm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nội dung chính
  • 1. Trào ngược dạ dày là gì?
  • 2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày thường gặp
  • 3. Làm thế nào để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày?

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Trước khi tìm hiểu chi tiết về các dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh, chúng ta cần hiểu rõ trào ngược dạ dày là gì.

Trào ngược dạ dày hay còn được gọi là trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease - GERD). Đây là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) trào ngược lên thực quản.

Trong trạng thái sinh lý bình thường, khi cơ thể ăn uống, nạp các loại thực phẩm vào trong cơ thể, thức ăn sẽ đi từ thực quản xuống dạ dày. Cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày rồi tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vụ trào ngược trở lại. Tuy nhiên, khi phần cơ vòng thực quản gặp vấn đề, thức ăn, dịch trong dạ dày không được “bảo quản” tốt và có thể trào ngược lên trên. Bệnh lý trào ngược dạ dày xảy ra khi khiến dịch trào ngược lên gây tổn thương cho các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng…

2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày thường gặp

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường có những biểu hiện bệnh từ sớm. Nếu người bệnh để ý tới sức khỏe bản thân có thể nhận ra ngay với các dấu hiệu sớm như:

Ợ chua: Người bệnh thường có triệu chứng  ợ chua kèm ợ nóng (từ ổ bụng, dạ dày mang đến cảm giác nóng lên cổ). Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh, nhất là sau khi người bệnh ăn no, khó tiêu, thời gian nghỉ ngơi. Người bệnh sẽ cảm nhận được vị chua trong miệng khi có cảm giác ợ lên.

Ợ hơi: Ợ hơi là triệu chứng thường gặp khi đói. Cũng giống như ợ chua và ợ nóng, ợ hơi cũng xảy ra khi bạn ăn no, khó tiêu…

Buồn nôn hoặc nôn: Biểu hiện thường xuất hiện sau khi ăn uống, khi nằm ngủ hoặc ngay cả khi đói.

Tiết nhiều nước bọt: Đây là phản ứng tự nhiên của khoang miệng khi bạn bị acid dạ dày trào ngược lên. Miệng tiết nhiều nước bọt hơn nhằm trung hòa lượng acid này.

Đắng miệng: Trong trường hợp người bệnh có trào ngược dạ dày dịch mật, người bệnh sẽ cảm thấy đắng miệng.

Ăn không ngon, khó nuốt: Trào ngược acid dạ dày, trào ngược dịch mật mang lại cảm giác khó chịu, đắng miệng và ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn của người bệnh. Ngoài ra, acid dạ dày trào lên gây sưng thực quản, khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Từ đó dẫn đến cảm giác ăn không ngon, chán ăn, sụt cân…

Triệu chứng ho, viêm họng, khàn giọng: Nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng này là do acid bị trào ngược lên gây sưng tấy dây thanh quản, ho, khản tiếng…

Khó thở và tức ngực: Tình trạng khó thở, tức ngực tuy không thường xuyên xảy ra nhưng cũng có thể gặp phải ở một số người. Nguyên nhân là do acid dịch vị đẩy lên thực quản gây nghẹn ứ ở cổ, khiến quá trình lưu thông khí trở nên kém đi và người bệnh dễ cảm thấy khó thở.

Dấu hiệu trào ngược dạ dày thường gặp

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Làm thế nào để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày?

Bệnh trào ngược dạ dày có thể cải thiện các triệu chứng nếu bạn biết cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình. Dưới đây là một số lời khuyên của IVIE - Bác sĩ ơi:

a. Những điều nên làm

Thực phẩm nên ăn cho người trào ngược dạ dày

  • Tăng cường các thực phẩm có tác dụng trung hòa acid như các sản phẩm từ tinh bột: bột ngũ cốc, yến mạch, bánh mì,… Các thực phẩm này có tác dụng nhất định trong việc hạn chế sự bào mòn của lớp dịch, acid trong dạ dày.
  • Bổ sung các chất đạm dễ tiêu có từ các loại thịt lợn nạc, thịt lợn thăn, thịt vịt…
  • Bổ sung hàm lượng chất xơ có trong các loại rau xanh, đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu Hà Lan…
  • Bạn nên ăn nhiều sữa chua, vì trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, tạo cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, không nên sử dụng sữa chua khi đói.
  • Sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho bệnh lý trào ngược dạ dày như nghệ, mật ong…
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất đường, chất béo…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, giảm cân lành mạnh.
  • Thăm khám bác sĩ thường xuyên, định kỳ để chẩn đoán bệnh chính xác, có biện pháp chữa trị kịp thời và biện pháp nội soi dạ dày đúng cách nhất.

b. Những điều không nên làm

Những điều không nên làm khi trào ngược dạ dày

  • Bạn không nên duy trì các thói quen xấu như: ăn quá no, thức khuya, nằm sau khi ăn, mặc quần áo chật…
  • Không sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
  • Không sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa hàm lượng acid cao như đồ ăn cay nóng, nước có gas, các loại quả chua như chanh, quất, dứa,…

Bệnh trào ngược dạ dày là bệnh lý thường gặp, tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Trên đây là một số thông tin về trào ngược dạ dày thực quản và những điều cần lưu ý. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/11/2021 - Cập nhật 03/03/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Vì sao trào ngược dạ dày gây ho? Mẹo chữa ho do trào ngược...

Vì sao trào ngược dạ dày gây ho? Mẹo chữa ho do trào ngược...

Nhiều người bị ho liên tục trong nhiều ngày không rõ nguyên nhân, mặc dù không bị các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, đau họng, viêm thanh quản… Một...

23/11/2021

8728 Lượt xem

6 Phút đọc

Hướng dẫn cẩm nang chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực...

Hướng dẫn cẩm nang chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực...

Trẻ nhỏ thường gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng được các mẹ than phiền như “khò khè cần cổ” hay “đàm nhớt nhiều trong họng khiến...

23/11/2021

888 Lượt xem

4 Phút đọc

Tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch vị có tính acid trong dạ dày hay thực phẩm, chất lỏng khác đi ngược lại vào thực...

19/11/2021

842 Lượt xem

5 Phút đọc

Mách bạn các biện pháp trị trào ngược dạ dày tại nhà hiệu...

Mách bạn các biện pháp trị trào ngược dạ dày tại nhà hiệu...

“Sống chung” với tình trạng trào ngược dạ dày quả thật không dễ chịu chút nào, đặc biệt khi các triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn....

19/11/2021

679 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG