Nội dung chính
  • 1. Tổng quan bệnh lý tim mạch tại Việt Nam
  • 2. Vai trò của việc thăm khám sức khỏe tim mạch thường xuyên
  • 3. Những đối tượng cần tầm soát tim mạch sớm
  • 4. Tầm soát tim mạch gồm những gì?
  • 5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lý tim mạch
Nội dung chính
  • 1. Tổng quan bệnh lý tim mạch tại Việt Nam
  • 2. Vai trò của việc thăm khám sức khỏe tim mạch thường xuyên
  • 3. Những đối tượng cần tầm soát tim mạch sớm
  • 4. Tầm soát tim mạch gồm những gì?
  • 5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lý tim mạch
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tổng quan bệnh tim mạch Việt Nam và lý do nên khám sức khỏe tim mạch thường xuyên

Bệnh tim mạch là bệnh lý gây nên bởi các rối loạn của tim và mạch máu, bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), bệnh động mạch ngoại biên, tai biến mạch máu não (đột quỵ), bệnh thấp tim, tăng huyết áp (cao huyết áp), suy tim và bệnh tim bẩm sinh. Ngày nay, bệnh tim mạch ở Việt Nam có xu hướng tăng cao và ngày càng trẻ hóa.
Nội dung chính
  • 1. Tổng quan bệnh lý tim mạch tại Việt Nam
  • 2. Vai trò của việc thăm khám sức khỏe tim mạch thường xuyên
  • 3. Những đối tượng cần tầm soát tim mạch sớm
  • 4. Tầm soát tim mạch gồm những gì?
  • 5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lý tim mạch

1. Tổng quan bệnh lý tim mạch tại Việt Nam

Bệnh tim mạch theo báo cáo của WHO về mô hình bệnh tật tại Việt Nam, trong đó nhóm bệnh không lây nhiễm trở thành nguyên nhân tử vong; tử vong do tim mạch chiếm 31%; tiếp theo là ung thư (19%) và các bệnh không lây nhiễm khác chiếm 18%. Các bệnh lây nhiễm, tử vong sơ sinh và suy dinh dưỡng chỉ còn chiếm 11% ngang với tử vong do tai nạn chấn thương. 

Mỗi năm, Việt Nam có 200.000 người tử vong do mắc các bệnh liên quan đến tim và mạch máu. 

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, Nguyên Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam, hiện cả nước có tới 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và 47% người mắc tăng huyết áp.

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh có nguy cơ tử vong hàng đầu.

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh có nguy cơ tử vong hàng đầu.

2. Vai trò của việc thăm khám sức khỏe tim mạch thường xuyên

Các dấu hiệu bệnh lý tim mạch thường diễn biến âm thầm, từ từ và thoáng qua nên rất khó nhận biết. Do đó mọi người thường chủ quan và dễ bỏ qua. Khi có các triệu chứng rõ ràng và xuất hiện thường xuyên mới tới các cơ sở y tế để thăm khám, lúc này bệnh đã trở nên phức tạp, khiến cho việc điều trị khó khăn hơn. 

Khám và tầm soát bệnh lý tim mạch giúp nhận diện sớm các yếu tố nguy cơ như: Rối loạn nhịp, tăng mỡ máu, bệnh tim bẩm sinh, bệnh mạch vành, van tim,... 

Chính vì vậy, chúng ta nên khám tim mạch định kỳ 2-5 năm 1 lần đối với người trẻ khỏe mạnh và 2 lần/năm đối với người có bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp,... Điều này không chỉ giúp phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch nếu có, kiểm soát hiệu quả và điều trị hợp lý, tìm ra những nguy cơ tim mạch có thể diễn biến thành bệnh lý trong tương lai để có phương hướng dự phòng từ sớm mà tầm soát tim mạch còn giúp bạn an tâm làm việc và hưởng thụ cuộc sống.

Khám và tầm soát bệnh lý tim mạch giúp nhận diện sớm các yếu tố nguy cơ

Khám và tầm soát bệnh lý tim mạch giúp nhận diện sớm các yếu tố nguy cơ

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Những đối tượng cần tầm soát tim mạch sớm

Bệnh tim mạch ở Việt Nam ngày nay đang trở lên đáng báo động và ngày càng trẻ hóa, dưới đây là một số đối tượng cần thăm khám sức khỏe tim mạch sớm:

  • Người thường xuyên bị khó thở, đau đầu, chóng mặt.
  • Thường xuyên bị hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực không rõ nguyên nhân.
  • Mạch đập quá chậm hoặc quá nhanh. 
  • Người già trên 65 tuổi.
  • Người mắc bệnh nền: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng lipid máu.

Người mắc bệnh nền: Đái tháo đường

Người mắc bệnh nền: Đái tháo đường

  • Người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tim.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Người thừa cân, béo phì, ít vận động.

Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

4. Tầm soát tim mạch gồm những gì?

Khi đi khám tim mạch, bác sĩ tim mạch sẽ hỏi các triệu chứng và tiền sử mắc bệnh của bạn, sau đó sẽ khám lâm sàng và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết. Sau khi có đầy đủ các thông tin về bệnh sử, tiền sử, kết quả cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp với bạn. 

Sau đây là các hạng mục trong khám tim mạch:

  • Khám lâm sàng: Hỏi thông tin cá nhan, tiền sử gia đình, tiền sử bệnh lý, đo huyết áp, đánh giá thể trạng, khám tim mạch.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Đo điện tâm đồ, chụp Xquang tim phổi, siêu âm tim.
  • Xét nghiệm: Công thức máu, sinh hóa máu, điện giải đồ, 10 thông số nước tiểu,...
  • Chẩn đoán và điều trị: Sau khi có đầy đủ thông tin cần thiết, bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh và hướng điều trị cho bạn. Trong điều trị sẽ có: Sử dụng thuốc, phẫu thuật, can thiệp tim mạch, tùy bệnh lý và thể trạng của mỗi người mà có phác đồ điều trị khác nhau. Ngoài ra bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ ăn uống, tập luyện cũng như chế độ sinh hoạt lành mạnh, giúp bạn nâng cao sức khỏe tim mạch của bản thân. 

5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh lý tim mạch

a. Thay đổi lối sống

Một lối sống lành mạnh là cách tốt nhất dễ thực hiện, chi phí thấp và vô cùng hiệu quả để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ và phòng ngừa bệnh lý tim mạch. Vậy thế nào là một lối sống lành mạnh? Các nghiên cứu quốc tế đều chỉ rõ những điều sau đây sẽ giúp bạn có một cơ thể và trái tim khỏe:

Ngừng hút thuốc lá hoặc tránh hút thuốc lá bị động

Ngừng hút thuốc lá hoặc tránh hút thuốc lá bị động

  • Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút. Tùy sở thích và thể trạng mỗi người mà chọn môn thể thao hay bài tập khác nhau. Những nghiên cứu gần đây cho thấy thiền định, yoga, dưỡng sinh và khí công góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả ở những người mắc bệnh tăng huyết áp.
  • Ăn nhiều rau và hoa quả tươi, ngũ cốc, giảm thực phẩm chứa nhiều protein hay acid béo. Ăn ít những loại thực phẩm có sẵn. 
  • Duy trì cân nặng ở mức bình thường (BMI 18 đến 25). Nếu muốn giảm cân, hãy đảm bảo bạn đang theo một chương trình giảm cân một cách từ từ và được bảo đảm bởi những người có chuyên môn.
  • Tránh làm việc quá sức, hãy nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể được thư giãn.
  • Duy trì giấc ngủ vào một khung giờ cố định trong ngày.
  • Ngừng hút thuốc lá hoặc tránh hút thuốc lá bị động (tức là ở cạnh những người hút thuốc lá).

b. Kiểm soát huyết áp

Nếu bạn đang mắc tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn cũng sẽ cao hơn người bình thường. Huyết áp có mối liên hệ với các trường hợp đột quỵ não và nhồi máu cơ tim. Huyết áp lý tưởng của người bình thường là 120/70 mmHg. Nếu huyết áp cao hơn mức 140/90 mmHg có nghĩa là đã đến lúc bạn cần sử dụng thuốc điều chỉnh huyết áp và có chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt phù hợp.

Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút

Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút

c. Kiểm soát mức cholesterol và đường huyết

Đây cũng là 2 chỉ số cần được quan tâm trong kiểm soát các bệnh lý rối loạn chuyển hóa nói chung và tim mạch nói riêng. Hãy theo dõi các chỉ số này định kỳ để đảm bảo bạn không có nguy cơ bị mắc các bệnh như tăng mỡ máu, đái tháo đường hoặc nếu đã mắc thì các chỉ số vẫn đang được kiểm soát.

Trên đây là một số chia sẻ của IVIE - Bác sĩ ơi về tổng quan bệnh tim mạch Việt Nam và lí do vì sao bạn nên tầm soát sức khỏe tim mạch thường xuyên. Mong rằng bạn đã có những thông tin hữu ích và bảo vệ sức khỏe hiệu quả. 

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/09/2021 - Cập nhật 14/08/2022
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cách đánh giá người bệnh rối loạn Lipid máu

Cách đánh giá người bệnh rối loạn Lipid máu

Rối loạn lipid máu (RLLM) là yếu tố nguy cơ tác động trực tiếp tới quá trình xơ vữa động mạch. Việc điều trị sớm và tích cực yếu tố này đóng vai trò quan trọng ...

27/07/2022

810 Lượt xem

3 Phút đọc

Đánh giá tổn thương cơ quan đích của người bị tăng huyết áp

Đánh giá tổn thương cơ quan đích của người bị tăng huyết áp

Bài viết đề cập chi tiết đến một bước cực kì quan trọng của quá trình đánh giá một người bệnh tăng huyết áp, đó là: dựa trên quá trình khám lâm sàng và kết quả ...

12/07/2022

2985 Lượt xem

5 Phút đọc

5 Bài tập thể dục phòng bệnh tim mạch, giúp trái tim luôn...

5 Bài tập thể dục phòng bệnh tim mạch, giúp trái tim luôn...

Bệnh tim mạch luôn là tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của người bệnh ở một mức độ toàn diện và trên mọi cơ quan. Vấn đề không chỉ...

06/10/2021

4773 Lượt xem

4 Phút đọc

Chế độ ăn uống ngăn ngừa bệnh tim mạch. Chọn thực phẩm lành ...

Chế độ ăn uống ngăn ngừa bệnh tim mạch. Chọn thực phẩm lành ...

Bệnh tim là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới bởi sự nguy hiểm, dẫn đến tình trạng tử vong cao ở những người mắc phải căn bệnh này. Chính lối sống ...

06/10/2021

1091 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG