Nội dung chính
  • 1. Vài nét về viêm tai giữa
  • 2. Tổng hợp 7+ loại thuốc nhỏ tai đáng tin cậy được bác sĩ khuyên dùng
  • 3. Cách dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa đúng cách
Nội dung chính
  • 1. Vài nét về viêm tai giữa
  • 2. Tổng hợp 7+ loại thuốc nhỏ tai đáng tin cậy được bác sĩ khuyên dùng
  • 3. Cách dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa đúng cách
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tổng hợp 7+ thuốc nhỏ viêm tai giữa được bác sĩ khuyên dùng

Viêm tai giữa là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở một bộ phận bên trong tai. Thuốc nhỏ tai được biết đến như là loại thuốc đặc trị dùng để điều trị viêm tai giữa cho cả trẻ em và người lớn. Vậy bạn đã biết những loại thuốc nhỏ tai nào đang được sử dụng trên lâm sàng hiện nay? Dưới đây là tổng hợp 7+ thuốc nhỏ tai được bác sĩ khuyên dùng mà iSofHcare gửi đến bạn đọc gần xa.
Nội dung chính
  • 1. Vài nét về viêm tai giữa
  • 2. Tổng hợp 7+ loại thuốc nhỏ tai đáng tin cậy được bác sĩ khuyên dùng
  • 3. Cách dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa đúng cách

1. Vài nét về viêm tai giữa

Tai giữa là một bộ phận của tai người, là nơi chuyển tiếp giữa tai ngoài và tai trong. Chính vì có sự thông thương với môi trường bên ngoài thông qua ống tai ngoài nên tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn vào tai giữa gây bệnh. Tuy nhiên cũng không loại trừ một số bệnh lý toàn thân khác gây nên tình trạng viêm tai giữa như: Viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản…

Có 3 dạng viêm tai giữa thường gặp:

-Viêm tai giữa cấp: Tình trạng nhiễm trùng xảy ra đột ngột với các triệu chứng như đau nhức tai, ù tai. Ở trẻ nhỏ, đau tai thường kèm theo giật tai, làm trẻ quấy khóc nhiều hơn và ngủ kém.

-Viêm tai giữa tiết dịch: Là tình trạng tai giữa có dịch nhưng không phải do nhiễm trùng và kéo dài trên 3 tháng. Dịch tai giữa có thể là thanh dịch, dịch nhầy hoặc keo. Chức năng nghe của trẻ có thể bị giảm sút, đôi khi xuất hiện cảm giác đầy, nặng tai do dịch ứ đọng gây nên.

-Viêm tai giữa sinh mủ mạn tính: Là tình trạng chảy mủ tai dai dẳng kéo dài trên 6 tuần. Mủ chảy từ tai giữa ra tai ngoài đặc trưng bởi màu vàng óng. Nguyên nhân có thể là do biến chứng từ viêm tai giữa cấp không điều trị triệt để.

2. Tổng hợp 7+ loại thuốc nhỏ tai đáng tin cậy được bác sĩ khuyên dùng

Thuốc nhỏ tai là một trong những loại thuốc điều trị viêm tai giữa rất hiệu quả và luôn được các bác sĩ lâm sàng dùng như một loại thuốc đầu tay. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả lớn nhất thì thuốc phải được trao đến đúng đối tượng và đúng chất lượng. Vì nhìn chung, bên cạnh vô vàn lợi ích mà thuốc mang lại như: Giảm đau, kháng viêm, diệt khuẩn… thì vẫn tồn tại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như người bệnh sử dụng sai phương pháp. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã được sự cho phép của bác sĩ điều trị hoặc đã liên hệ dược sĩ lành nghề trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là dùng cho trẻ em.

Bạn có thể đăt ship các loại thuốc chữa viêm tai giữa phía dưới tại đây  hoặc liên hệ 1900 3367 để được hỗ trợ ship thuốc 24/7

Dưới đây là 7 loại thuốc nhỏ tai bạn không nên bỏ lỡ:

2.1. Ciprodex

Là loại thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa được dùng phổ biến trên cả 2 đối tượng: Người lớn và trẻ nhỏ. Đây là một loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng tai do vi khuẩn xâm nhập gây nên. 

Công dụng:

  • Thuốc chỉ có tác dụng diệt trừ vi khuẩn gây bệnh.

  • Kiểm soát tình trạng viêm tai gây chảy mủ, đau, nhức khiến người bệnh khó chịu.

  • Cải thiện các triệu chứng do viêm tai giữa gây ra như đau nhức tai, ù tai.

Tác dụng không mong muốn:

  • Phát ban, ngứa

  • Cảm giác khó chịu ở tai, ngứa da trên tai.

Chống chỉ định:

  • Thuốc Ciprodex không được khuyên dùng ở người bị bệnh tăng huyết áp và bị rối loạn cơ bắp.

  • Không nên dùng thuốc nhỏ tai Ciprodex khi đang sử dụng một số loại thuốc như: Aspirin, Duloxetine, Clozapine, Antacids, Didanosine,… Vì có thể xảy ra sự tương tác giữa các thuốc với nhau và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.

 

2.2. Hydrocortison

Thuốc kháng sinh chứa steroid với hiệu quả diệt khuẩn vượt trội được chỉ định ở mọi lứa tuổi.

Công dụng:

  • Hydrocortison diệt được các vi khuẩn cư trú tại tai giữa gây bệnh.

  • Hiệu quả trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ.

  • Ngăn ngừa, dự phòng vi khuẩn tấn công lên não gây viêm màng não.

Tác dụng không mong muốn:

Nếu gặp các triệu chứng sau, ba mẹ cần ngưng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ chủ trị trong thời gian sớm nhất.

  • Nổi mụn nhỏ khắp cơ thể.

  • Người bệnh có thể bị sưng bên mặt có tai bị viêm, kèm theo hít thở khó khăn.

Chống chỉ định:

  • Hydrocortison không dùng cho người bệnh bị vỡ ống tai.

  •  Không có tác dụng điều trị viêm tai giữa do virus gây bệnh thủy đậu gây ra hoặc do virus herpes.

Tổng đài đặt khám 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

2.3. Ciprofloxacine 0.3%

Là loại thuốc kìm khuẩn thuộc nhóm kháng sinh Quinolon với 3 công dụng tối ưu:

  • Trị được cả viêm tai giữa cấp và mãn tính có xuất hiện dịch mủ.

  • Dùng cho người vừa phẫu thuật ở xương chũm để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công tai giữa.

Tác dụng không mong muốn:

  • Triệu chứng thường gặp là: Buồn nôn, nôn, đau bụng, đi cầu phân lỏng,…

  • Có thể kèm theo biểu hiện toàn thân: Nhức đầu, sốt,…

Chống chỉ định:

  • Không nên dùng Ciprofloxacin 0.3% ở phụ nữ có thai hoặc người mẫn cảm với Quinolone.

Bạn có thể đăt ship các loại thuốc chữa viêm tai giữa phía dưới tại đây  hoặc liên hệ 1900 3367 để được hỗ trợ ship thuốc 24/72.4. Ofloxacin Otic

Là một trong những loại thuốc điều trị nhiễm trùng tai giữa dành cho đối tượng từ 1 tuổi trở lên.

Công dụng:

  • Kìm hãm sự phát triển cũng như loại bỏ được các vi khuẩn trong tai giữa

Tác dụng không mong muốn:

 Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, phát ban, ngứa da.

  • Tai: chảy nước hoặc mủ trong tai.

  • Tiêu hóa: Mất vị giác, buồn nôn.

  • Tim mạch: Tim đập liên hồi.

Chống chỉ định:

  • Thuốc không dùng trong các trường hợp viêm tai giữa do virus tấn công.

  • Hạn chế sử dụng ở phụ nữ có thai.

2.5. Earex Plus

Thuốc được sử dụng rộng rãi với trẻ nhỏ trên 2 tuổi và người lớn bị viêm tai giữa.

Earex Plus rất được lòng người bệnh với những công dụng:

  • Chống viêm ở tai, giữ cho tai luôn sạch và làm mềm tai, loại bỏ ráy tai.

  • Giảm các triệu chứng viêm tai giữa cấp tính, mãn tính và đem lại cảm giác dễ chịu cho trẻ.

Tác dụng không mong muốn:

  • Chóng mặt 

  • Sưng tai

Chống chỉ định:

  • Earex Plus không được khuyên dùng ở người bệnh có cơ địa mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

2.6. Thuốc nhỏ viêm tai Otosan

Otosan điều trị viêm tai giữa là sản phẩm có nguồn gốc từ Ý. Thuốc được biết đến với các thành phần từ thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên nên rất được ưa chuộng.

Công dụng:

  • Giữ cho tai luôn được sạch sẽ, giúp loại bỏ môi trường thuận lợi không cho vi khuẩn  phát triển.

  • Làm sạch ráy tai dễ dàng bằng cách đẩy chúng ra tai ngoài.

Tác dụng không mong muốn:

Thuốc được sử dụng rộng rãi vì có rất ít tác dụng phụ.

Chống chỉ định:

  • Không nên dùng thuốc nhỏ tai khi người bệnh bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

2.7. Betnesol-N

Từ lâu thuốc được sử dụng trên lâm sàng bởi nhiều công dụng:

  • Thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa Betnesol-N được khuyến cáo nên dùng cho trường hợp tai có nấm hoặc mủ dày, một bên màng nhĩ có lỗ đục.

  • Giảm cảm giác đau nhức trong tai và làm dịu cơn ngứa ngáy khó chịu.

Tác dụng không mong muốn:

  • Khô mũi, hắt xì

  • Đau đầu.

  • Phát ban ngứa.

  • Chảy máu cam.

Chống chỉ định:

  • Thuốc không có tác dụng trong bệnh viêm tai giữa do virus herpes gây nên.

3. Cách dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa đúng cách

Dùng thuốc nhỏ tai đúng cách được xét trên cả hai phương diện: Thuốc cho đúng đối tượng và đúng cách sử dụng.

Bệnh ở trẻ em rất khác so với người trưởng thành nên việc lựa chọn thuốc ưu tiên trên nhóm đối tượng nào là vô cùng quan trọng.

Nhìn chung, các loại thuốc nhỏ tai đều có những quy định như sau:

  • Tùy tình trạng bệnh mà nhỏ số giọt và số lần nhỏ khác nhau. Tốt nhất nên nhỏ theo chỉ định của bác sĩ chủ trị.

  • Chỉ sử dụng để nhỏ vào tai, không được uống. Tuyệt đối không nhỏ thuốc này vào mắt vì sẽ gây dị ứng.

  • Khi nhỏ thuốc không được chạm đầu lọ vào trong tai hay lên các bề mặt khác. Làm như vậy nhằm hạn chế sự xâm nhiễm của vi khuẩn từ tai và từ môi trường ngoài vào thuốc, khiến tình trạng của người bệnh không được cải thiện.

 

Viêm tai giữa sẽ không còn là vấn đề gây trở ngại nhiều nếu người bệnh được điều trị đúng cách, được chỉ định đúng loại thuốc tin cậy. Mỗi thuốc luôn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.

IVIE - Bác sĩ ơi tự hào là nơi được bạn bè gần xa tin tưởng, trao cho sứ mệnh liên kết người bệnh với các bác sĩ tại bệnh viện uy tín thông qua ứng dụng đặt lịch thăm khám online. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/06/2021 - Cập nhật 04/04/2023
4.8/5 - (17 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm tai giữa có những loại nào?

Viêm tai giữa có những loại nào?

Tai là cơ quan thính giác, chịu trách nhiệm thu nhận âm thanh và truyền tín hiệu về não bộ. Các bệnh lý ở tai rất phổ biến, đặc biệt là viêm tai giữa. Một...

30/06/2021

12251 Lượt xem

5 Phút đọc

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi viêm tai ngoài ở trẻ em

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi viêm tai ngoài ở trẻ em

Cơ thể trẻ non nớt với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là điểm đến hấp dẫn của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong đó, không thể không nhắc bệnh viêm tai...

25/06/2021

16166 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Cách nhận biết bệnh lý viêm tai...

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Cách nhận biết bệnh lý viêm tai...

Viêm tai ngoài là bệnh có nguy cơ mắc cao do vùng tai ngoài tiếp xúc nhiều với môi trường khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Có khá ít người hiểu về bệnh và biết được ...

23/06/2021

6399 Lượt xem

5 Phút đọc

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?

Rất nhiều bố mẹ khi thấy tai em bé chảy mủ thì rất lo lắng, hoảng sợ. Vậy bố mẹ cần phải làm gì khi trẻ chảy mủ tai? iSofHcare sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm...

23/06/2021

13325 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG