Nội dung chính
  • 1. Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ
  • 2. Trào ngược dạ dày ở trẻ em do đâu?
  • 3. Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nội dung chính
  • 1. Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ
  • 2. Trào ngược dạ dày ở trẻ em do đâu?
  • 3. Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch vị có tính acid trong dạ dày hay thực phẩm, chất lỏng khác đi ngược lại vào thực quản. Trào ngược dạ dày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân gây trào ngược ở trẻ em và cách phòng ngừa tốt nhất nhé.
Nội dung chính
  • 1. Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ
  • 2. Trào ngược dạ dày ở trẻ em do đâu?
  • 3. Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?

1. Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ biểu hiện:

  • Trẻ nôn sữa, ói nhiều qua đường miệng hoặc cả mũi
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc.
  • Trẻ chậm tăng cân, nặng hơn là suy dinh dưỡng, thiếu máu kéo dài.
  • Với những trẻ lớn, trào ngược dạ dày thực quản gây đau phía sau xương ức, kèm ợ nóng khó chịu.
  • Khi có biến chứng đường hô hấp, trẻ có biểu hiện ho, thở khò khè, có khi tím tái. Trẻ có thể phải nhập viện vì viêm phổi hay các cơn ngừng thở, đe dọa tính mạng của con trẻ.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Thực hiện thăm khác bác sĩ chuyên khoa nếu bệnh nặng lên.

Thực hiện thăm khác bác sĩ chuyên khoa nếu bệnh nặng lên.

2. Trào ngược dạ dày ở trẻ em do đâu?

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em được phân thành 2 nhóm nguyên nhân chính: Nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý:

a. Nguyên nhân sinh lý

  • Cơ quan tiêu hóa chưa ổn định: Trẻ nhỏ có hệ thống tiêu hóa và dạ dày chưa hoàn thiện. Đồng thời dạ dày lại nằm gần lồng ngực hơn so với người lớn nên có nguy cơ cao trào ngược dạ dày thực quản.
  • Cơ thắt thực quản chưa phát triển: Cơ thắt thực quản có vai trò đóng – mở để ngăn thức ăn từ dạ dày trào ngược lại thực quản. Ở trẻ nhỏ, cơ thắt hoạt động không hiệu quả dễ khiến thức ăn trào ngược lên.
  • Thức ăn tiêu thụ: Trẻ em thường hấp thu dinh dưỡng thông qua sữa, cháo hay các thực phẩm dạng lỏng. Do đó, các thực phẩm này có thể dễ dàng lọt qua khe hở nhỏ của cơ vòng gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em.
  • Uống sữa ngoài: Trẻ em sử dụng sữa bò sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện trào ngược hơn những trẻ bú sữa mẹ. Nguyên nhân là do sữa bò tiêu hóa chậm nên nằm lại trong dạ dày lâu hơn.
  • Tư thế cho trẻ bú: Thông thường, trẻ được cho bú mẹ ở tư thế nằm ngang, đặc biệt vào ban đêm. Ở tư thế này, dạ dày sẽ nằm ngang và dễ khiến sữa khi xuống đến dạ dày lại trào ngược lên miệng.

Cơ quan tiêu hóa chưa ổn định nên trẻ dễ mắc bệnh.

Cơ quan tiêu hóa chưa ổn định nên trẻ dễ mắc bệnh.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

b. Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý, một số bệnh lý bẩm sinh cũng khiến trẻ mắc phải chứng trào ngược dạ dày như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày mức độ nặng. Các bệnh này làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới, khiến thức ăn bị trào ngược lên thực quản. Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi hay những trẻ bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tim,…

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em từ lúc sinh đến 2 tuổi thường do nguyên nhân sinh lý, đặc biệt với những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Khi đến 12 – 18 tháng tuổi, hầu hết (90%) trẻ sẽ hết triệu chứng. Với những trẻ lớn hơn 2 tuổi xuất hiện trào ngược, nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý đi kèm các dấu hiệu như:

  • Trẻ đau phía sau xương ức kèm ợ nóng
  • Trẻ chậm tăng cân, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng
  • Trẻ ho thường xuyên hoặc hay tái phát, thở khò khè, khó nuốt.
  • Trẻ thường xuyên nôn ói, quấy khóc, biếng ăn,…

Tìm hiểu bệnh lý tiêu hóa khác.

3. Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?

Câu trả lời là CÓ. Nếu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng tiêu hóa: Trẻ bị viêm thực quản ở nhiều mức độ khác nhau, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng. Nghiêm trọng nhất là trẻ có nguy cơ bị barrett thực quản – thực quản bị viêm, đường thực quản hẹp dẫn đến lưu thông thức ăn từ miệng xuống dạ dày gặp nhiều khó khăn.
  • Biến chứng hô hấp: Trẻ trào ngược dạ dày thực quản dễ bị các biến chứng hệ hô hấp như thở khò khè,  ho kéo dài. Điều trị thông thường không làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Khi bị trào ngược, acid dạ dày sẽ trào lên thực quản khiến dây thanh ở cổ họng dày lên, trẻ bị khò khè, khản giọng. Nặng hơn nữa là trào ngược dạ dày liên quan đến tình trạng hen suyễn ở trẻ.
  • Biến chứng răng miệng và tai mũi họng: Trẻ bị trào ngược có thể bị viêm tai, viêm xoang, mòn răng, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng… Lâu dài, bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con trẻ.

Biến chứng làm trẻ chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng.

Biến chứng làm trẻ chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là hiện tượng thường gặp ở những tháng đầu đời của con trẻ. Có đến 2/3 số trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này. Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý thông thường, bệnh còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý khác. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan khi thấy con nhỏ có tình trạng trào ngược dạ dày. Thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn tốt nhất.

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch khám cùng các bác sĩ chuyên khoa, các cơ sở y tế, vui lòng liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/11/2021 - Cập nhật 27/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Vì sao trào ngược dạ dày gây ho? Mẹo chữa ho do trào ngược...

Vì sao trào ngược dạ dày gây ho? Mẹo chữa ho do trào ngược...

Nhiều người bị ho liên tục trong nhiều ngày không rõ nguyên nhân, mặc dù không bị các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, đau họng, viêm thanh quản… Một...

23/11/2021

8740 Lượt xem

6 Phút đọc

Hướng dẫn cẩm nang chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực...

Hướng dẫn cẩm nang chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực...

Trẻ nhỏ thường gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng được các mẹ than phiền như “khò khè cần cổ” hay “đàm nhớt nhiều trong họng khiến...

23/11/2021

896 Lượt xem

4 Phút đọc

Tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Tìm hiểu nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi dịch vị có tính acid trong dạ dày hay thực phẩm, chất lỏng khác đi ngược lại vào thực...

19/11/2021

851 Lượt xem

5 Phút đọc

Mách bạn các biện pháp trị trào ngược dạ dày tại nhà hiệu...

Mách bạn các biện pháp trị trào ngược dạ dày tại nhà hiệu...

“Sống chung” với tình trạng trào ngược dạ dày quả thật không dễ chịu chút nào, đặc biệt khi các triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn....

19/11/2021

689 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG