Nội dung chính
  • 1. Niềng răng rất dễ bị sụt cân?
  • 2. Nên ăn những loại thực phẩm gì?
  • 2. Những loại thực phẩm không nên ăn
Nội dung chính
  • 1. Niềng răng rất dễ bị sụt cân?
  • 2. Nên ăn những loại thực phẩm gì?
  • 2. Những loại thực phẩm không nên ăn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thực đơn cho người niềng răng: Nên và không nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng là một trong những chủ đề được quan tâm hàng đầu với những đối tượng trước và trong khi niềng răng. Không ít người trong cộng đồng, hội nhóm những người niềng răng cho biết họ bị sụt cân đáng kể khi niềng. Vậy bạn đã biết một thực đơn hoàn hảo cho người niềng răng bao gồm: Thức ăn nên ăn và loại thực phẩm nào nên tránh chưa? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy!
Nội dung chính
  • 1. Niềng răng rất dễ bị sụt cân?
  • 2. Nên ăn những loại thực phẩm gì?
  • 2. Những loại thực phẩm không nên ăn

1. Niềng răng rất dễ bị sụt cân?

Nói một cách nôm na dễ hiểu, niềng răng là phương pháp sử dụng những dụng cụ và khí cụ trong nha khoa để điều chỉnh răng từ vị trí ban đầu (bị lệch lạc,…) sang một vị trí mới trên cung hàm sao cho phù hợp về mặt chức năng và thẩm mỹ.

Gặp nhiều bất tiện trong ăn uống là lời than phiền thường xuyên xảy ra đối với những bạn niềng răng bằng mắc cài kim loại hơn là dùng máng nhựa trong suốt. Chính vì không xây được cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp nên nhiều bạn bị gầy, sụt cân, teo hóp má. 

Một chế độ ăn uống không đúng cách sẽ gây nên sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng:

- Chảy máu chân răng: Chảy máu chân răng tại các đường viền nướu là một dấu hiệu của thiếu vitamin và khoáng chất, tiêu biểu là vitamin C. Đối với những người đang niềng răng, chảy máu chân răng thường khó lành hơn so với bình thường.

- Răng không được chắc khỏe: Canxi và photphat là những chất vi lượng rất cần thiết để duy trì giúp răng chắc khỏe và có một nụ cười tỏa nắng. Một chế độ ăn thiếu canxi và vitamin D (Vitamin D giúp hấp thu canxi vào mô răng) sẽ làm cho răng dễ bị sứt mẻ, thậm chí là gãy vỡ.

Một số bất lợi khiến người niềng không cung cấp được những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể:

- Đau do sự tác dụng lực của hệ thống dụng cụ chỉnh nha lên răng.

- Tiêu tốn nhiều thời gian để chế biến món ăn phù hợp, để cắt thức ăn thành những miếng nhỏ hay trong việc ăn nhai chậm rãi.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

2. Nên ăn những loại thực phẩm gì?

Tùy thuộc và từng giai đoạn trong quá trình niềng răng mà chế độ ăn có thể khác nhau.

- Giai đoạn mới gắn mắc cài (sau khoảng 1 đến 2 tuần)

- Sau mỗi lần tái khám hoặc thay chun mới

- Giai đoạn nâng khớp cắn.

Có 2 quy tắc chung khi lựa chọn bất kỳ loại thực phẩm nào trong quá trình niềng răng:

- Cắt nhỏ thức ăn, nhai chậm rãi, tránh ăn những miếng lớn

- Ăn đồ ăn mềm.

6 loại thực phẩm dưới đây được khuyên dùng cho những bạn có dự định hoặc mới niềng răng vì chúng là bao gồm những nguyên liệu dễ tìm, không khó để chế biến và đặc biệt thuận tiện cho “ngày lười”:

a. Sữa chua

Bạn biết không, sữa chua, đặc biệt là loại không đường nguyên chất là nguồn cung cấp canxi và protein dồi dào và là một lựa chọn hoàn hảo cho những bạn mới niềng. Bên cạnh đó, những vi khuẩn có lợi cho răng miệng có trong men vi sinh giúp cho mô nướu trở nên chắc khỏe và chóng lành thương hơn.

Sữa chua không đường kết hợp với trái cây là một bữa ăn nhẹ tuyệt vời cho người đang niềng răng.

b. Súp và phở

Một bát súp hay bát phở, đặc biệt là phở gà với các sợi thịt thái mỏng là loại thức ăn bổ dưỡng và rất mềm hoàn toàn phù hợp với những bạn đang đeo niềng. Phở, súp gà là nguồn cung cấp gelatin và collagen cần thiết cho răng, giúp răng và xương trở nên chắc khỏe.

Chúng rất mềm, bạn không cần phải nhai nhiều và không làm ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày mà vẫn đảm bảo quá trình tiêu hóa và hấp thu diễn ra bình thường.

c. Các loại khoai

Khoai lang, khoai tây hay các loại khoai khác nói chung mang đến một lượng vitamin A vô cùng lớn. Không chỉ biết đến là loại thực phẩm dành cho người muốn giảm cân, khoai lang được chế biến đa dạng là sự lựa chọn uy tín cho người niềng răng.

Thực đơn sau niềng răng

d. Cá

Cá là nguồn chức ăn quan trọng, cung cấp 2 trong 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết để tạo ra năng lượng nuôi sống cơ thể: Đạm và chất béo. Trong khi một số loại thức ăn khác như thịt heo, thịt bò cũng cung cấp đạm nhưng nó làm tăng áp lực lên răng của bạn khi ăn nhai, làm gia tăng cảm giác đau.

Vậy cá ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như thế nào ở người niềng răng? Cá rất mềm và tơi, nên bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn khi nhai. Nguồn Omega 3 có trong cá giảm tỷ lệ các bệnh về nướu do chúng có vai trò làm giảm các phản ứng viêm. Ngoài ra, vitamin D cũng giúp răng thêm chắc khỏe.

e. Trái cây và rau luộc

Vitamin C đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ mô nướu khỏi bị tấn công bởi các vi khuẩn có hại và hạn chế sự chảy máu chân răng.

Một số loại trái cây và rau giàu vitamin C mà bạn có thể lựa chọn và thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày: Cam, đu đủ, chuối, bông cải xanh, ớt chuông, salad…

Bạn có thể cắt thành miếng nhỏ vừa ăn (không dùng răng để cắn) hoặc xay nhuyễn thành sinh tố tùy theo sở thích.

Không gì có thể thay thế được một cốc sinh tố mát lạnh với đầy đủ vitamin và khoáng chất, không những giúp giảm đau răng mà còn là nguồn thực phẩm bổ dưỡng mà bạn không thể nào tưởng tượng ra được.

f. Trứng

Trứng dành cho người niềng răng

Trứng không những cung cấp protein mà còn chứa một lượng giàu photphat, là thức ăn mềm, thơm ngon và bổ dưỡng, ít gây trở ngại cho người đang niềng răng. Photphat cùng với canxi và vitamin D xây dựng cấu trúc của xương và răng, giúp răng cứng cáp, khỏe mạnh và giảm tỷ lệ sâu răng.

2. Những loại thực phẩm không nên ăn

Nhiều khi chúng ta sợ niềng răng vì nó gây đau và không ăn được gì cả. Nhưng tất cả đều có giải pháp khắc phục.

Một số loại thực phẩm dưới đây bạn nên cắt giảm hoặc hạn chế đến mức tối đa nếu không muốn ảnh hưởng đến răng và hệ thống mắc cài: Rơi mắc cài, lung lay răng, thậm chí là gãy răng…

Những thực phẩm không nên ăn cho người niềng răng

a. Các loại thực phẩm cứng

- Các loại hạt nói chung: Hạt dẻ, hạt hướng dương, hạt dưa, hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó,…

- Hạn chế dùng răng để cắn thức ăn: Bắp trái, táo, ổi…

b. Các loại thức ăn cần phải nhai nhiều

- Kẹo cao su

- Kẹo dẻo

- Bánh mì.

c. Thực phẩm giòn

- Bỏng ngô

- Đá viên

d. Thực phẩm dính

- Kẹo đậu, kẹo cu – đơ

- Socola

- Kẹo cao su

- Kẹo dẻo

Niềng răng không nên ăn thực phẩm dính

e. Thức ăn có đường

Hạn chế ăn bánh kẹo, những loại thực phẩm chứa đường tinh luyện vì làm tăng nguy cơ sâu răng do niềng răng rất khó để vệ sinh sạch sẽ.

Để quá trình niềng răng ít xảy ra những sự cố đáng tiếc và đem lại được kết quả như mong đợi bạn nên tuân thủ những quy định về một chế độ ăn uống an toàn và phù hợp.

Niềng răng sẽ không còn là một nỗi sợ, nỗi ám ảnh đối với những “tín đồ nghiện ăn” và đang có ý định niềng nếu như các bạn ấy biết được những loại thực phẩm nào là nên ăn để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Và những loại thực phẩm nào là không nên ăn để tránh làm hỏng răng, gây bất lợi cho nướu và bong tróc mắc cài làm ảnh hưởng đến thời gian tác dụng lực lên răng.

Chúng tôi mong rằng bài viết đã giúp quý bạn đọc thỏa mãn được những mong muốn cũng như hiểu biết về các vấn đề liên quan sức khỏe răng miệng nói chung. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết, có thể liên hệ qua website hoặc app IVIE - Bác sĩ ơi ngay trên chiếc điện thoại cầm tay. IVIE - Bác sĩ ơi là một ứng dụng đặt khám online hàng đầu, giúp liên kết các bệnh viện và phòng khám với bệnh nhân để được đặt lịch khám từ xa ngay tại nhà. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 09/07/2021 - Cập nhật 09/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Niềng răng mắc cài có những loại nào? Vì sao đến nay niềng...

Niềng răng mắc cài có những loại nào? Vì sao đến nay niềng...

Niềng răng mắc cài là kỹ thuật trung gian, các nha sĩ gắn các khí cụ trực tiếp lên răng tạo thành một vòng cung có tác dụng co kéo để đưa răng về vị trí tiêu...

12/07/2021

631 Lượt xem

6 Phút đọc

Quá trình niềng răng tại Nha khoa diễn ra như thế nào?

Quá trình niềng răng tại Nha khoa diễn ra như thế nào?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha mang lại vẻ đẹp hàm răng cũng như khuôn mặt cho những ai đang thiếu tự tin với nụ cười của mình. Tuy nhiên, rất nhiều người ...

12/07/2021

515 Lượt xem

6 Phút đọc

So sánh những điểm khác biệt và ưu nhược điểm của niềng...

So sánh những điểm khác biệt và ưu nhược điểm của niềng...

Không thể phủ nhận những lợi thế mà ngoại hình mang lại. Chính vì lý do đó, ai ai cũng đua nhau “nâng cấp” bản nhân, một trong số phương pháp thẩm mỹ an toàn...

12/07/2021

594 Lượt xem

5 Phút đọc

Niềng răng sứ dây trong - giải pháp thẩm mỹ cho hàm răng đẹp

Niềng răng sứ dây trong - giải pháp thẩm mỹ cho hàm răng đẹp

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một nâng cao vì thế nhu cầu thẩm mỹ cũng càng được xem trọng. Một hàm răng đều và đẹp là yếu tố “mang tính ...

12/07/2021

532 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG