Nội dung chính
  • 1. Tổng quan về vòng tránh thai nội tiết Mirena
  • 2. Mirena hoạt động như thế nào để tránh thai?
  • 3. Tác dụng phụ của vòng tránh thai nội tiết Mirena
  • 4. Đối tượng nào không nên sử dụng vòng tránh thai nội tiết Mirena
Nội dung chính
  • 1. Tổng quan về vòng tránh thai nội tiết Mirena
  • 2. Mirena hoạt động như thế nào để tránh thai?
  • 3. Tác dụng phụ của vòng tránh thai nội tiết Mirena
  • 4. Đối tượng nào không nên sử dụng vòng tránh thai nội tiết Mirena
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tìm hiểu chi tiết về vòng tránh thai nội tiết Mirena

Tham vấn y khoa:
BSDương Thị Hạnh
Chuyên Khoa Đa Khoa,Chuyên khoa Phụ khoa,Chuyên khoa Ngoại sản,Chuyên khoa Phụ sản
Mirena là một vòng tránh thai hoạt động trong buồng tử cung. Mirena chứa 52 mg một loại hormone gọi là levonorgestrel - một loại progestin, thường được sử dụng trong thuốc tránh thai. Mirena có tác dụng trong vòng 6 năm.
Nội dung chính
  • 1. Tổng quan về vòng tránh thai nội tiết Mirena
  • 2. Mirena hoạt động như thế nào để tránh thai?
  • 3. Tác dụng phụ của vòng tránh thai nội tiết Mirena
  • 4. Đối tượng nào không nên sử dụng vòng tránh thai nội tiết Mirena

1. Tổng quan về vòng tránh thai nội tiết Mirena

Mirena có hình chữ T, kích thuốc nhỏ, làm bằng nhựa mềm, dẻo, chứa một lượng nhỏ hormon, được đặt trong tử cung của bạn bởi một bác sĩ chuyên khoa phụ sản, người có thể tháo bỏ nó bất cứ lúc nào trong trường hợp kế hoạch sinh sản của bạn thay đổi.

Tổng quan về vòng tránh thai nội tiết Mirena

Bạn có thể bị đau, chảy máu hoặc chóng mặt trong và sau khi đặt vòng. Nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm trong vòng 30 phút sau khi đặt, Mirena có thể đã không được đặt đúng cách. Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra lại, để xem liệu Mirena có cần phải tháo bỏ hoặc thay thế hay không.

Nếu đang có nhu cầu đặt mua vòng mirena bạn có thể đặt ship 24h tại đây  hoặc liên hệ 1900 3367 để được hỗ trợ.

2. Mirena hoạt động như thế nào để tránh thai?

Mirena là một vòng tránh thai hoạt động trong buồng tử cung. Mirena chứa 52 mg một loại hormone gọi là levonorgestrel - một loại progestin, thường được sử dụng trong thuốc tránh thai. Mirena có tác dụng trong vòng 6 năm.

Vì Mirena từ từ giải phóng một lượng levonorgestrel thấp liên tục vào tử cung của bạn, nên chỉ một lượng nhỏ hormone đi vào máu của bạn. Khí đó có tác dụng:

  • Làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào tử cung, ức chế sự di chuyển của tinh trùng nên khó tiếp cận trứng và thụ tinh hơn.
  • Làm mỏng niêm mạc tử cung, làm cho trứng ít có khả năng bám vào tử cung

Vòng tránh thai Mirena là một trong những hình thức ngừa thai hiệu quả nhất. Mirena có hiệu quả hơn 99% trong việc ngừa thai lên đến 5 năm. Có nghĩa là dưới 1 lần mang thai trên 100 phụ nữ trong một năm. Mirena không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tổng quan về vòng tránh thai nội tiết Mirena

Mirena là vòng tránh thai giải phóng hormone đầu tiên và duy nhất được FDA chấp thuận để điều trị kinh nguyệt ra nhiều. Mirena được chỉ định để điều trị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung.

3. Tác dụng phụ của vòng tránh thai nội tiết Mirena

Những tác dụng phụ nào bạn gặp phải thực sự phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của bạn với hormone progesterone nhân tạo và điều đó sẽ khác nhau ở mỗi phụ nữ. Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải:

Tác dụng phụ của vòng tránh thai nội tiết Mirena

  • Đau đầu, chóng mặt
  • Mụn trứng cá
  • Căng ngực
  • Chảy máu bất thường, có thể cải thiện sau sáu tháng sử dụng
  • Thay đổi tâm trạng, căng thẳng, dễ xúc cảm
  • Đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu
  • Tăng cân
  • Buồn nôn, nôn 
  • Hiếm khi, việc đặt vòng tránh thai nội tiết Mirena gây thủng tử cung. Nguy cơ thủng có thể cao hơn khi được đưa vào trong thời kỳ hậu sản.
  • U nang buồng trứng hiếm gặp.

4. Đối tượng nào không nên sử dụng vòng tránh thai nội tiết Mirena

Vòng tránh thai nội tiết Mirena không phù hợp với tất cả mọi người. Không sử dụng Mirena nếu bạn:

  • Đang hoặc có thể mang thai. Khác với vòng tránh thai bằng đồng Tcu, Mirena không được dùng làm biện pháp tránh thai khẩn cấp.
  • Ung thư vú hoặc đã từng mắc.
  • Ung thư tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Bệnh u nguyên bào nuôi.
  • Bệnh gan, thận.
  • Các bất thường về tử cung, chẳng hạn như u xơ tử cung to, cản trở việc đặt hoặc giữ Mirena.
  • Nhiễm trùng vùng chậu, viêm nhiễm đường sinh dục.
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Bất kỳ bệnh ung thư nào khác nhạy cảm với progestin, hiện tại hoặc trong quá khứ.
  • Bị dị ứng với levonorgestrel, silicone, polyethylene, silica, bari sulfat hoặc oxit sắt.
  • Trường hợp bạn bị mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đau nửa đầu, có vấn đề về đông máu hoặc bị đột quỵ. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị cho bạn để xem xét việc có được sử dụng vòng tránh thai nội tiết Mirena.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

Đối với phụ nữ Việt Nam vòng tránh thai nội tiết Mirena ít được sử dụng hơn vòng tránh thai bằng đồng Tcu do chi phí cao vài triệu và thời gian tác dụng ngắn hơn 5 năm so với 10 năm của vòng tránh thai bằng đồng. Nhưng không vì thế mà chị em phụ nữ bỏ qua biện pháp tránh thai này. Vòng tránh thai nội tiết Mirena hiệu quả tránh thai rất cao, Ngoài tác dụng tránh thai, Mirena kết hợp điều trị các bệnh như đau bụng kinh, rong kinh, lạc nội mạc tử cung. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/07/2021 - Cập nhật 04/04/2023
5/5 - (21 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bỏ túi những bí kíp tránh thai ngày Tết bạn nên biết

Bỏ túi những bí kíp tránh thai ngày Tết bạn nên biết

Tết Nguyên Đán đang đến gần đây cũng là thời điểm đoàn viên của mọi gia đình. Tránh thai an toàn trong thời điểm này cũng là một chủ đề được nhiều bạn trẻ và...

28/02/2022

1207 Lượt xem

3 Phút đọc

Các phương pháp điều trị ung thư vú

Các phương pháp điều trị ung thư vú

Các phương pháp điều trị ung thư vú nhìn chung vẫn dựa trên nền tảng điều trị ung thư nói chung là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Tuy nhiên có một vài điểm mới...

20/09/2021

835 Lượt xem

4 Phút đọc

Ung thư vú: Triệu chứng và những yếu tố nguy cơ

Ung thư vú: Triệu chứng và những yếu tố nguy cơ

Ở nước ta, ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, đứng thứ 5 về tỉ lệ tử vong trong các loại ung thư thường gặp. Hiện nay, bệnh ung thư vú có dấu ...

20/09/2021

1367 Lượt xem

4 Phút đọc

Những điều bạn nên biết về rụng trứng

Những điều bạn nên biết về rụng trứng

Về cơ bản, thụ thai là trứng đã rụng gặp được tinh trùng ở đúng nơi tốt nhất (thường là 1/3 ngoài của vòi trứng) vào đúng thời điểm. Quá trình rụng trứng đóng...

20/09/2021

6391 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG