Nội dung chính
  • 1. Phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương
  • 2. Điều trị loãng xương
Nội dung chính
  • 1. Phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương
  • 2. Điều trị loãng xương
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng

Loãng xương được biết đến là căn bệnh chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ và suy giảm cấu trúc xương. Vậy loãng xương uống thuốc gì và điều trị như thế nào? Bài viết hôm nay mà ISOFH CARE muốn giới thiệu đến bạn đọc, xoay quanh chủ đề phương pháp và thuốc điều trị bệnh loãng xương. 
Nội dung chính
  • 1. Phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương
  • 2. Điều trị loãng xương

1. Phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương

Chẩn đoán loãng xương trên lâm sàng có 2 phương pháp thường được sử dụng.

a. Đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA)

Đo mật độ xương bằng tia X năng lượng kép giúp sàng lọc những người có nguy cơ, là biện pháp định lượng mất xương và để theo dõi người đang điều trị. Kết quả DXA được báo cáo bằng T-score và Z-score. T-score tương ứng với số độ lệch chuẩn giữa mật độ xương của bệnh nhân với với khối lượng xương đỉnh của một người khỏe mạnh, thanh niên cùng giới tính và dân tộc. 

Tổ chức Y tế thế giới thiết lập các giá trị cắt cho T score xác định thiểu xương và loãng xương. T score <-1,0 và> -2,5 định nghĩa là thiểu xương T score -≤ -2.5 định nghĩa loãng xương. Z score tương ứng với số độ lệch chuẩn mà mật độ xương của bệnh nhân khác với mật độ xương của người cùng lứa tuổi và cùng giới và nên dùng cho trẻ em, phụ nữ tiền mãn kinh, hoặc nam <50 tuổi. Nếu Z score ≤ -2.0, mật độ xương thấp đối với tuổi của bệnh nhân và cần tìm các nguyên nhân mất xương thứ phát.

1900 3367- Tổng đài đặt khám nhanh chóng, thuận tiện của IVIE - Bác sĩ ơi

1900 3367

b. X-quang quy ước

Xquang xương cho thấy hình ảnh tăng thấu quang và mất cấu trúc bè xương, khi khoảng 30% xương đã bị mất và các phim XQ thường rất quan trọng để ghi lại những đường gãy do mất xương. Giảm chiều cao thân đốt sống và tăng độ lõm của mặt trên và mặt dưới thân đốt sống là đặc trưng nổi bật của gãy lún thân đốt sống. 

Xquang xương cho thấy hình ảnh tăng thấu quang và mất cấu trúc bè xương,

Xquang xương cho thấy hình ảnh tăng thấu quang và mất cấu trúc bè xương,

Trong trường hợp gãy xương đốt sống lưng có thể gây ra đốt sống hình chêm. Ở các xương dài, mặc dù vỏ xương có thể mỏng, màng xương vẫn đều đặn. Trường hợp gãy lún thân đốt sống ở đốt sống lưng T4 hoặc cao hơn thường do ung thư hơn là loãng xương. Cần chụp Xquang cột sống ở những bệnh nhân lớn tuổi bị đau lưng nhiều và ấn đau thân đốt sống.

2. Điều trị loãng xương

Loãng xương là căn bệnh xương khớp nguy hiểm cần có biện pháp dự phòng sớm. Mục tiêu của điều trị loãng xương là bảo vệ khối lượng xương, ngăn ngừa gãy xương, giảm đau và duy trì chức năng. Vậy loãng xương uống thuốc gì?

a. Bổ sung canxi

Canxi cacbonat hoặc canxi citrate là hai loại canxi bổ sung được sử dụng phổ biến nhất, được hấp thụ tốt khi dùng chung với bữa ăn. Tuy nhiên, canxi citrate được hấp thu tốt hơn ở những bệnh nhân bị giảm acid clohydric dạ dày. Bệnh nhân dùng thuốc ức chế bơm proton hoặc những bệnh nhân đã phẫu thuật dạ dày nên dùng canxi citrat để đảm bảo tối đa hấp thụ. Canxi cần được uống liều 500 đến 600 mg/ lần x 2-3 lần/ngày.

Mục tiêu của điều trị loãng xương là bảo vệ khối lượng xương, ngăn ngừa gãy xương, giảm đau và duy trì chức năng

Mục tiêu của điều trị loãng xương là bảo vệ khối lượng xương, ngăn ngừa gãy xương, giảm đau và duy trì chức năng

b. Bổ sung Vitamin D 

Liều lượng được khuyến cáo với 800 đến 1000 IU / ngày. Bệnh nhân bị thiếu vitamin D có nguy cơ bị loãng xương ở mức báo động vì thế có thể cần liều cao hơn. Bổ sung vitamin D thường được cho dưới dạng cholecalciferol (dạng tự nhiên của vitamin D) hoặc ergocalciferol (dạng tổng hợp có nguồn gốc thực vật) cũng chấp nhận được. Nồng độ 25-OH vitamin D3 nên được bảo đảm ≥ 30 ng / mL.

c. Bisphosphonate 

Đây được xem là thuốc lựa chọn đầu tay. Cơ chế hoạt động là ức chế sự hủy xương, bisphosphonate bảo vệ khối lượng xương và có thể làm giảm tỷ lệ gãy xương cột sống và xương đùi lên đến 50%. Chu chuyển xương giảm sau 3 tháng điều trị bisphosphonate và giảm nguy cơ gãy xương rõ rệt sớm sau 1 năm sau khi bắt đầu điều trị.

Bisphosphonate có thể sử dụng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch và bao gồm các loại:

- Alendronate (10 mg x 1 lần / ngày hoặc 70 mg uống 1 lần / tuần)

- Risedronate (5mg uống lần / ngày, 35mg uống một lần / tuần, hoặc 150mg uống một lần / tháng)

- Zoledronic acid (5mg tĩnh mạch một lần / năm)

- Ibandronate uống (150mg một lần / tháng) hoặc tĩnh mạch (3 mg mỗi 3 tháng)

d. Estrogen 

Vai trò của estrogen trong điều trị loãng xương là duy trì mật độ xương và ngăn ngừa gãy xương. Nếu bắt đầu sử dụng trong vòng 4 đến 6 năm sau mãn kinh hiệu quả thuốc mang lại là tốt nhất. Ngoài ra, estrogen cũng có thể làm chậm sự mất xương và có thể làm giảm gãy xương ngay cả khi sử dụng muộn hơn.

Loãng xương là căn bệnh nguy hiểm cần có biện pháp dự phòng sớm.

Loãng xương là căn bệnh nguy hiểm cần có biện pháp dự phòng sớm.

e. Raloxifene 

Là một thuốc điều biến chọn lọc thụ thể estrogen có thể thích hợp để điều trị loãng xương ở những phụ nữ không thể dùng bisphosphonate. Thuốc làm giảm tỷ lệ gãy xương đốt sống khoảng 50% nhưng không giảm tỷ lệ gãy cổ xương đùi. Theo nghiên cứu, Raloxifene không kích thích tử cung và không có tác dụng đối kháng với estrogen trên vú, đồng thời thuốc còn cho thấy giảm nguy cơ ung thư vú xâm lấn. Raloxifene có liên quan đến tăng nguy cơ tắc mạch.

Mong rằng thông qua bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi, bạn đọc đã giải quyết được thắc mắc loãng xương uống thuốc gì? Tuy nhiên, hãy là người tiêu dùng thông minh bạn nhé, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xương khớp trước khi sử dụng thêm các sản phẩm trị liệu khác.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/03/2022 - Cập nhật 08/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng...

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng...

Tại Việt Nam, tình trạng người mắc bệnh loãng xương hiện nay đã vượt mức báo động. Ước tính có hơn 2,8 triệu người bị loãng xương trong đó phụ nữ chiếm đến 76% ...

22/03/2022

1608 Lượt xem

4 Phút đọc

Thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng

Thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng

Loãng xương được biết đến là căn bệnh chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ và suy giảm cấu trúc xương. Vậy loãng xương uống thuốc gì và điều trị như thế nào?...

22/03/2022

1675 Lượt xem

5 Phút đọc

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Loãng xương được biết đến với cái tên khoa học là Osteoporosis, đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương dẫn đến tổn thương độc hắc của xương đưa đến...

21/03/2022

1883 Lượt xem

5 Phút đọc

Những đối tượng dễ rơi vào "cuốn sổ tử thần" của bệnh loãng ...

Những đối tượng dễ rơi vào "cuốn sổ tử thần" của bệnh loãng ...

Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc xương. Xương yếu dẫn...

21/03/2022

1160 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG