Nội dung chính
  • 1. Tổng quan về bướu tuyến giáp
  • 2. Nguyên nhân gây bướu tuyến giáp
  • 3. Điều trị bướu tuyến giáp bằng iod phóng xạ 
  • 4. Lưu ý khi điều trị bằng Iod phóng xạ I-131
Nội dung chính
  • 1. Tổng quan về bướu tuyến giáp
  • 2. Nguyên nhân gây bướu tuyến giáp
  • 3. Điều trị bướu tuyến giáp bằng iod phóng xạ 
  • 4. Lưu ý khi điều trị bằng Iod phóng xạ I-131
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tìm hiểu cách chữa bướu tuyến giáp bằng liệu pháp iod phóng xạ

Cách chữa bướu tuyến giáp - một từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian gần đây. Là một trong những dạng rối loạn tuyến giáp phổ biến nhất, liên quan đến tình trạng phì đại bất thường của tuyến giáp - bướu tuyến giáp không còn là căn bệnh xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên phương pháp điều trị bướu giáp bằng iod phóng xạ có vẻ còn lạ lẫm với phần lớn chúng ta.
Nội dung chính
  • 1. Tổng quan về bướu tuyến giáp
  • 2. Nguyên nhân gây bướu tuyến giáp
  • 3. Điều trị bướu tuyến giáp bằng iod phóng xạ 
  • 4. Lưu ý khi điều trị bằng Iod phóng xạ I-131

1. Tổng quan về bướu tuyến giáp

Bướu giáp bình giáp được định nghĩa là sự phì đại của tuyến giáp gây ra do mô tuyến giáp tăng sinh đồng nhất (bướu giáp lan tỏa) hay khu trú (bướu giáp nhân) và không liên quan đến cường giáp hay suy giáp rõ.

Vậy căn bệnh này biểu hiện những triệu chứng nào? Không phải tất cả những người bị bướu cổ điều có các triệu chứng bệnh. Những triệu chứng bướu giáp phổ biến có thể kể đến như sau:

- Sưng ở dưới cổ, có thể thấy rõ khi bạn trang điểm hoặc cạo râu.

- Cảm giác siết chặt trong cổ họng.

- Ho.

- Khàn tiếng.

- Khó nuốt.

- Khó thở.

Bướu tuyến giáp

2. Nguyên nhân gây bướu tuyến giáp

Một số nguyên nhân điển hình gây ra bướu tuyến giáp như:

- Thiếu hụt iod.

- Tiền sử mắc các bệnh tuyến giáp: Bệnh Graves, bệnh Hashimoto, bướu tuyến giáp nhiều nhân, các nốt tuyến giáp đơn lẻ, viêm giáp, ung thư tuyến giáp,...

- Mức hormone thấp.

- Phụ nữ dễ bị rối loạn tuyến giáp hơn nên họ cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh bướu cổ hơn, nhất là phụ nữ mang thai và mãn kinh.

- Tuổi tác là một trong những yếu tố tác động đến nguy cơ gây bướu giáp. Bệnh phổ biến hơn ở người trên 40 tuổi.

- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình có bệnh tự miễn làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.

- Một số phương pháp điều trị y tế, bao gồm thuốc tim amiodarone (Cordarone, Pacerone, những thuốc khác) và thuốc trị tâm thần (Lithobid, những thuốc khác) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.

- Những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với chất phóng xạ hay tia bức xạ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Điều trị bướu tuyến giáp bằng iod phóng xạ 

Iod là nguyên liệu thiết yếu để tổng hợp hormon tuyến giáp, là “vũ khí” quan trọng trong cách chữa bướu tuyến giáp được dùng phổ biến ngày nay. Mỗi ngày một người bình thường cần được cung cấp từ 150 – 300μg Iod. Trên lâm sàng có hai loại iod phóng xạ:

- I-123: Vô hại với tế bào tuyến giáp, thường dùng để chẩn đoán.

- I-131: Có thể phá hủy tế bào tuyến giáp, được sử dụng cho cả chẩn đoán và điều trị.

Điều trị bướu giáp

Hiện nay, điều trị bằng iod phóng xạ đang là cách  chữa bướu tuyến giáp đang được nhiều bác sĩ và cơ sở y tế áp dụng. Trong một số trường hợp, iốt phóng xạ được sử dụng để điều trị tuyến giáp hoạt động quá mức. Iốt phóng xạ được uống và theo máu đến tuyến giáp, phá hủy các tế bào tuyến giáp. Phương pháp này có thể giúp giảm kích thước của bướu cổ, nhưng cũng có thể khiến tuyến giáp hoạt động kém.

4. Lưu ý khi điều trị bằng Iod phóng xạ I-131

Khi được điều trị bằng I-131 bệnh nhân cần lưu ý:

- Cố gắng tránh tiếp xúc tia xạ với người khác nhất là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Việc tăng khoảng cách tiếp xúc có thể làm giảm lượng tia xạ phơi nhiễm đáng kể.

- Bệnh nhân nên nghỉ làm, tránh xuất hiện nơi công cộng, không nên sử dụng phương tiện công cộng để di chuyển.

Lưu ý khi điều trị bướu giáp bằng Iod phóng xạ I-131

- Nếu bệnh nhân di chuyển bằng máy bay sau khi uống I-131 nên mang theo một số thông báo của bác sĩ vì hệ thống cảnh báo phóng xạ ở các sân bay có thể phát hiện tia xạ.

- Nếu điều trị với liều iod phóng xạ cao cần phải ở phòng cách ly 3-7 ngày và chỉ có thể về nhà khi đã được đánh giá an toàn.

- Đối với phụ nữ mang thai không được sử dụng iod phóng xạ dù là I-131 hay I-123 để chẩn đoán hay điều trị.

- Phụ nữ muốn có con phải đợi ít nhất 6-12 tháng sau điều trị I-131, vì buồng trứng cũng có nguy cơ tiếp xúc với phóng xạ.

- Điều trị bướu tuyến giáp bằng iod phóng xạ có thể gây mãn kinh sớm vì thế bác sĩ cần giải thích và thông báo rõ cho bệnh nhân.

- Các bệnh nhân nam được điều trị Iode phóng xạ có thể bị giảm số lượng tinh trùng và bị vô sinh tạm thời trong khoảng 2 năm. Vì thế các bệnh nhân phải điều trị Iode phóng xạ nhiều đợt (ví dụ ung thư tuyến giáp) thì nên gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng.

- Xả toa lét 2 – 3 lần sau khi đi đại, tiểu tiện.

-Bổ sung đủ lượng iod cũng là một cách chữa bướu tuyến giáp hiệu quả, cần chú ý bổ sung lượng iod phù hợp bằng cách dùng muối iod hoặc ăn hải sản, rong biển ít nhất 2 lần/tuần. 

- Một người bình thường cần 150mcg iốt mỗi ngày. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai sẽ dùng một lượng khác, vì thế cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thông tin chi tiết.

- Tránh dùng quá nhiều iod. Việc tiêu thụ quá nhiều iod cũng có thể dẫn đến bướu cổ.

Cách chữa bướu tuyến giáp cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh vì thế hãy đến cơ sở gần nhất để được khám và chữa bệnh ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/08/2021 - Cập nhật 13/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tìm hiểu cách chữa bướu tuyến giáp bằng liệu pháp iod phóng ...

Tìm hiểu cách chữa bướu tuyến giáp bằng liệu pháp iod phóng ...

Cách chữa bướu tuyến giáp - một từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian gần đây. Là một trong những dạng rối loạn tuyến giáp phổ biến nhất, liên quan...

27/08/2021

1317 Lượt xem

4 Phút đọc

Bệnh bướu cổ kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bướu...

Bệnh bướu cổ kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bướu...

Bệnh bướu cổ (hay còn gọi là bướu giáp) là bệnh lý ngày càng nhiều người mắc phải. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, thì việc xây dựng một chế độ dinh...

27/08/2021

69646 Lượt xem

9 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG