Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa khớp gối là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
  • 2. Điều trị thoái hóa khớp gối
  • 3. Chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối
Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa khớp gối là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
  • 2. Điều trị thoái hóa khớp gối
  • 3. Chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tìm hiểu phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật vận động và là gánh nặng kinh tế lớn. Hiện nay, cùng với sự phát triển của y học, bệnh thoái hóa khớp gối đã có thể dễ dàng chẩn đoán. Đồng thời, các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối cũng đạt được nhiều kết quả cao. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về chẩn đoán và điều trị bệnh thoái hóa khớp trong bài viết này.
Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa khớp gối là bệnh lý như thế nào?
  • 2. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
  • 2. Điều trị thoái hóa khớp gối
  • 3. Chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối

1. Thoái hóa khớp gối là bệnh lý như thế nào?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.

Thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi do lối sống thụ động, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không khoa học. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây tàn phế suốt đời khi không thể đi lại được.

2. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Việc thăm khám và chẩn đoán thoái hóa khớp được thực hiện theo hai phương pháp:

a. Chẩn đoán thông qua triệu chứng

  • Đau khớp gối: Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể chỉ gặp các triệu chứng đau âm ỉ, thỉnh thoảng mới bị. Dần dần, cơn đau trở nên nặng hơn và xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Đặc biệt, cơn đau thường nặng thêm khi thời tiết lạnh giá, áp suất không khí giảm. Lúc này người bệnh chỉ cần cử động nhỏ thôi cũng khiến người bệnh đau khớp gối cả ngày.
  • Cứng khớp gối: Cứng khớp là tình trạng thường xảy ra vào buổi sáng sớm, kéo dài khoảng 30 phút. Nếu tình trạng bệnh nặng thêm, tình trạng cứng khớp cũng sẽ kéo dài.
  • Đầu gối có thể bị biến dạng, có gai xương, lệch trục hay thoát vị màng hoạt dịch.
  • Cử động khớp có tiếng lục khục.
  • Tràn dịch khớp gối.

b. Chẩn đoán hình ảnh

Thoái hóa khớp gối- căn bệnh nguy hiểm phát triển âm thầm

Thoái hóa khớp gối

Bên cạnh việc thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác. Một số cận lâm sàng về chẩn đoán hình ảnh như:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang giúp phát hiện dấu hiệu hẹp khe khớp, mọc gai ở thân xương và xương bánh chè, tăng độ đậm xương ở dưới sụn, hiện tượng vôi hóa ở gân khoeo sau.
  • Siêu âm khớp: Phát hiện tổn thương tràn dịch khớp, hẹp khe khớp, gai xương, hay giúp bác sĩ đánh giá độ dày sụn khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: MRI giúp quan sát hình ảnh khớp trong không gian 3 chiều, phát hiện tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
  • Nội soi khớp: Nội soi giúp quan sát trực tiếp và đánh giá mức độ tổn thương của thoái hóa sụn khớp, chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý xương khớp khác.
  • Xét nghiệm: Các xét nghiệm như xét nghiệm máu, sinh hóa, dịch khớp nhằm kiểm tra bạch cầu, độ nhớt…

2. Điều trị thoái hóa khớp gối

Sau khi được chẩn đoán thoái hóa khớp gối, tùy theo giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải từ bỏ những thói quen khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn như hút thuốc lá, rượu bia, tập thể thao quá sức… Xây dựng lối sống và chế độ dinh dưỡng khoa học cho sức khỏe xương khớp.

Mục tiêu của quá trình điều trị thoái hóa khớp gối là giảm đau và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Hiện nay có các phương pháp điều trị sau:

a. Điều trị không dùng thuốc

  • Giảm cân nếu thừa cân: Những người bị thừa cân, béo phì cần giảm cân để làm giảm áp lực ở đầu gối do cơ thể nặng nề gây nên.
  • Tập các bài tập chống thoái hóa khớp: Bác sĩ khám cơ xương khớp sẽ cho lời khuyên về các bài tập giúp tăng cường cơ bắp xung quanh đầu gối, làm linh hoạt khớp gối và chuyển động khớp trơn tru hơn.

Thực hiện điều trị không dùng thuốc

Thực hiện điều trị không dùng thuốc.

  • Vật lý trị liệu giảm đau: Có hai phương pháp vật lý trị liệu là chủ động và thụ động. Phương pháp thụ động thì bác sĩ là người thực hiện còn phương pháp chủ động là người bệnh tự thực hiện tại nhà.
  • Sửa tư thế người cho đúng: Những người đang điều trị thoái hóa khớp gối cần tránh ngồi xổm, ngồi bó chân, hạn chế leo cầu thang để không gây áp lực lên đầu gối.

b. Điều trị dùng thuốc

  • Thuốc chống viêm giảm đau: Thuốc Acetaminophen (Tydoll) là loại thuốc được dùng cho trường hợp điều trị thoái hóa khớp gối từ nhẹ đến trung bình
  • Thuốc chống viêm không steroid: Nếu Acetaminophen không làm giảm đau thì người bệnh có thể dùng thuốc Naproxen (Aleve) hoặc Ibuprofen (Motrin) để điều trị
  • Thuốc bôi ngoài da: Một số loại thuốc bôi ngoài da tại khớp gối có tác dụng giảm đau nhanh hiệu quả.
  • Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamine, Chondroitin, Diacerein giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp và làm chậm tiến triển bệnh.
  • Thuốc tiêm vào khớp: Corticosteroid, Acid Hyaluronic giúp bôi trơn, giảm sưng đau và cứng ở khớp gối.
  • Đắp thuốc: Các nguyên liệu tự nhiên như lá ngải cứu, lá lốt, lá xương sông,… băm nhuyễn rồi đắp lên đầu gối, ngày thay thuốc 1 lần.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc có thể giúp giảm đau nhưng lại có nhiều tác dụng phụ: buồn nôn, chóng mặt, tổn thương dạ dày, gan, thận… Vì vậy, người bệnh cần tuân theo chỉ định bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hay sử dụng bừa bãi, tránh các biến chứng nguy hiểm.

c. Phương pháp phẫu thuật

Khi các phương pháp điều trị không can thiệp không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Những phương pháp phẫu thuật phổ biến để điều trị thoái hóa khớp đầu gối là:

  • Nội soi khớp: Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết mổ nhỏ, sau đó dùng máy nội soi khớp và các dụng cụ nhỏ để loại bỏ sụn hư hỏng, sửa chữa dây chằng lỏng lẻo, làm sạch bề mặt xương. Phương pháp này thường áp dụng cho bệnh nhân dưới 55 tuổi.
  • Phẫu thuật cắt xương: Đây là thủ thuật nhỏ nhằm mục đích thay đổi hình dạng của xương, làm cho khớp gối có sự liên kết chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không điều trị thoái hóa khớp gối triệt để được. Người bệnh có thể phải thực hiện các cuộc phẫu thuật khác sau này.
  • Phẫu thuật thay khớp hoặc tạo hình khớp: Phương pháp này được bác sĩ tiến hành nhằm thay thế bằng các bộ phận nhân tạo làm từ kim loại hoặc nhựa. Tùy mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định thay một hoặc cả hai bên đầu gối. Phương pháp phẫu thuật thay khớp thường dành cho những người trên 50 tuổi thoái hóa khớp nặng. Hầu hết các trường hợp khớp nối mới có tuổi thọ trên 20 năm.

3. Chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối

Chế độ chăm sóc tốt giúp người bệnh thoái hóa khớp gối giảm các triệu chứng đau, sưng vùng gối. Nếu bạn có người thân bị thoái hóa khớp gối, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Chườm đá: giúp giảm đau, giảm sưng vùng gối.
  • Giúp người bệnh nghỉ ngơi, đặc biệt sau khi tập thể dục, đi bộ đường dài. Nếu cần, bạn nên giúp đỡ họ trong việc đi lại, hướng dẫn sử dụng nạng, khung tập đi…
  • Loại trừ các nguy cơ té ngã bằng cách lắp thêm tay vịn hành lang, loại bỏ các chướng ngại vật trên lối đi,…
  • Kiểm soát các cơn đau không dùng thuốc bằng cách trò chuyện với người bệnh, đánh lạc hướng bằng âm nhạc, tivi…
  • Bổ sung vào chế độ ăn uống các thực phẩm dinh dưỡng tốt cho cơ xương khớp như: rau xanh, trái cây, các loại cá,…

Bổ sung vào chế độ ăn uống các thực phẩm dinh dưỡng tốt.

Bổ sung vào chế độ ăn uống các thực phẩm dinh dưỡng tốt.

Trên đây là những thông tin về chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối. Khi có những triệu chứng trên hoặc có nghi ngờ mắc bệnh thoái hóa khớp gối, bạn nên thực hiện thăm khám cơ xương khớp tại các cơ sở y tế uy tín hàng đầu để bác sĩ có thể xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phương hướng điều trị tốt nhất. Mọi thông tin cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi qua tổng đài đặt khám: 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 11/10/2021 - Cập nhật 03/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bị thoái hóa khớp gối cần được chẩn đoán và điều...

26/10/2021

539 Lượt xem

7 Phút đọc

Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp và các triệu chứng bệnh

Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp và các triệu chứng bệnh

Thoái hóa khớp là “nỗi ám ảnh” của không ít người bởi những cơn đau khó chịu, những biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, teo cơ, tràn dịch ổ khớp, thậm chí ...

25/10/2021

508 Lượt xem

6 Phút đọc

Bệnh thoái hóa khớp là gì? Những vị trí dễ gây thoái hóa...

Bệnh thoái hóa khớp là gì? Những vị trí dễ gây thoái hóa...

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của hàng triệu người trên thế giới. Nếu tình trạng này không...

25/10/2021

527 Lượt xem

5 Phút đọc

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp

Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp. Thoái hóa là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, các tế bào, ...

25/10/2021

3562 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG