Nội dung chính
  • 1. Tiến triển và biến chứng của bệnh lý tăng huyết áp
  • 2. Phác đồ điều trị bệnh lý cao huyết áp
Nội dung chính
  • 1. Tiến triển và biến chứng của bệnh lý tăng huyết áp
  • 2. Phác đồ điều trị bệnh lý cao huyết áp
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh lý tăng huyết áp, ngăn ngừa biến chứng tim mạch

Tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính và được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Việc kiểm soát huyết áp không tốt để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tính mạng người bệnh. Vậy làm thế nào để kiểm soát huyết áp? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu về phác đồ điều trị bệnh tăng huyết áp, ngăn ngừa biến chứng tim mạch qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Tiến triển và biến chứng của bệnh lý tăng huyết áp
  • 2. Phác đồ điều trị bệnh lý cao huyết áp

1. Tiến triển và biến chứng của bệnh lý tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp thường có sự tiến triển âm thầm nhưng lại gây nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Đây cũng là căn bệnh mang tính thời sự bởi tỉ lệ mắc trong cộng đồng ngày một gia tăng và độ tuổi mắc bệnh cũng có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Việt Nam là một trong những quốc gia có con số mắc ở mức báo động đỏ với tỉ lệ mắc ~ 47% theo số liệu của Hoàng Văn Minh và cộng sự năm 2019, tức là trung bình cứ 2 người thì có 1 người mắc tăng huyết áp.

Bệnh tăng huyết áp diễn tiến trong nhiều năm và hầu như không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng dẫn tới khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn và có rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể bạn đã biết, tăng huyết áp có thể dẫn tới biến chứng tại nhiều cơ quan và được gọi với thuật ngữ y khoa là ''tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp.''

Suy tim và bệnh mạch vành

Suy tim và bệnh mạch vành

Suy tim và bệnh lý mạch vành là hai biến chứng chính có nguy cơ gây tử vong cao nhất đối với người bệnh tăng huyết áp. Khi áp lực máu gia tăng lên thành động mạch làm cơ tim phải tăng sức co bóp, từ đó làm cho cơ tim dày lên và giãn ra, lâu dần dẫn tới triệu chứng suy tim và biến đổi nội mạc lòng mạch, tăng nguy cơ xuất hiện xơ vữa động mạch. Hậu quả cuối cùng dẫn tới suy tim trái sau đó là suy tim toàn bộ.

Tăng huyết áp là yếu tố thúc đẩy sự hình thành của các mảng xơ vữa và gây nên các bệnh cảnh nặng nề tại các cơ quan khác như mắt, não, thận,...

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Phác đồ điều trị bệnh lý cao huyết áp

Điều trị tăng huyết áp là cả một quá trình lâu dài với sự kết hợp giữa người bệnh và bác sĩ. Bởi đây là bệnh mãn tính, cần duy trì thuốc thường xuyên và đều đặn để giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm.

a. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp

Đối với tăng huyết áp trong quá trình điều trị cần phải đáp ứng được các mục tiêu dưới đây:

- Đưa trị số huyết áp trở về trong giới hạn sinh lý ổn định. Tùy thuộc vào tuổi, giới, yếu tố nguy cơ, bệnh viện và chỉ số huyết áp ban đầu để điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân. Đặc biệt cần phải tôn trọng trị số huyết áp sinh lý của người già.

- Ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm tại các cơ quan đích.

- Hạn chế quá trình xơ vữa ở các mạch máu.

b. Điều trị không dùng thuốc

Dựa vào bảng phân tầng nguy cơ của Hội THA Việt Nam 2015 và Hội Tăng huyết áp Châu Âu 2013 để đưa ra thái độ xử lý khác nhau. Cách phân độ sẽ được các bác sĩ giải thích chi tiết cho bệnh nhân lúc thăm khám.

Thông thường nếu tăng huyết áp mức độ nhẹ và không có các yếu tố nguy cơ thì có thể điều trị bằng cách thay đổi lối sống. Sau đó theo dõi, đánh giá và thực hiện phác đồ điều trị tiếp theo nếu không có hiệu quả. Tuy nhiên việc thay đổi lối sống vẫn cần phải tiếp tục duy trì suất đời, dù có phải dùng thuốc hay không.

Trong chế độ thay đổi lối sống người tăng huyết áp cần quan tâm tới tiết thực và sinh hoạt. Cần phải hạn chế lượng muối đưa vào mỗi ngày. Theo khuyến cáo là dưới 5g NACL mỗi ngày. Song song với đó là hạn chế mỡ, các chất béo động vật, khiêng rượu, thuốc lá, chè đặc. Cần tránh lao động quá mức hoặc cảm xúc lo lắng quá độ. Nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao một cách khoa học. Đôi với người già, thời gian luyện tập tốt nhất là vào buổi chiều thay vì sáng sớm. Bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột vào buổi sáng có thể dẫn đến rất nhiều tác hại cho cơ thể.

Điều trị tăng huyết áp là cả một quá trình lâu dài

Điều trị tăng huyết áp là cả một quá trình lâu dài

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

c. Điều trị dùng thuốc

Đối với việc dùng thuốc cho bệnh nhân tăng huyết áp bắt buộc phải dựa trên chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua thuốc và sử dụng tại nhà. Việc hạ huyết áp một cách đột ngột có thể dẫn tới các cơn đau tim, nhồi máu... và nguy cơ tử vong rất cao. Các thuốc điều trị cao huyết áp có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp dựa theo phân độ tăng huyết áp.

Hiện nay có một số loại thuốc điều trị cao huyết áp đang được sử dụng phổ biến tại nước ta như:

  • Thiazide và dẫn xuất

Đây là thuốc có khả năng ức chế tái hấp thu Na+ và Cl- ở ống lượn xa. Thuốc có tác dụng làm hạ huyết áp nhanh nhưng có tác dụng phụ làm tăng acid uric, tăng đường máu, giảm kali máu, làm tăng LDL cholesterol, giảm HDL cholesterol...nên cần cân nhắc khi sử dụng. Một số tên thuốc điển hình như chlorothiazide, chlorthalidone, metolazone...

Suy tim và bệnh lý mạch vành: có nguy cơ gây tử vong cao nhất đối với người bệnh tăng huyết áp

Suy tim và bệnh lý mạch vành: có nguy cơ gây tử vong cao nhất đối với người bệnh tăng huyết áp

  • Chẹn beta giao cảm

Chẹn beta giao cảm có rất nhiều loại bao gồm tác dụng chọn lọc ở tim hoặc không chọn lọc ở tim. Thuốc có tác dụng: chẹn thụ thể beta giao cảm đối với catecholamine, từ đó làm giảm nhịp tim và cung lượng tim; ngoài ra thuốc gây giảm nồng độ renin máu, tăng giải phóng prostaglandins gây giãn mạch, do đó gây hạ huyết áp.

Thuốc có nhiều tác dụng phụ như làm chậm nhịp tim, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, co thắt phế quản...Cần phải thận trọng khi sử dụng và lưu ý những chống chỉ định của thuốc.

  • Thuốc ức chế men chuyển

Ức chế men chuyển là loại thuốc phổ biến được chỉ định trong tăng huyết áp các giai đoạn, kể cả tăng huyết áp cao và thấp. Thuốc ít tác dụng phụ nhưng cần lưu ý các chống chỉ định. Không sử dụng thuốc ở bệnh nhân tăng huyết áp có hẹp động mạch thận hai bên hoặc chỉ có một bên thận, phụ nữ mang thai. Thuốc có 3 nhóm chính và chỉ định dùng sẽ được các bác sĩ tư vấn để phù hợp với tình trạng bệnh.

d. Điều trị dự phòng

Đối với tăng huyết áp cần áp dùng phác đồ điều trị theo từng các nhân. Vì vậy khi có dấu hiệu tăng huyết áp hoặc vô tình phát hiện chỉ số huyết áp cao trên mức bình thường, bạn cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm.

Thực hiện thay đổi thói quen sinh hoạt: không hút thuốc lá, rượu bia,...

Thực hiện thay đổi thói quen sinh hoạt: không hút thuốc lá, rượu bia,...

Đối với những bệnh nhân chưa từng bị tăng huyết áp nhưng có các yếu tố nguy cơ như bệnh tim mạch, hút thuốc lá, đái tháo đường, béo phì,..cần phải lưu ý đến những vấn đề sinh hoạt hằng ngày. Cần phải thay đổi lối sống khoa học và tích cực hơn như giảm lượng muối, lượng mỡ xấu trong khẩu phần ăn... Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Đặc biệt cần tái khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh

Đối với những bệnh nhân đã bị tăng huyết áp cần phải áp dụng phác đồ điều trị khoa học. Kết hợp giữa thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc đi khám định kỳ cần được nhấn mạnh vì nó có tầm quan trọng cực kỳ lớn trong việc theo dõi bệnh và phát hiện sớm các biến chứng. Cần nhắc sử dụng các loại thuốc phù hợp với kinh tế gia đình vì đây là cuộc chiến lâu dài.

Trên đây là những thông tin và cách điều trị bệnh tăng huyết áp chuẩn y khoa. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về sức khỏe hãy liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi để được các bác sĩ tư vấn miễn phí. Không chỉ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng sức khỏe mà còn giúp bạn kết nối với các bệnh viện uy tín, chất lượng hàng đầu tại nước ta trong vấn đề thăm khám. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng IVIE - Bác sĩ ơi bởi đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và hơn hết chúng tôi được rất nhiều bệnh viện chất lượng cao trong nước tin dùng.

Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/09/2021 - Cập nhật 30/10/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đánh giá tổn thương cơ quan đích của người bị tăng huyết áp

Đánh giá tổn thương cơ quan đích của người bị tăng huyết áp

Bài viết đề cập chi tiết đến một bước cực kì quan trọng của quá trình đánh giá một người bệnh tăng huyết áp, đó là: dựa trên quá trình khám lâm sàng và kết quả ...

12/07/2022

3018 Lượt xem

5 Phút đọc

Chế độ dinh dưỡng an toàn cho người tăng huyết áp: Nên và...

Chế độ dinh dưỡng an toàn cho người tăng huyết áp: Nên và...

Người bị tăng huyết áp nên giảm muối trong chế độ ăn và theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam là dưới 5g NaCl/ ngày. Nhưng làm thế nào để cân đo đong...

28/09/2021

618 Lượt xem

7 Phút đọc

Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh lý tăng huyết áp, ngăn ngừa...

Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh lý tăng huyết áp, ngăn ngừa...

Tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính và được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Việc kiểm soát huyết áp không tốt để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh...

28/09/2021

1505 Lượt xem

7 Phút đọc

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao theo từng mức độ bệnh lý ...

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao theo từng mức độ bệnh lý ...

Huyết áp càng cao thì nguy cơ tổn thương các cơ quan đích càng lớn, tiên lượng bệnh cũng trở nên nặng nề hơn. Trong đó các bệnh lý tim mạch là biến chứng chính ...

28/09/2021

1669 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG