Nội dung chính
  • 1. Tuyến giáp là gì?
  • 2. Sơ lược về bướu nhân tuyến giáp
  • 3. Chẩn đoán bướu nhân tuyến giáp
  • 4. Sóng cao tần - ứng dụng công nghệ cao trong điều trị bướu nhân tuyến giáp 
Nội dung chính
  • 1. Tuyến giáp là gì?
  • 2. Sơ lược về bướu nhân tuyến giáp
  • 3. Chẩn đoán bướu nhân tuyến giáp
  • 4. Sóng cao tần - ứng dụng công nghệ cao trong điều trị bướu nhân tuyến giáp 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phương pháp điều trị bướu nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần

Bướu nhân tuyến giáp hay còn được gọi là bướu cổ - một bệnh lý tuyến giáp không còn mấy xa lạ với nhiều người. Hầu hết các nhân tuyến giáp không nguy hiểm và ít gây ra triệu chứng. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ các nhân tuyến giáp là nhân ung thư. Các phương pháp điều trị tình trạng này tùy thuộc vào kích thước bướu và bản chất rối loạn tuyến giáp, có thể là thuốc hoặc phẫu thuật. Vậy làm sao để điều trị? Phương pháp điều trị bằng sóng cao tần là gì? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu ngay nhé !
Nội dung chính
  • 1. Tuyến giáp là gì?
  • 2. Sơ lược về bướu nhân tuyến giáp
  • 3. Chẩn đoán bướu nhân tuyến giáp
  • 4. Sóng cao tần - ứng dụng công nghệ cao trong điều trị bướu nhân tuyến giáp 

1. Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một cơ quan nằm ở vùng cổ trước, có vai trò sản xuất hormone, ảnh hưởng đến hầu hết các quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nó có hình dạng như con bướm và gồm có 2 thùy là thùy trái và thùy phải, chúng được nối với nhau bởi eo tuyến giáp.

Đây  là một tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, thực hiện nhiều chức năng quan trọng bằng việc tiết ra các hormon giáp trạng gồm Thyroxine ( hay gọi là T4 vì có 4 phân tử iot trong thành phần), hormon tri-iodo-thyronine (hay gọi là T3). Một số chức năng mà tuyến giáp đảm nhận như:

- Tăng hoạt động tế bào, tăng cường chuyển hóa glucid làm tăng đường huyết và tăng cường chuyển hóa lipid tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.

- Tác động lên hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa.

- Tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu qua tim, tăng hô hấp để cung cấp oxy cho sự chuyện hóa ở các mô cơ quan.

- Tăng cường hoạt động của bộ não và hệ thần kinh.

- Tác dụng trên sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

- Duy trì ổn định lượng canxi trong máu.

Tuyến giáp là gì

2. Sơ lược về bướu nhân tuyến giáp

Bướu nhân tuyến giáp là một dạng tổn thương nằm khu trú trong tuyến giáp, có thể là khối dạng dịch lỏng hoặc đặc quánh. Bướu nhân có thể lành tính hoặc cũng có thể là ác tính, nhưng phần lớn ở dạng lành tính.

Bướu nhân tuyến giáp trong hầu hết các trường hợp thường không có biểu hiện lâm sàng cụ thể, bệnh được phát hiện thông qua khám sức khỏe định kỳ, khám các bệnh lý khác. Khi bướu nhân to lên, người bệnh có thể có các triệu chứng như: Vùng cổ to ra bất thường, bướu thường phát hiện được khi soi gương hoặc người khác nhìn thấy, nuốt khó, thở khó, khản tiếng… 

Ngoài ra, ở những bệnh nhân bướu nhân tuyến giáp thường có những rối loạn chức năng, biểu hiện như: Lo âu, gầy sút cân, run tay, hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ,...

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Chẩn đoán bướu nhân tuyến giáp

Bướu nhân tuyến giáp là bệnh rất phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam với tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn 4-5 lần so với nam giới. Trung bình hàng năm có khoảng 115.000 người được khám và chữa bệnh bướu cổ. Vậy làm thế nào để phát hiện và chẩn đoán bướu cổ đơn thuần? Dưới đây là một số chỉ định cận lâm sàng thường được sử dụng:

- Siêu âm tuyến giáp: Phương pháp này giúp xác định chính xác vị trí và kích thước các nhân giáp, đặc tính và thể tích của bướu.

- Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA): Sử dụng xilanh gắn với kim nhỏ hút các tế bào ở khối bướu, từ đó xét nghiệm để chẩn đoán chắc chắn khối bướu là lành tính hay ác tính.

- Sinh thiết tuyến giáp dưới hướng dẫn của siêu âm: Tương tự như FNA, bác sĩ sẽ chọc hút tế bào từ khối bướu để xét nghiệm lành tính hay ác tính. Do đặc tính khối bướu nhỏ nên dưới hướng dẫn của Siêu âm, quá trình chọc hút sẽ được thực hiện chính xác hơn.

4. Sóng cao tần - ứng dụng công nghệ cao trong điều trị bướu nhân tuyến giáp 

Đốt sóng cao tần điều trị bướu nhân tuyến giáp là phương pháp phá hủy khối u bằng nhiệt, thực chất là do sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số cao, nằm trong khoảng sóng âm thanh. Một điện cực được đặt ở trung tâm khối u và duy trì nhiệt độ phá hủy từ 60 -100°C. Khối u qua một điện cực dạng kim nhận được dòng điện từ máy được truyền vào và sinh nhiệt. Nhiệt do ma sát làm khô mô xung quanh dẫn đến làm mất nước trong tế bào và hoại tử đông khối u.

a. Chỉ định 

Khi nào thì được chỉ định điều trị bướu nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần? Dưới đây là những trường hợp thường gặp trong lâm sàng:

-  Bướu giáp nhân lành tính.

-  Kích thước nhân > 20 mm.

-  Nang với phần đặc từ trên 50%, có triệu chứng lâm sàng, vấn đề thẩm mỹ.

- U có nhân độc tuyến giáp, có thể gây nhiễm độc tuyến giáp.

- Các khối u có triệu chứng: Đau cổ, nuốt nghẹn, cảm giác có khối vùng cổ, khó chịu và ho.

- Khối u gây chèn ép, đè đẩy các cấu trúc xung quanh (khí quản, thực quản…)

- Nhân nóng tuyến giáp gây cường giáp trên lâm sàng.

- Khối hỗn hợp (gồm phần dịch – phần đặc) tái phát sau điều trị bằng cồn tuyệt đối.

b. Chống chỉ định

Phương pháp sử dụng sóng cao tần RFA là phương pháp điều trị tiên tiến được sử dụng đầu tiên tại các nước châu Âu. Hiện nay phương pháp này dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, đây là kỹ thuật mới được áp dụng từ năm 2016 ở một số bệnh viện như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, Bệnh viện Nội tiết TW, Bệnh viện Đại Học Y hà Nội...

Những trường hợp chống chỉ định điều trị bướu nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần:

- Ung thư tuyến giáp

- Chú ý cẩn thận với phụ nữ có thai

- Bệnh nhân bị bệnh tim nặng.

- Bệnh nhân bị liệt dây thanh âm đối bên.

- Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

c. Ưu điểm

Điều trị công nghệ cao bướu nhân tuyến giáp

Tổn thương bướu nhân tuyến giáp chiếm tỷ lệ cao trong dân số, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này chiếm khoảng 50-70% dân số. Và đa phần là tổn thương lành tính, chỉ khoảng 7% là tổn thương ung thư trong đó ung thư thể nhú chiếm đa số. Vậy điểm mạnh của phương pháp điều trị bướu nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần là gì? Cùng IVIE - Bác sĩ ơi theo dõi những thông tin dưới đây nhé!

- Độ an toàn cao: Kỹ thuật đốt sóng cao tần an toàn bởi sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số 300-500HHz, nhiệt độ 50-600 C trong 4-6 phút, tác động trực tiếp lên các tế bào u tuyến giáp, tránh làm tổn thương các mạch máu lớn lân cận.

- Tỷ lệ biến chứng thấp: Do độ xâm lấn tối thiểu nên kỹ thuật RFA khó phạm phải dây thần kinh thanh quản, tuyến cận giáp như mổ truyền thống; người bệnh cũng không bị suy giáp sau mổ.

- Kết quả điều trị rất tốt:Hủy khối bướu mà ko phải hủy những mô lành, bảo tồn tối đa tuyến giáp. Nhân giáp có thể giảm 95% kích thước ở thời điểm theo dõi 04 năm.

- Xâm lấn tối thiểu: gây tê tại chỗ, không sẹo, không nằm viện. Có thể làm lại thì 2 khi cần đối với nhân to.

- Tính thẩm mỹ: Điều trị bướu giáp nhân bằng sóng cao tần là hình thức điều trị không xâm lấn bằng dao kéo, hoàn toàn không để lại sẹo, đảm bảo thẩm mỹ tối đa cho người bệnh.

- Chi phí hợp lý: Sau khi chữa trị bằng RFA, người bệnh không phải mất thời gian ở lại bệnh viện như phương pháp mổ truyền thống mà có thể ra viện ngay trong vòng một đến hai giờ. Rất ít người bệnh phải phải uống bổ sung hormone giáp trạng hoặc tái phát bệnh như khi sử dụng phương pháp phẫu thuật thông thường.

Với những ưu điểm trên, phương pháp điều trị bằng sóng cao tần RFA đang là phương pháp tối ưu nhất cho người bệnh bị bướu giáp nhân, giúp cho người bệnh nhanh chóng điều trị dứt điểm mà không cần lo lắng về biến chứng, tính thẩm mỹ vũng như chi phí phát sinh sau phẫu thuật.

Mặc dù phần lớn các trường hợp lâm sàng bướu nhân tuyến giáp đều lành tính, tuy nhiên không thể chủ quan trường tỉ lệ ung thư nhỏ và những nguy cơ biến chứng. Vì thế để đảm bảo an toàn hãy đến gặp bác sĩ nội tiết ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường để có giải pháp điều trị kịp thời.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/08/2021 - Cập nhật 13/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp?

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp?

Tại sao ngày nay tỷ lệ mắc ung thư lại gia tăng? Có phải do sự thay đổi như béo phì, ô nhiễm môi trường, thức ăn nhiều giàu mỡ, công nghiệp phát triển,... dẫn...

30/09/2021

1540 Lượt xem

4 Phút đọc

Bệnh tuyến giáp và nguy cơ đái tháo đường

Bệnh tuyến giáp và nguy cơ đái tháo đường

Thông thường những người bệnh mắc bệnh lý tuyến giáp như suy giáp, viêm giáp, cường giáp là do nguyên nhân miễn dịch xảy ra tại tuyến giáp do đó ảnh hưởng...

08/09/2021

6863 Lượt xem

4 Phút đọc

5 Địa chỉ chữa bệnh tuyến giáp uy tín trên địa bàn Hồ Chí...

5 Địa chỉ chữa bệnh tuyến giáp uy tín trên địa bàn Hồ Chí...

Tuyến giáp là tuyến nội tiết vô cùng quan trọng của cơ thể, giữ vai trò thiết yếu trong việc chuyển hóa và phát triển. Và một điều đáng báo động, bệnh tuyến...

08/09/2021

29828 Lượt xem

4 Phút đọc

Chữa tuyến giáp khi suy giáp: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách...

Chữa tuyến giáp khi suy giáp: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách...

Suy giáp là một bệnh cảnh xuất hiện do sự thiếu hụt hormon giáp, gây nên những tổn thương ở mô, những rối loạn chuyển hóa làm lượng hormon giáp không đủ cho...

08/09/2021

2582 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG