Nội dung chính
  • 1. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp
  • 2. Thuốc hạ huyết áp nhóm D (Thuốc lợi tiểu)
  • 3. Thuốc hạ huyết áp nhóm E 
Nội dung chính
  • 1. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp
  • 2. Thuốc hạ huyết áp nhóm D (Thuốc lợi tiểu)
  • 3. Thuốc hạ huyết áp nhóm E 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thuốc điều trị cho người bệnh tăng huyết áp cần biết

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTCao Mạnh Hưng
Chuyên khoa Siêu âm tim,Chuyên khoa Nội tim mạch
Tăng huyết áp (THA) là vấn đề sức khỏe phổ biến nhất và ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Trên thế giới, tỷ lệ THA ở người lớn vào khoảng 30% và đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do tim mạch. Ở nước ta, tỷ lệ THA đã và đang có khuynh hướng tăng nhanh một cách rõ rệt. Bên cạnh những phương pháp thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp là cốt lõi của mọi phác đồ điều trị.
Nội dung chính
  • 1. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp
  • 2. Thuốc hạ huyết áp nhóm D (Thuốc lợi tiểu)
  • 3. Thuốc hạ huyết áp nhóm E 

1. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp

Phác đồ điều trị tăng huyết áp ban đầu theo VNHA - Hội tim mạch học Việt Nam 2018

Phác đồ điều trị tăng huyết áp ban đầu theo VNHA - Hội tim mạch học Việt Nam 2018

Thuốc điều trị tăng huyết áp (THA) có thể chia thành 5 nhóm lớn chính với chữ cái đầu tiên của từng nhóm trong tiếng anh lần lượt là A – B – C – D – E . Trong đó:

  • A (angiotensin-converting enzyme inhibitors or angiotensin receptor blockers) là
  • nhóm các thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể.
  • B (beta blockers) là nhóm các thuốc chẹn beta giao cảm.
  • C (calcium channel blockers) là nhóm các thuốc chẹn kênh canxi.
  • D (diuretics) là nhóm các thuốc lợi tiểu.
  • E là nhóm các thuốc hạ huyết áp còn lại.

Trong bài viết này IVIE - Bác sĩ ơi chi sẻ đến bạn đọc chi tiết về 2 nhóm thuốc là D (diuretics) là nhóm các thuốc lợi tiểu và E là nhóm các thuốc hạ huyết áp còn lại

2. Thuốc hạ huyết áp nhóm D (Thuốc lợi tiểu)

Thuốc hạ huyết áp nhóm D (diuretics) là nhóm các thuốc lợi tiểu:

Cơ chế tác dụng: Nhóm thuốc lợi tiểu có tác dụng tăng thải Natri (muối), từ đó làm giảm khối lượng tuần hoàn trong lòng mạch, do đó làm hạ huyết áp. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu có thể làm giảm nhẹ cung lượng tim và tăng trở kháng mạch ngoại vi thoáng qua, tuy nhiên tác dụng này không nổi trội và nếu dùng kéo dài sẽ hết, gây giảm sức cản mạch ngoại vi. Ngoài ra, lợi tiểu indapamide còn có tác dụng gây giãn mạch nhẹ do ức chế dòng Natri vào tế bào cơ trơn thành mạch.

Một số thuốc lợi tiểu thuộc 3 nhóm được sử dụng tại Việt NamMột số thuốc lợi tiểu thuộc 3 nhóm được sử dụng tại Việt NamMột số thuốc lợi tiểu thuộc 3 nhóm được sử dụng tại Việt Nam

Một số thuốc lợi tiểu thuộc 3 nhóm được sử dụng tại Việt Nam

Thuốc lợi tiểu được chia thành 3 nhóm chính:

  • Lợi tiểu thiazide: indapamide, hydrochlorothiazide, metolazon,…
  • Lợi tiểu quai: furosemid, bumetanid, torsemid,…
  • Lợi tiểu kháng aldosteron: spironolacton, eplerenon,…

Thuốc được ưu tiên sử dụng trên một số nhóm người bệnh: tăng huyết áp chưa có biến chứng hoặc chưa có tổn thương cơ quan đích, tăng huyết áp khó kiểm soát, tăng huyết áp kháng trị (đã dùng ít nhất 3 loại thuốc huyết áp thuộc 3 nhóm khác nhau),…

Chống chỉ định và thận trọng khi dùng: Thuốc lợi tiểu gây hạ huyết áp không có chống chỉ định cụ thể, tuy nhiên có những lưu ý/ thận trọng nhất định khi dùng trên một số nhóm người bệnh: Goute, hội chứng chuyển hóa, phụ nữ có thai, tăng canxi máu.

Tác dụng phụ: 

  • Lợi tiểu thiazide: hạ kali máu, hạ magie máu, rối loạn lipid máu, yếu cơ, chuột rút,… Có thể gây suy thận nếu dùng kéo dài.
  • Lợi tiểu quai: là thuốc có tác dụng lợi tiểu mạnh, do đó gây mất nhiều kali, một số điện giải khác và gây độc với tai. 
  • Lợi tiểu kháng aldosteron: tăng kali máu, suy thận nặng, đặc biệt trên những người bệnh đã có suy thận, suy tim trước đó. Spironolacton gây vú to ở nam giới.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, cơ sở y tế uy tín tuyến trung ương. Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời! 

1900 3367

 

3. Thuốc hạ huyết áp nhóm E 

Thuốc hạ huyết áp nhóm E là nhóm các thuốc hạ huyết áp còn lại:

Các nhóm thuốc hạ huyết áp khác gồm: thuốc chẹn alpha giao cảm, thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương, thuốc tác động lên hệ giao cảm ngoại vi/hỗn hợp, thuốc giãn mạch trực tiếp.

Các nhóm thuốc này không phải là lựa chọn ưu tiên hàng đầu để điều trị tăng huyết áp, song có thể dùng phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác trong đối tượng người bệnh cụ thể hoặc trên người bệnh tăng huyết áp kháng trị.

Thuốc chẹn alpha giao cảm: 

  • Cơ chế tác dụng: ức chế thụ thể alpha 1 giao cảm làm block thụ thể alpha giao cảm hậu hạch, gây giãn động mạch và tĩnh mạch, do đó gây hạ huyết áp.
  • Thường gây hội chứng “ liều đầu tiên”, tụt huyết áp rất mạnh, do đó dùng lần đầu cần bắt đầu với liều rất thấp và theo dõi chặt chẽ.
  • Tác dụng phụ: tụt huyết áp tư thế, đau đầu, chóng mặt, …
  • Có tác dụng tốt điều trị triệu chứng người bệnh phì đại tiền liệt tuyến lành tính.

Một số thuốc chẹn alpha giao cảm được sử dụng tại Việt NamMột số thuốc chẹn alpha giao cảm được sử dụng tại Việt Nam

Một số thuốc chẹn alpha giao cảm được sử dụng tại Việt Nam

Thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương: 

  • Cơ chế tác dụng: kích thích thụ thể alpha 2 giao cảm tiền hạch trong hệ thần kinh trung ương, dẫn đến làm giảm trương lực giao cảm ngoại vi và làm giảm kháng trở mạch hệ thống, từ đó làm hạ huyết áp.

Methyldopa – Thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương rất phổ biến tại Việt Nam

Methyldopa – Thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương rất phổ biến tại Việt Nam

  • Tác dụng phụ: nhịp chậm, chóng mặt, khô miệng, hạ huyết áp tư thế, rối loạn chức năng tình dục. Thuốc co thể gây tăng men gan, giảm chức năng thất trái và đặc biệt là phản ứng tăng huyết áp bùng phát khi ngừng thuốc đột ngột.

Thuốc tác động lên hệ giao cảm ngoại vi/hỗn hợp:

  • Cơ chế tác dụng: ngăn chặn giải phóng noradrenaline ở tận cùng thần kinh ngoại vi gây hạ huyết áp. Riêng reserpin có cả tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, do làm cạn kiệt dự trữ noradrenaline ở các neuron thần kinh dẫn đến hạ huyết áp.
  • Tác dụng phụ: gây trầm cảm, buồn ngủ, khô miệng, nghẹt mũi, hạ huyết áp tư thế, các rối loạn tình dục hoặc rối loạn tiêu hóa.

Thuốc giãn mạch trực tiếp:

  • Cơ chế tác dụng: gây giãn trực tiếp cơ trơn động mạch gây hạ huyết áp, đồng thời có thể gây phản ứng tăng tái hấp thu nước và Natri và tăng hoạt động hệ giao cảm gây nhịp tim nhanh. 
  • Có tác dụng hạ huyết áp mạnh, nhưng không phải là lựa chọn hàng đầu, có ích khi người bệnh bị tăng huyết áp kháng thuốc và tăng huyết áp trên phụ nữ có thai.
  • Tác dụng phụ: đau đầu, nôn, nhịp nhanh, hạ huyết áp tư thế, tăng mọc lông tóc,…

Các thuốc hạ huyết áp thuộc các nhóm khác

Các thuốc hạ huyết áp thuộc các nhóm khác

Theo thời gian, ngày càng ra đời nhiều thuốc hạ huyết áp mới có tác dụng mạnh hơn, tác dụng phụ ít hơn và khả năng dung nạp dễ dàng hơn. Dù đích điều trị và đối tượng người bệnh được tác động (tăng huyết áp kèm đái tháo đường, suy tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp kháng trị,…)  có thể khác nhau giữa các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp, vấn đề quan trọng nhất đối với người bệnh tăng huyết áp là hạ huyết áp có hiệu quả bằng những thứ thuốc sẵn có. Vậy nên, để tối ưu hóa vấn đề điều trị tăng huyết áp, bác sĩ cần có kiến thức về thuốc huyết áp đầy đủ để phối hợp và sử dụng khéo léo trên từng người bệnh khác nhau, hay còn được gọi là “ cá thể hóa điều trị”. 

Phối hợp thuốc điều trị tăng huyết áp theo khuyến cáo của hội Tim mạch Châu Âu (ESC) 2018

Phối hợp thuốc điều trị tăng huyết áp theo khuyến cáo của hội Tim mạch Châu Âu (ESC) 2018

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/07/2022 - Cập nhật 15/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Tìm kiếm phòng khám tim mạch Thanh Hóa tốt và uy tín là nhu cầu của nhiều người dân tại khu vực này. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu...

12/03/2024

138 Lượt xem

6 Phút đọc

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Bệnh tim mạch là những bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay chủ quan về các căn bệnh này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nghiêm trọng....

11/03/2024

145 Lượt xem

11 Phút đọc

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Số lượng người tử vong do bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. Để chuẩn bị tài chính cho việc thăm khám, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu chi phí khám tim mạch giá...

11/03/2024

152 Lượt xem

11 Phút đọc

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

Phòng khám tim mạch ngoài giờ với nhiều ưu điểm, giúp tiết kiệm thời gian, di chuyển đang được nhiều người bệnh tìm kiếm. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác...

11/03/2024

94 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG