Nội dung chính
  • 1. “Liệu pháp dinh dưỡng y tế” cho người mắc đái tháo đường liệu chúng ta đã biết?
  • 2. Nguyên tắc đối với người bệnh đái tháo đường
  • 3. Mục đích của chế độ ăn là gì?
  • 4. Một số lưu ý khi tư vấn về dinh dưỡng
  • 5. Một số lưu ý về việc quy đổi đo lường sử dụng trong ăn uống
Nội dung chính
  • 1. “Liệu pháp dinh dưỡng y tế” cho người mắc đái tháo đường liệu chúng ta đã biết?
  • 2. Nguyên tắc đối với người bệnh đái tháo đường
  • 3. Mục đích của chế độ ăn là gì?
  • 4. Một số lưu ý khi tư vấn về dinh dưỡng
  • 5. Một số lưu ý về việc quy đổi đo lường sử dụng trong ăn uống
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tóm tắt tư vấn dinh dưỡng cho người mắc đái tháo đường

Đái tháo đường- một trong những bệnh lý có tỷ lệ mắc khá cao trong thế kỷ 21. Trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh, bên cạnh quá trình sử dụng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng một phần lớn trong sự tiến triển của bệnh, liệu chúng ta đã biết đến các liệu pháp dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Nội dung chính
  • 1. “Liệu pháp dinh dưỡng y tế” cho người mắc đái tháo đường liệu chúng ta đã biết?
  • 2. Nguyên tắc đối với người bệnh đái tháo đường
  • 3. Mục đích của chế độ ăn là gì?
  • 4. Một số lưu ý khi tư vấn về dinh dưỡng
  • 5. Một số lưu ý về việc quy đổi đo lường sử dụng trong ăn uống

1. “Liệu pháp dinh dưỡng y tế” cho người mắc đái tháo đường liệu chúng ta đã biết?

Liệu pháp dinh dưỡng y tế" (Medical Nutrition Therapy) được định nghĩa là việc sử dụng các dịch vụ dinh dưỡng đặc hiệu để điều trị bệnh

Trước hết chúng ta phải làm quen với thuật ngữ: "Liệu pháp dinh dưỡng y tế" (Medical Nutrition Therapy) được định nghĩa là việc sử dụng các dịch vụ dinh dưỡng đặc hiệu để điều trị bệnh, tình trạng chấn thương hoặc tình trạng bệnh nào đó. Lần đầu tiên MNT được giới thiệu vào năm 1994 bởi Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ để nói rõ hơn về quá trình trị liệu dinh dưỡng. NMT liên quan đến việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh (NB) và điều trị thực tế, bao gồm trị liệu dinh dưỡng, tư vấn và sử dụng các chất bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt.

Ngày nay, Chuyên gia dinh dưỡng đã sử dụng MNT như một biện pháp can thiệp chế độ ăn uống để ngăn ngừa hoặc điều trị các tình trạng sức khỏe khác gây ra hoặc trở nên tồi tệ hơn do thói quen ăn uống không lành mạnh. Nghiên cứu can thiệp DPP (Diabetes Prevention Program) đã chứng minh giảm 7% trọng lượng nếu duy trì chế độ ăn và hoạt động thể lực thích hợp. Trong nghiên cứu của DPP, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ đã giảm 58% trong 3 năm. Theo dõi trong nghiên cứu về kết quả của chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường đã cho thấy giảm đáng kể tỷ lệ tiến triển tiền ĐTĐ thành bệnh ĐTĐ2 là 34% sau 10 năm và 27% sau 15 năm.

Bằng chứng cho thấy rằng không có một tỷ lệ lý tưởng về lượng calo từ carbohydrate, protein và lipid cho tất cả những người mắc bệnh ĐTĐ. Do vậy, việc cân đối dinh dưỡng phải dựa trên đánh giá cá nhân về các kiểu ăn uống hiện tại, sở thích cá nhân (ví dụ: truyền thống, văn hóa, tôn giáo, niềm tin và mục tiêu sức khỏe, sinh thái) và mục tiêu trao đổi chất.

Một khuyến cáo gần đây về bữa ăn Địa Trung Hải, Phương pháp ăn để ngăn chặn tăng huyết áp (The Mediterranean, Dietary Approaches to Stop Hypertension-DASH), kế hoạch ăn uống dựa trên thực vật là những ví dụ về các chế độ ăn uống lành mạnh đã cho thấy kết quả tích cực trong nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng kế hoạch ăn ít carbohydrate có thể giúp cải thiện tình trạng tăng glucose  máu và có khả năng giảm lượng thuốc hạ glucose  máu cho những người mắc bệnh ĐTĐ2

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Nguyên tắc đối với người bệnh đái tháo đường

Khẩu phần ăn của  người bệnh (NB) phải đảm bảo phù hợp với

- Tuổi

- Giới

- Nghề nghiệp

- Dân tộc, vùng miền

- Điều kiện kinh tế

- Phong tục tập quán địa phương, các loại thức ăn sẵn có, theo mùa

- Thực trạng về NB như mỡ máu, acid Uric...tiêm hay chưa tiêm insulin, liều lượng thuốc uống như thế nào?

3. Mục đích của chế độ ăn là gì?

Biến chứng bênh đái tháo đường

-Kiểm soát nồng độ glucose máu trở về giới hạn bình thường hoặc cố gắng ở mức an toàn để ngăn ngừa và giảm nguy cơ hoặc biến chứng.

- Phòng hoặc làm chậm thời gian tiến triển các biến chứng của đái tháo đường như các biến chứng vi mạch (cơ quan tổn thương: mắt, thận, hệ tim mạch)

- Duy trì hoặc đạt cân nặng và vòng eo ở mức độ bình thường .

4. Một số lưu ý khi tư vấn về dinh dưỡng

- Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn. Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn

- Người bệnh ĐTĐ nên ăn điều độ, đúng giờ không để đói quá, không để no quá.

- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như  là khối lượng của các bữa ăn. Thực phẩm chứa Glucid cần được phân bố trong các bữa ăn theo đúng nhu cầu so với năng lượng của bữa ăn.

- Không nên sử dụng từ KIÊNG hay HẠN CHẾ ăn khi tư vấn người bệnh ĐTĐ nói chung và người bệnh khác nói riêng.

Không nên sử dụng từ KIÊNG hay HẠN CHẾ ăn khi tư vấn người bệnh ĐTĐ nói chung và người bệnh khác nói riêng.

5. Một số lưu ý về việc quy đổi đo lường sử dụng trong ăn uống

a. Theo bảng quy đổi hệ đo lường

Thìa cà phê, muỗng cà phê có nhiều loại nên định nghĩa chuẩn sẽ ăn cứ theo tbsp và tsp. Trong đó, tbsp là teabespoon, hệ thống đo lường chuyên dụng của chuyên gia làm bánh, dùng phổ biến trong việc nấu nướng, làm bánh hoặc tạo ra mỹ phẩm handmade. Còn tsp là teaspoon, bộ đô lường theo thể tích nước ngoài, nhỏ hơn đơn vị tbsp. Như vậy, người Việt thường dùng tsp cho thìa, muỗng cà phê. Còn tbsp dùng để chỉ thìa canh.

- 1 thìa, muỗng cà phê = 1 tsp = 5 ml.

- 1/2 thìa, muỗng cà phê = 1/2 tsp = 2,5 ml.

- 1 thìa canh = 1 tbsp = 15 ml.

- 1/2 thìa canh = 1/2 tbsp = 7,5 ml.

Trong đó:

- 5 ml = 5 gam

Do đó

- 1 thìa, muỗng cà phê = 5 gam.

b. Cách quy đổi WHO

WHO khuyến cáo dùng 5g muối ăn/người/ngày tương đương với 02 thìa sữa chua muối/người/ngày. Lượng muối ăn vào phải bao gồm cả nước mắm và xì dầu để chấm.

Do vậy Khi quy đổi 5g muối, Viện Dinh dưỡng quốc gia hướng dẫn 5g muối tương đương 35g xì dầu (7 thìa cà phê); tương đương 8gr bột canh (hơn 1,5 thìa cà phê).

Nếu chấm nước mắm, xì dầu, hay tẩm ướp thực phẩm thì lượng muối giảm xuống 1/2, có nghĩa là chỉ dùng 1 thìa sữa chua muối/người/ngày

Nếu bạn cảm thấy lo lắng cho tình trạng bệnh lý của mình, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website IVIE - Bác sĩ ơi hoặc HOTLINE 19003367 hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi về điện thoại để được hỗ trợ tư vấn một cách chân thành và nhiệt tình nhất. Bạn có thể tham khảo danh sách bác sĩ khám chuyên khoa nội tiêt tốt tại Hà Nội.

Trong thời điểm dịch bệnh khó có thể đến trực tiếp tại các cơ sở khám chữa bệnh? Bạn có thể đặt khám khám trực tuyến bác sĩ nội tiết để được các Bác sĩ tư vấn trực tuyến chuyên khoa Nội tiết sẽ thực hiện khám bệnh qua video call thông qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/09/2021 - Cập nhật 24/09/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Bạn có biết bệnh đái tháo đường có thể sàng lọc và phát...

Căn bệnh mang cái tên không xa lạ trong xã hội của chúng ta: Đái tháo đường. Với nguy cơ mắc bệnh đủ mọi lứa tuổi, không phân biệt một ai. Gây đến cho cơ thể...

01/10/2021

1107 Lượt xem

5 Phút đọc

Thay đổi lối sống điều trị và dự phòng các bệnh mãn tính...

Thay đổi lối sống điều trị và dự phòng các bệnh mãn tính...

Bệnh mãn tính là căn bệnh kéo dài với khoảng thời gian từ 3 tháng đến khoảng hơn 1 năm. Bệnh gây những ảnh hưởng không nhỏ đến vật chất và tinh thần của người...

01/10/2021

940 Lượt xem

6 Phút đọc

Những đặc điểm tổng quan về bệnh lý đái tháo đường, bạn đã...

Những đặc điểm tổng quan về bệnh lý đái tháo đường, bạn đã...

Đái tháo đường- căn bệnh với cái tên không còn xa lại với chúng ta nữa. Bệnh với tỷ lệ mắc khá cao, đối tượng mắc đa dạng, với những triệu chứng và biến chứng...

30/09/2021

1028 Lượt xem

8 Phút đọc

Một số hướng dẫn thực hiện chăm sóc bàn chân đối với người...

Một số hướng dẫn thực hiện chăm sóc bàn chân đối với người...

Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm, diễn biến âm thầm và phố biển trên toàn cầu Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là ...

30/09/2021

968 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG