Nội dung chính
  • 1. Tổng quan bệnh lý
  • 2. Nguyên nhân – yếu tố nguy cơ
  • 3. Đặc điểm lâm sàng
  • 4. Các thể của vẩy nến
  • 5. Tiến triển của bệnh vảy nến
  • 6. Điều trị bệnh vẩy nến
  • 7. Vẩy nến có lây không?
  • 8. Vẩy nến khó điều trị
Nội dung chính
  • 1. Tổng quan bệnh lý
  • 2. Nguyên nhân – yếu tố nguy cơ
  • 3. Đặc điểm lâm sàng
  • 4. Các thể của vẩy nến
  • 5. Tiến triển của bệnh vảy nến
  • 6. Điều trị bệnh vẩy nến
  • 7. Vẩy nến có lây không?
  • 8. Vẩy nến khó điều trị
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tìm hiểu bệnh vẩy nến - Bệnh lý lành tính nhưng khó điều trị

Ngày 29/10 được xem là ngày vẩy nến thế giới do Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội vẩy nến (IFPA) sáng lập và Tổ chức y tế thế giới công nhận. Ở Việt Nam, vẩy nến cũng là một căn bệnh ngoài da rất phổ biến. Tuy nhiên không nhiều người hiểu rõ về vảy nến. ISOFHCARE sẽ giúp bạn tìm hiểu bệnh vẩy nến – căn bệnh lành tính nhưng khó điều trị.
Nội dung chính
  • 1. Tổng quan bệnh lý
  • 2. Nguyên nhân – yếu tố nguy cơ
  • 3. Đặc điểm lâm sàng
  • 4. Các thể của vẩy nến
  • 5. Tiến triển của bệnh vảy nến
  • 6. Điều trị bệnh vẩy nến
  • 7. Vẩy nến có lây không?
  • 8. Vẩy nến khó điều trị

1. Tổng quan bệnh lý

Vẩy nến là một trong những bệnh lý ngoài da mãn tính. Bệnh được biểu hiện bởi nhiều đợt bùng phát, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh. vẩy nến gặp ở mọi lứa tuổi và mọi chủng tộc.

Toàn thế giới có khoảng 2% người mắc bệnh vẩy nến. Bệnh có thể khởi phát sớm từ 20 – 30 tuổi hoặc khởi phát muộn từ 50 – 60 tuổi và thường gặp ở người trưởng thành.  Trong số người mắc bệnh vẩy nến, có khoảng 25% khởi phát trước 40 tuổi và 35 – 50% khởi phát trước 20 tuổi. Độ tuổi khởi phát của nữ sớm hơn nam.

So với chàm cơ địa, da vẩy nến khó điều trị và tổn thương của nó cũng lâu hồi phục hơn. Chính vì vậy, vẩy nến ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Phần lớn người bệnh sẽ cảm thấy tự ti nên sẽ hạn chế tiếp xúc với người xung quanh. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống về cả tài chính, tâm lý cũng như vẻ bề ngoài của bệnh nhân.

Tổn thương cơ bản của vẩy nến là các dát đỏ có vảy trắng như nến ở da, bệnh còn gây tổn thương ở móng và khớp. Vẩy nến thể nhẹ có tổn thương chỉ tồn tại ở da, không có ở móng và bệnh lý hệ thống, chiếm 2/3 trường hợp. Vẩy nến thể nặng chiếm 1/3 trường hợp và hầu hết có bệnh lý hệ thống hoặc tổn thương móng kèm theo.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

2. Nguyên nhân – yếu tố nguy cơ

Theo nhiều nghiên cứu, vẩy nến không do một nguyên nhân cụ thể nào gây ra. Bệnh xảy ra do sự tác động của nhiều yếu tố, bao gồm những yếu tố về gen chịu tác động của yếu tố môi trường và kết hợp với sự rối loạn đáp ứng miễn dịch.

Ở bệnh vẩy nến, người ta nhận thấy có sự tham gia của hầu hết tất cả các tế bào miễn dịch, đặc biệt liên quan trực tiếp tới tế bào lympho T. Sự tương tác giữa các tế bào miễn dịch tác động vào tế bào keratinocyte, làm rối loạn quá trình keratin hóa. Do đó vảy liên tục hình thành trên da.

Về gen di truyền, người ta nhận thấy rằng nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì tỉ lệ con sinh ra mắc bệnh chiếm 31 %. Ở bố hoặc mẹ mắc vẩy nến di truyền sang con khoảng 8 – 14 %. Nguy cơ mắc vẩy nến cao gấp 2 – 3 lần ở trẻ sinh đôi cùng trứng hoặc khác trứng. Gen HLA – Cw6 liên quan đến tuổi khởi phát sớm. Gen HLA -  Bs7 liên quan vẩy nến khớp.

Môi trường tác động không nhỏ đến bệnh lý vẩy nến. Những vị trí hay bị chấn thương do ma sát, cào gãi dễ gặp phải tổn thương vẩy nến hơn là các vị trí khác. Thường sau khoảng 2 đến 6 tuần tổn thương mới sẽ xuất hiện trên những vị trí cũ. Da bị nhiễm khuẩn, đặc biệt do liên cầu tan máu nhóm A 45% có khả năng gây vẩy nến thể giọt. Các yếu tố nội tiết như giảm calci máu thai nghén dễ làm bùng phát vẩy nến mụn mủ toàn thân. Khi tâm lý không ổn định, trầm cảm hoặc lo lắng làm gia tăng các đợt bùng phát. Thuốc như lithium, beta – blocker, kháng sốt rét, corticoid hệ thống và rượu thuốc lá cũng làm xấu đi tình trạng bệnh.

3. Đặc điểm lâm sàng

Biểu hiện đặc trưng của vẩy nến là những mảng đỏ da so với da lành, trên nền mảng đỏ da có những vảy trắng bạc xếp chồng lên nhau, đôi khi gây ngứa. Hồng ban đối xứng 2 bên cơ thể và phân bố ở những vùng tì đè. Tổn thương ở vẩy nến còn gặp ở cả da đầu, vảy nến móng và khớp.

Đặc điểm lam sàng bệnh vảy nến

Vẩy nến ở móng có biểu hiện móng ngả màu vàng, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt, đầy và dễ mủn. Ở khớp, bệnh gây viêm khớp mạn tính, biến dạng nhiều khớp, cứng khớp và X Quang có hiện tượng mất vôi ở đầu xương, hủy hoại sụn, dính khớp.

4. Các thể của vẩy nến

Dựa theo vị trí khu trú thương tổn, vẩy nến chia làm:

- Thể khu trú: Ở nếp gấp, vẩy nến kết hợp với chàm tiết bã ở da đầu, vẩy nến da đầu, vẩy nến lòng bàn tay chân. 

- Vẩy nến lan tỏa tổn thương ở nhiều vị trí như: Vẩy nến giọt, vẩy nến lan tỏa toàn thân và đỏ da bong vảy toàn thân. 

- Vẩy nến mủ và vẩy nến khớp là các thể đặc biệt. Trong đó đỏ da bong vảy toàn thân là được xem là tình trạng cấp cứu của da liễu.

Các thể của vẩy nến

5. Tiến triển của bệnh vảy nến

Bệnh vẩy nến tiến triển thất thường. Sau một đợt cấp tính, bệnh có thể ổn định, tạm lắng một thời gian Tuy nhiên có nhiều trường hợp dai dẳng nhiều tháng nhiều năm. Đặc biệt những thương tổn tại vùng tì đè như vùng da đầu, khuỷu tay, lưng, mông, đầu gối rất khó khỏi. Vì bệnh tiến triển khó lường nên khi hết các thương tổn cũng không nói được bệnh đã khỏi.

Tiến triển của bệnh vẩy nến

6. Điều trị bệnh vẩy nến

Hiện nay vẩy nến vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để. Khi bác sĩ điều trị cho bệnh nhân, phải cân nhắc lựa chọn các yếu tố: Tuổi, giới, thể bệnh, mức độ, vị trí và tiền sử điều trị, bệnh kèm. Phác đồ điều trị bệnh phải hạn chế được tác dụng phụ và gia tăng hiệu quả điều trị. Tùy vào từng bệnh nhân, phác đồ điều trị và quản lý điều trị được kết hợp để tối ưu hóa. Điều trị da và các tình trạng khác trên từng bệnh nhân cũng khác nhau.

Thay đổi lối sống là bước điều trị cơ bản cho mọi bệnh nhân bị vẩy nến. Người bệnh cần thay đổi lối sống, có chế độ ăn khoa học và giảm stress căng thẳng. Nếu không điều chỉnh lối sống thì dù có dùng thuốc điều trị thì bệnh cũng không ổn định được.

Điều trị bệnh vẩy nến

Liệu pháp ánh sáng, thuốc bôi và  uống được dùng tùy thuộc và mức độ của bệnh. Thuốc bôi được dùng là thuốc dưỡng ẩm, thuốc kháng viêm tăng bong sừng, dẫn xuất vitamin D, corticoid bôi, retinoid. Các thuốc uống cổ điển: Methotrexate, cyclosporin, retinoid uống. Thuốc sinh học gồm: TNF inhibitor, IL – 23 inhibitor, anti lymphocyte.  

Các liệu pháp đông y cũng là xu hướng điều trị được các bác sĩ và thế giới hướng đến. Các sản phẩm từ thiên nhiên lành tính cho sức khỏe và hạn chế được các tác dụng phụ khi điều trị lâu dài. Tuy nhiên dù sử dụng phương pháp điều trị nào, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

7. Vẩy nến có lây không?

Do tác nhân gây ra vẩy nến có bản chất là yếu tố miễn dịch trong cơ thể, không liên quan đến nấm , vi khuẩn hay vi rút… Do đó vẩy nến được biết đến là bệnh lý lành tính, không lây cho người khác. Vì vậy chúng ta cần có thái độ tích cực với bệnh nhân vẩy nến, không nên xa lánh, kỳ thị người bệnh. Sự tự ti thiếu tự tin và trầm cảm của người bệnh khiến tình  trạng bệnh của  họ nặng nề hơn.

8. Vẩy nến khó điều trị

Khi bắt đầu triệu chứng, bệnh nhân thưởng chủ quan không đi khám hoặc tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Điều này khiến bạn dần diễn tiến nặng và nhanh hơn, thậm chí còn xuất hiện biến chứng. Do đó việc điều trị gây không ít khó khăn cho cả bác sĩ Da liễu và bệnh nhân.

Bệnh vẩy nến do nhiều yếu tố kết hợp gây nên. Người bệnh cần tuân thủ chế độ sống lành mạnh, chế độ điều trị và từ bỏ các thói quen xấu một cách có kỷ luật. Khi đó bệnh mới được cải thiện. Hơn nữa, các thuốc điều trị vẩy nến đều gây ra các tác dụng không mong muốn nhất định. Do đó việc lựa chọn thuốc điều trị được cân nhắc tùy vào tình trạng của người bệnh.

Bệnh vẩy nến có khó điểu trị

Vẩy nến là một bệnh lý mãn tính rất hay tái phát. Do vậy người bệnh thường nản lòng khi điều trị và thường áp dụng nhiều cách thức khác nhau. Lời khuyên của bác sĩ là người bệnh nên học cách “Sống chung với  vẩy nến”. Hãy tuân thủ liệu trình điều trị và tin tưởng lời khuyên của các bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. 

Như vậy, vẩy nến là bệnh lý dai dẳng và khó điều trị triệt để. Tuy vẩy nến không lây nhiễm nhưng bệnh lại gây bong tróc vảy, gây khó chịu và đau cho bệnh nhân, việc điều trị tốn kém và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Người bệnh cần điều trị sớm, kiên trì với  liệu trình của bác sĩ, không nên sử dụng các thuốc không rõ ràng làm bệnh lan rộng và gây biến chứng nặng nề. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/07/2021 - Cập nhật 19/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tìm hiểu bệnh vẩy nến - Bệnh lý lành tính nhưng khó điều trị

Tìm hiểu bệnh vẩy nến - Bệnh lý lành tính nhưng khó điều trị

Ngày 29/10 được xem là ngày vẩy nến thế giới do Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội vẩy nến (IFPA) sáng lập và Tổ chức y tế thế giới công nhận. Ở Việt Nam, vẩy nến...

19/07/2021

3051 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG