Nội dung chính
  • 1. Viêm đa khớp là gì?
  • 2. Nguyên tắc điều trị viêm đa khớp
  • 3. Các phương pháp điều trị bệnh viêm đa khớp
  • 4. Một số biện pháp giảm đau do viêm đa khớp hiệu quả
Nội dung chính
  • 1. Viêm đa khớp là gì?
  • 2. Nguyên tắc điều trị viêm đa khớp
  • 3. Các phương pháp điều trị bệnh viêm đa khớp
  • 4. Một số biện pháp giảm đau do viêm đa khớp hiệu quả
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

4 phương pháp điều trị viêm đa khớp

Viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng một hay nhiều khớp bị sưng đau, cứng khớp, hạn chế vận động và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Hiện nay, việc điều trị viêm đa khớp chủ yếu là dùng thuốc và kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
Nội dung chính
  • 1. Viêm đa khớp là gì?
  • 2. Nguyên tắc điều trị viêm đa khớp
  • 3. Các phương pháp điều trị bệnh viêm đa khớp
  • 4. Một số biện pháp giảm đau do viêm đa khớp hiệu quả

1. Viêm đa khớp là gì?

Viêm đa khớp là một bệnh lý phổ biến trong các bệnh về xương khớp, là tình trạng viêm ảnh hưởng đến nhiều khớp (trên 4 khớp) gây đau, cứng, sưng và khiến khớp khó cử động.

2. Nguyên tắc điều trị viêm đa khớp

  • Viêm đa khớp (viêm khớp dạng thấp) là bệnh lý mãn tính, kéo dài hàng chục năm. Do đó, người bệnh cần phải điều trị kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.
  • Việc điều trị bệnh phải kết hợp chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ, giữa các biện pháp nội khoa, trị liệu phục hồi chức năng và ngoại khoa.
  • Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn: nội trú, ngoại trú và điều dưỡng.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ các diễn biến của bệnh và những biến chứng có thể xảy ra.

Viêm đa khớp nếu được thăm khám sớm, điều trị đúng cách có thể cải thiện đáng kể. Đồng thời giúp người bệnh ngăn ngừa hình thành tổn thương khác tại khớp, hạn chế các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.

Viêm đa khớp (viêm khớp dạng thấp) là bệnh lý mãn tính, kéo dài hàng chục năm.

Viêm đa khớp (viêm khớp dạng thấp) là bệnh lý mãn tính, kéo dài hàng chục năm.

3. Các phương pháp điều trị bệnh viêm đa khớp

a. Điều trị nội khoa

Một số loại thuốc có thể giảm đau, giảm viêm khớp và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn như:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc có tác dụng giảm đau, không kháng viêm như Paracetamol,…
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID): Nhóm thuốc chứa Ibuprofen, Naproxen và Diclofenac,…
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARD): Điều trị viêm khớp dạng thấp như Metrotrexate,…
  • Thuốc sinh học: Thuốc có tác dụng điều chỉnh hệ thống miễn dịch để giảm viêm.
  • Corticosteroid: Các thuốc giúp kiểm soát tình trạng giảm viêm, giảm đau nhưng chỉ nên dùng trong thời gian ngắn. Nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Thuốc ức chế TNF: Trị đau do viêm khớp dạng thấp hay bệnh Still.
  • Thực phẩm bổ sung làm chắc sụn được các bác sĩ tư vấn.

Một số loại thuốc có thể giảm đau, giảm viêm khớp và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Một số loại thuốc có thể giảm đau, giảm viêm khớp và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

b. Điều trị ngoại khoa

  • Bóc bỏ màng hoạt dịch
  • Phẫu thuật chỉnh hình khi có biến dạng đứt dây chằng, trật khớp

Những trường hợp bệnh tiến triển nặng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật tồn tại nhiều rủi ro, vì vậy cả bác sĩ lẫn người bệnh đều cần cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ nên áp dụng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

c. Điều trị bằng vật lý và phục hồi chức năng

- Điều trị chống viêm giảm đau bằng nhiệt trị liệu

Liệu pháp nóng được đánh giá là có hiệu quả giảm đau tốt cho bệnh nhân viêm đa khớp. Liệu pháp nóng (nhiệt) đơn giản nhất là ngâm mình vào nước ấm mỗi buổi sáng, sử dụng chăn điện, chườm túi nhiệt buổi tối. Điều này sẽ giúp các mạch máu giãn, lưu thông máu tốt, giảm tình trạng cứng khớp và giúp các khớp thư giãn.

  • Tắm ngâm: Tắm nước nóng toàn thân, nước muối, nước lưu huỳnh, nước khoáng thiên nhiên,…
  • Sóng ngắn: Dùng liều ấm với những khớp trung bình và lớn, hoặc các khớp sâu như cổ tay, khuỷu tay, cổ, chân, gối, háng…
  • Siêu âm: Điều trị tại chỗ đau có tác dụng giảm đau, chống thoái hóa do tác dụng cơ học, nhiệt và hóa học. Có thể dùng siêu âm để dẫn thuốc nư thuốc mỡ chống viêm, chế phẩm Omega3…
  • Hồng ngoại
  • Tử ngoại

- Vận động phục hồi chức năng khớp

Khi viêm cấp: Khớp sưng đau nặng cần bất động khớp để hạn chế viêm. 

  • Khớp gối và khớp cổ chân đau có thể được bó cố định bằng băng thun, người bệnh có thể đi lại được do cử động khớp hông và khớp cột sống thắt lưng để bù trừ thay thế. 
  • Khớp cổ tay cố định và người bệnh có thể sử dụng khớp khuỷu, vai, bàn, ngón tay. 
  • Khớp hông, khớp vai bất động tương đối, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng khớp gối, khuỷu, cổ chân, cổ tay, bàn chân, bàn tay.

- Khi đợt viêm giảm: Người bệnh chỉ cần giữ tư thế tốt trong các hoạt động sinh hoạt như nằm, ngồi, đi, đứng:

  • Khi nằm: Cần để gối thấp, lưng nằm phẳng. Không nên dùng gối kê dưới khoeo chân để tránh biến chứng gấp và cứng khớp gối. Người bệnh cần nằm sấp ít nhất 2 lần, mỗi lần ít nhất 15 phút trong ngày. Để 2 bàn chân ra mép giường, 2 cánh tay duỗi thẳng về phía đầu.
  • Khi ngồi: Nên ngồi ở mặt ghế cứng, lưng tựa thẳng, 2 bàn chân sát mặt nền, hông và vai tựa thành ghế.
  • Khi đứng: Đứng dáng vươn lên và đầu thẳng, giữa thẳng khớp hông và khớp gối, lực phân bố đều trên 2 chân
  • Khi đi: Bước đi nhẹ nhàng, dứt khoát, không kéo lê bàn chân, không đi với 2 chân nghiêng kéo rê trên mặt nền. Dáng đi chậm rãi, hai tay đung đưa bên thân mình. Không đi với khớp hông và gối cong gập.

d. Chữa viêm đa khớp bằng đông Y

Y học cổ truyền cũng có nhiều bài thuốc hay trong việc giảm đau và giảm viêm khi viêm đa khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần phải thận trọng khi áp dụng các bài thuốc dân gian tại nhà. Đặc biệt, không được tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ hay các thầy thuốc đông y để tránh các hậu quả khôn lường.

Theo y học cổ truyền,viêm khớp thuộc chứng Ty, do nguyên nhân ngoại cảm hoặc nội thương mà thành.

  • Ngoại cảm: Các yếu tố phong, hàn, thấp xâm nhập vào cơ thể, ứ đọng tại các cơ khớp xương, gây tắc nghẽn sự lưu thông khí huyết.
  • Nội thương: Do thiên tiên bất túc, tức nguyên nhân di truyền, bẩm sinh mà thành.

Điều trị trong y học cổ truyền đi theo hướng bảo tồn, tác động sâu và loại bỏ các căn nguyên nhằm hoạt huyết, hành khí, trừ tà, dưỡng gan, bổ thận, tiêu độc, ngăn tái phát.

4. Một số biện pháp giảm đau do viêm đa khớp hiệu quả

Các biện pháp hỗ trợ giảm đau, giảm viêm do viêm đa khớp được nhiều bệnh nhân áp dụng hiện nay như:

a. Duy trì mức trọng lượng lý tưởng

Thừa cân, béo phì sẽ là nguyên nhân chính khiến các cơn đau viêm đa khớp trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân là do các khớp phải chịu một áp lực lớn do trọng lượng cơ thể đè lên. Người bệnh viêm đa khớp sẽ cảm thấy không thoải mái ở đầu gối, hông và bàn chân khi vận động. Vì vậy, người bệnh cần giảm cân để cải thiện khả năng vận động, giảm đau và giảm các nguy cơ tổn thương khớp.

b. Luyện tập thể dục, thể thao

Các bài tập thể dục, thể thao đều đặn, nhẹ nhàng và phù hợp giúp duy trì sự linh hoạt của cơ thể và các khớp. Bệnh nhân điều trị viêm đa khớp cần chọn các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, kéo giãn cơ, tập thể dục. Không nên áp dụng các bài tập cường độ mạnh như chạy nhanh, đạp xe đạp,… vì có thể gây tổn thương đến khớp.

c. Thiền

Áp lực cũng là một trong các nhân tố gây viêm, sưng, đau các khớp. Thiền và thư giãn có thể làm giảm stress, nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và hỗ trợ điều trị các cơn đau.

Thiền và thư giãn có thể làm giảm stress.

Thiền và thư giãn có thể làm giảm stress.

d. Bổ sung acid béo trong bữa ăn

Acid béo Omega 3 có tác dụng kháng viêm, tốt cho bệnh nhân điều trị viêm đa khớp.  Omega 3 giảm tình trạng cứng khớp và đau khớp. Hoặc người bệnh cũng có thể bổ sung thêm acid gamma-linolenic (GLA)…

Trên đây là một số những thông tin trong việc điều trị bệnh lý viêm đa khớp. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh nên chủ động tới các cơ sở y tế hoặc gặp các bác sĩ xương khớp để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp nhất. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất. Để đặt lịch khám và tư vấn khám bệnh ở CSYT vui lòng liên hệ:

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/10/2021 - Cập nhật 24/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý viêm đa khớp

Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý viêm đa khớp

Viêm đa khớp (viêm khớp dạng thấp) thường biểu hiện với các triệu chứng sưng, đau, nóng ở các khớp. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp, các khớp ...

20/10/2021

696 Lượt xem

5 Phút đọc

Nhận biết triệu chứng bệnh viêm đa khớp

Nhận biết triệu chứng bệnh viêm đa khớp

Viêm đa khớp (viêm khớp dạng thấp) là bệnh lý khớp tự miễn mạn tính và ngày càng phổ biến ở nước ta. Bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, ở độ tuổi...

20/10/2021

890 Lượt xem

5 Phút đọc

4 phương pháp điều trị viêm đa khớp

4 phương pháp điều trị viêm đa khớp

Viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng một hay nhiều khớp bị sưng đau, cứng khớp, hạn chế vận động và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Hiện nay, việc...

19/10/2021

678 Lượt xem

6 Phút đọc

Nguyên nhân gây viêm đa khớp ở phụ nữ là gì?

Nguyên nhân gây viêm đa khớp ở phụ nữ là gì?

Ở Việt Nam, cứ 100 người bị bệnh về xương khớp sẽ có tới 20 người bị viêm đa khớp. Bệnh lý viêm đa khớp là một trong những bệnh cơ xương khớp phổ biến, ảnh...

19/10/2021

794 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG