Nội dung chính
  • 1. Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý?
  • 2. Các căn nguyên gây bệnh
Nội dung chính
  • 1. Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý?
  • 2. Các căn nguyên gây bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tiêu chảy: bệnh lý của đường tiêu hóa, căn nguyên bệnh do đâu?

Nhắc đến tiêu chảy, cái tên không còn xa lạ đối với mỗi người. Bệnh phổ biến và thường gặp ở đối tượng chủ yếu là trẻ em và trẻ sơ sinh. Đây cũng là một trong những bệnh lý gây ra suy dinh dưỡng hàng đầu do khả năng hấp thụ suy giảm. Vậy căn nguyên gây bệnh do đâu? Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý?
  • 2. Các căn nguyên gây bệnh

1. Tiêu chảy là tình trạng bệnh lý?

Tiêu chảy là bệnh lý của đường tiêu hóa, xuất hiện khi hiện tượng bài tiết phân và nước nhanh quá mức bình thường (trên 350ml/24h). Cần coi trọng tính chất phân, nếu đi ngoài nhiều lần nhưng tính chất phân vẫn bình thường thì không đánh giá là tiêu chảy.

Tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính là tình trạng phổ biến thường hay gặp

Tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính là tình trạng phổ biến thường hay gặp.

Tiêu chảy được phân làm 2 loại là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính. 

  • Tiêu chảy cấp là tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần trong 24 giờ. 
  • Tiêu chảy mạn tính là các trường hợp tiêu chảy có thời gian kéo dài trên 2 tuần.

Tiêu chảy do nhiều căn nguyên gây nên, phần lớn là các căn nguyên nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng), ngoài ra còn có các căn nguyên không gây nhiễm trùng (thuốc, các độc chất, viêm, dị ứng). Tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính là tình trạng phổ biến thường hay gặp, đặc biệt ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Ở các khu vực này tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính không chỉ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tật mà còn là nguyên nhân chính gây tử vong. Việc chẩn đoán căn nguyên tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính nhiều khi gặp khó khăn do hạn chế về phương tiện xét nghiệm.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Các căn nguyên gây bệnh

Căn nguyên nhiễm khuẩn 

a. Vi khuẩn 

- Escherichia coli (E.Coli) đường ruột: có 5 tuýp gây bệnh

  • Coli sinh độc tố ruột Enterotoxigenie E.Coli (E.T.E.C)
  • Coli bám dính Enteroadherent E.Coli (E.AE.C) 
  • Coli gây bệnh Entero pathogenic E.Coli (E.P.E.C)
  • Coli xâm nhập Enteroinvasive E.Coli (E.I.E.C)
  • Coli gây chảy máu ruột Enterohemorrhagie E.Coli (E.H.E.C)

Trong đó, E. Coli sinh độc tố ruột là tác nhân quan trọng nhất gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Vi khuẩn không xâm nhập vào niêm mạc ruột mà gây tiêu chảy bằng các độc tố không chịu nhiệt và độc tố chịu nhiệt, Độc tố chịu nhiệt gần giống như độc tố của phẩy khuẩn tả. 

- Trực khuẩn lỵ (Shigella): gây bệnh lỵ trực khuẩn với sốt cao, đau quặn bụng, mót rặn kèm đi ngoài phân lẫn nhày máu mũi. Có 4 nhóm huyết thanh: Saflexneri, S. dysenteria, S. boydi và S. sonei, trong đó S. flexneri là phổ biến nhất. S.dysenteriae týp 1 gây bệnh nặng nhất, có thể gây thành dịch. 

- Salmonella

  • Salmonella typhi và Salmonella paratyphi: gây bệnh cảnh thương hàn với sốt cao, táo bón sau đó tiêu chảy phân nước, bụng chướng, gan lách to và đào ban. 
  • Các loại Salmonella khác: gây bệnh cảnh viêm dạ dày ruột (nôn, đau bụng, tiêu chảy không có máu mũi) kèm theo sốt cao rét run, có liên quan đến tiền sử ăn uống trước đó. 

- Vi khuẩn tả Vibrio cholerae: gây tiêu chảy xuất tiết bằng độc tố tả, mất nước và mất điện giải nặng ở cả trẻ em và người lớn. 

- Một số vi khuẩn khác như Campylobacter jejuni, Yersinia enterocolitica gây tiêu chảy phân nước hoặc phân máu.

b. Do độc tố của vi khuẩn:

Tiêu chảy không phải là hậu quả của sự tăng sinh vi khuẩn mà là do ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn

- Tụ cầu vàng: thời gian ủ bệnh ngắn, gây buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy, thường không sốt.

- Clostridium perfringens: hay gặp khi ăn thịt chưa nấu chín hoặc thức ăn hâm lại. Xuất hiện biểu hiện lâm sàng sau ăn 8-12 giờ.

- Bacillus cereus: nguồn gốc từ thịt và những thức ăn khác bảo quản không tốt, hoặc cơm để lâu. Biểu hiện lâm sàng 1-18 giờ sau ăn.

- Clostridium botulinum: gây bệnh cảnh ngộ độc thịt. ủ bệnh 5 giờ đến 5 ngày. Triệu chứng ban đầu là ỉa chảy rồi sau đó có biểu hiện liệt hai bên và đồng đều. 

Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ.

c. Do virus

Tiêu chảy do virus thường xảy ra ở trẻ nhỏ, có thể lây qua đường phân miệng hoặc giữa các trẻ với nhau.

Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe doạ tính mạng cho trẻ dưới 2 tuổi. Rotavirus có 4 týp huyết thanh và không có miễn dịch chéo. Trong quá trình tiếp xúc nhiều lần trong nhiều năm sẽ có hiện tượng miễn dịch tự nhiên. Do vậy, trẻ lớn và người lớn ít mắc tiêu chấy do Rotavirus. Virus nhân lên trong tế bào ruột non làm tổn thương lớp vi nhung mao gây giảm sản xuất và bài tiết men Lactase dẫn đến giảm hấp thu đường Lactose.

Các virus khác có thể gây tiêu chảy như Adenovirus, Enterovirus. Astrovirus, Cytomegalovirus

d. Do ký sinh trùng

- Entamoeba histolytica (Amíp): xâm nhập vào liên bào đại tràng, hồi tràng và gây bệnh khi ở thể hoạt động, gây hội chứng lỵ không kèm theo sốt - Giardia lamblia: nhiễm khuẩn thường không có triệu chứng, đôi khi có thể gây tiêu chảy không kèm theo sốt, đau bụng và chướng bụng. Thường diễn biến kéo dài. 

- Cryptosporidium, Cyclospora, Isospora: gây tiêu chảy kéo dài ở bệnh nhân HIV/AIDS, theo cơ chế bám dính lên liên bào ruột làm teo nhung mao dẫn đến tiêu chảy giảm hấp thu. 

- Giun (Anguillule)

Ngộ độc các chất có trong cá, nấm, rau : căn nguyên gây tiêu chảy.

Ngộ độc các chất có trong cá, nấm, rau : căn nguyên gây tiêu chảy.

Căn nguyên không nhiễm khuẩn

- Các bệnh lý chức năng: co thắt đại tràng

- Dùng thuốc: thuốc chống viêm không steroid, thuốc nhuận tràng, thuốc điều trị bệnh Gút

- Ngộ độc các chất có trong cá, nấm, rau 

- Bệnh lý viêm đường tiêu hoá: viêm loét trực tràng chảy máu, bệnh Crohn 

- Hội chứng kém hấp thu: gặp trong trường hợp suy dinh dưỡng

- Khối u: ung thư đại tràng, ung thư ruột non, bệnh polyp ruột, di căn ruột của các ung thư. Căn nguyên nội tiết: bệnh tiểu đường, ung thư biểu mô, hội chứng Zollinger-Ellison.

Bạn đừng chủ quan nhé! Phòng bệnh là phương pháp hàng đầu trong điều trị bệnh vì bệnh lý có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 18/01/2022 - Cập nhật 18/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4453 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1289 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

946 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1216 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG