Nội dung chính
  • 1. Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới
  • 2. Suy giảm chức năng dạ dày
  • 3. Co thắt dạ dày bất thường
  • 4. Hen suyễn gây trào ngược dạ dày
  • 5. Căng thẳng
  • 6. Béo phì
  • 7. Hút thuốc lá
  • 8. Sử dụng các chất kích thích
  • 9. Tiêu thụ một số loại thực phẩm
  • 10. Ăn đêm khiến dạ dày không được nghỉ ngơi
  • 11. Ăn quá no gây các vấn đề dạ dày
  • 12. Mang thai
  • 13. Một số loại thuốc
  • 14. Thoát vị hiatal
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới
  • 2. Suy giảm chức năng dạ dày
  • 3. Co thắt dạ dày bất thường
  • 4. Hen suyễn gây trào ngược dạ dày
  • 5. Căng thẳng
  • 6. Béo phì
  • 7. Hút thuốc lá
  • 8. Sử dụng các chất kích thích
  • 9. Tiêu thụ một số loại thực phẩm
  • 10. Ăn đêm khiến dạ dày không được nghỉ ngơi
  • 11. Ăn quá no gây các vấn đề dạ dày
  • 12. Mang thai
  • 13. Một số loại thuốc
  • 14. Thoát vị hiatal
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản mà bạn có thể gặp phải

Trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra ở nam và nữ với sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người thường xuyên ăn cay, sử dụng rượu bia, lối sống không lành mạnh… Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu các nguyên nhân trào ngược dạ dày phổ biến. Từ đó tìm ra phương pháp điều trị và thay đổi lối sống phù hợp nhất.
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới
  • 2. Suy giảm chức năng dạ dày
  • 3. Co thắt dạ dày bất thường
  • 4. Hen suyễn gây trào ngược dạ dày
  • 5. Căng thẳng
  • 6. Béo phì
  • 7. Hút thuốc lá
  • 8. Sử dụng các chất kích thích
  • 9. Tiêu thụ một số loại thực phẩm
  • 10. Ăn đêm khiến dạ dày không được nghỉ ngơi
  • 11. Ăn quá no gây các vấn đề dạ dày
  • 12. Mang thai
  • 13. Một số loại thuốc
  • 14. Thoát vị hiatal

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách. Các biến chứng như viêm loét, xuất huyết hay ung thư thực quản. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa, điều trị bệnh là chẩn đoán sớm và xác định đúng nguyên nhân trào ngược dạ dày.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

1. Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới

Trào ngược dạ dày thực quản do đâu?

Cơ thắt thực quản dưới (LES) có vai trò như van đóng mở đầu dưới của thực quản. Cơ này như một hàng rào ngăn cách giữa thực quản và dạ dày. Nếu cơ thắt thực quản bị suy giảm chức năng sẽ không đóng hoàn toàn sau khi thức ăn đi vào dạ dày, acid dạ dày có thể bị trào ngược vào thực quản. Điều này có thể xảy ra do cấu trúc cơ thắt hoặc cũng có thể do một số loại thực phẩm, đồ uống, thuốc và các yếu tố khác làm suy giảm chức năng của cơ thắt thực quản dưới.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Suy giảm chức năng dạ dày

Chức năng thần kinh hoặc cơ dạ dày bất thường là nguyên nhân gây trào ngược, làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày, tăng áp lực và tăng nguy cơ gây trào ngược acid thực quản.

3. Co thắt dạ dày bất thường

Trong quá trình tiêu hóa của cơ thể, thức ăn được di chuyển qua đường tiêu hóa bằng các cơn co thắt nhịp nhàng, hay còn gọi là nhu động. Ở những người có vấn đề tiêu hóa, những cơn co thắt trở nên bất thường do các nguyên nhân: cơ co thắt trong dạ dày, dây thần kinh hoặc hormone kiểm soát các cơn co thắt của cơ bắp… Hậu quả là thức ăn, dịch dạ dày có thể bị trào ngược lên thực quản.

4. Hen suyễn gây trào ngược dạ dày

Theo một số nghiên cứu cho thấy, có hơn 75% người mắc bệnh hen suyễn mắc phải tình trạng trào ngược dạ dày. Các cơn ho kèm theo hen có thể dẫn đến thay đổi áp lực ở ngực, gây trào ngược. Ngoài ra, một số loại thuốc hen suyễn làm giãn đường thở, thư giãn cơ thắt thực quản dưới (LES) cũng có thể là nguyên nhân trào ngược dạ dày. Việc điều trị bệnh lý GERD có thể giúp làm giảm các triệu chứng hen suyễn.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

5. Căng thẳng

Những người thường xuyên gặp phải áp lực, căng thẳng trong cuộc sống có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày cao hơn người bình thường. Căng thẳng tăng cao kích thích cơ thể tiết ra hormone cortisol. Hormone cortisol là yếu tố làm tăng lượng acid HCl và pepsin gây trào ngược acid dạ dày. Ngoài ra, chất này còn tạo áp lực lên cơ thắt thực quản khiến thực quản suy yếu, không có khả năng chống lại khi thức ăn trào ngược.

6. Béo phì

Béo phì được xem là nguyên nhân trào ngược dạ dày tiềm ẩn. Người thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên dạ dày, khiến triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Do đó, những người béo phì cần giảm cân lành mạnh, duy trì lối sống sinh hoạt hợp lý và quan tâm đến sức khỏe, hạn chế nguy cơ trào ngược.

7. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc là cũng là yếu tố nguy cơ, nguyên nhân trào ngược dạ dày. Thói quen hút thuốc lá gây giảm sản xuất nước bọt, làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày và tạo ra nhiều acid dạ dày.

Cách tốt nhất là ngừng hút thuốc là để giảm bớt các triệu chứng, giảm nguy cơ phát triển thành bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Tìm hiểu thêm về bệnh lý tiêu hóa khác.

8. Sử dụng các chất kích thích

Việc sử dụng các chất kích thích không tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa. Cà phê có tính acid cao có thể gây kích thích dạ dày và gây đau. Caffeine có trong cà phê và các loại thực phẩm khác có thể khiến dạ dày sản xuất acid quá mức gây viêm loét và làm các triệu chứng bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, không nên sử dụng cà phê lúc đói và chỉ uống một ít lúc no.

Các loại rượu, bia cũng làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày và triệu chứng ợ nóng, ợ chua do tăng acid dạ dày, làm giãn cơ thắt thực quản dưới và làm suy yếu khả năng tự làm sạch acid của thực quản.

Việc sử dụng các chất kích thích không tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa.

Việc sử dụng các chất kích thích không tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa.

9. Tiêu thụ một số loại thực phẩm

Một số loại thực phẩm có nguy cơ làm giãn cơ thắt thực quản dưới, kích thích sản xuất acid mà bạn cần tránh như: bạc hà, chocolate, bơ thực vật, sốt kem, thịt nhiều mỡ, chất béo, các sản phẩm sữa nguyên chất, thực phẩm chiên, cay nóng,…

10. Ăn đêm khiến dạ dày không được nghỉ ngơi

Nhiều người hay có thói quen ăn đêm rồi nằm ngủ ngay khiến việc ăn đêm trở thành nguyên nhân trào ngược dạ dày. Thói quen ăn đêm khiến dạ dày hoạt động không ngừng nghỉ. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa và gây ra nhiều bệnh lý dạ dày.

11. Ăn quá no gây các vấn đề dạ dày

Ăn quá no cũng có thể làm căng dạ dày, ruột cũng như giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, dạ dày sẽ rơi vào trạng thái căng phồng, niêm mạc khó hồi phục và bị phá hủy. Bạn có thể bị đau dạ dày, khó tiêu, viêm loét và trào ngược.

12. Mang thai

Khi mang thai, cơ thể người mẹ gia tăng hormone estrogen và progesteron làm giãn cơ thắt thực quản dưới. Đồng thời trạng thái bụng nở rộng khi thai lớn làm tăng thêm áp lực lên dạ dày. Đây chính là nguyên nhân trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai. Do đó chị em thường gặp phải triệu chứng ợ chua, ợ nóng.

Mang thai gây tăng áp lực cho dạ dày.

Mang thai gây tăng áp lực cho dạ dày.

13. Một số loại thuốc

Thuốc men cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và khiến các triệu chứng trở nặng hơn. Một số loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Những loại thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen,… có tác dụng phụ phổ biến là gây ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa. Sử dụng thuốc thường xuyên có thể gây loét dạ dày, triệu chứng ợ nóng, kích thích thực quản như suy yếu và làm giãn cơ thắt thực quản dưới.
  • Thuốc chẹn kênh canxi: Thuốc chẹn kênh canxi thường dùng trong điều trị bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch.
  • Thuốc kháng cholinergic: Thuốc sử dụng trong điều trị các rối loạn đường tiết niệu, dị ứng, tăng nhãn áp.
  • Thuốc chủ vận beta-adrenergic: Sử dụng cho bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Thuốc kháng histamin: Điều trị trong các trường hợp dị ứng.
  • Thuốc giảm đau
  • Quinidine
  • Theophylline
  • Diazepam
  • Dopamine
  • Kháng sinh…

14. Thoát vị hiatal

Ngoài các nguyên nhân kể trên, nguyên nhân trào ngược dạ dày còn có thể do thoát vị hiatal – hay còn gọi là thoát vị dạ dày, xảy ra khi phần trên của dạ dày nằm trên cơ hoành. Chứng này gây ra triệu chứng ợ nóng, khó chịu ở bụng, kích thích cổ họng, ợ hơi và nôn mửa. Thoát vị hiatal hay gặp ở những người trên 50 tuổi.

Hiểu rõ các nguyên nhân gây trào ngược sẽ giúp bạn và gia đình chủ động hơn trong việc điều chỉnh lối sống sinh hoạt, ăn uống và điều trị bệnh phù hợp. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất về bệnh lý. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn hoặc đặt lịch khám bác sĩ tiêu hóa, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/11/2021 - Cập nhật 28/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Dịch dạ dày trào ngược, dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm?

Dịch dạ dày trào ngược, dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm?

Dịch dạ dày hay còn gọi là dịch vị, là một hỗn hợp các chất do tuyến vị trong dạ dày tiết ra. Nó bao gồm các thành phần như acid chlohydric (HCl) và enzyme...

12/03/2022

1189 Lượt xem

5 Phút đọc

Vì sao trào ngược dạ dày gây ho? Mẹo chữa ho do trào ngược...

Vì sao trào ngược dạ dày gây ho? Mẹo chữa ho do trào ngược...

Nhiều người bị ho liên tục trong nhiều ngày không rõ nguyên nhân, mặc dù không bị các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, đau họng, viêm thanh quản… Một...

23/11/2021

8740 Lượt xem

6 Phút đọc

Hướng dẫn cẩm nang chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực...

Hướng dẫn cẩm nang chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực...

Trẻ nhỏ thường gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng được các mẹ than phiền như “khò khè cần cổ” hay “đàm nhớt nhiều trong họng khiến...

23/11/2021

896 Lượt xem

4 Phút đọc

Tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch vị có tính acid trong dạ dày hay thực phẩm, chất lỏng khác đi ngược lại vào thực...

19/11/2021

852 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG