Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng lâm sàng theo giai đoạn của bệnh
  • 2. Biến chứng bệnh
  • 3. Xét nghiệm cận lâm sàng
  • 4. Những phương pháp dự phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng lâm sàng theo giai đoạn của bệnh
  • 2. Biến chứng bệnh
  • 3. Xét nghiệm cận lâm sàng
  • 4. Những phương pháp dự phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thời tiết giao mùa, đề phòng bệnh cảm cúm tấn công cơ thể bạn

Khi thời tiết giao mùa, từ hạ sang đông, từ nóng sang lạnh, đây chính là thời điểm sinh sôi phát triển của virus cúm. Căn bệnh dễ tạo thành dịch và có tốc độ lây lan nhanh chóng. Nhiệt độ thay đổi thất thường khiến cho không khí hanh khô, lúc thì ẩm ướt, khiến cho hệ miễn dịch của chúng ta suy giảm. Vậy hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu làm sao để bảo vệ và phát hiện các dấu hiệu bệnh trong mùa cúm qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng lâm sàng theo giai đoạn của bệnh
  • 2. Biến chứng bệnh
  • 3. Xét nghiệm cận lâm sàng
  • 4. Những phương pháp dự phòng bệnh

 

1. Triệu chứng lâm sàng theo giai đoạn của bệnh

Bệnh cúm có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ thể không có triệu chứng hoặc chỉ sốt nhẹ cho đến những bệnh cảnh nặng, trong các vụ dịch.

- Giai đoạn ủ bệnh: thông thường từ 24-48 giờ, có thể kéo dài đến 3 ngày.

- Giai đoạn khởi phát

Bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân khởi phát cấp tính như sốt cao đột ngột 39-40°C, tăng nhanh trong 24 giờ đầu có thể kèm rét run hoặc chỉ ớn lạnh, nhức đầu, đau mình, mệt mỏi. Bệnh nhân có ho, cơn ngắn, không có đờm.

- Giai đoạn toàn phát

Thời kỳ này có 3 biểu hiện chính.

Hội chứng hô hấp là triệu chứng nổi bật

Hội chứng hô hấp là triệu chứng nổi bật

Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt cao liên tục 39-40°C, mặt đỏ bừng, mạch nhanh, biếng ăn, lưỡi trắng bóng, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng. Chảy máu cam hiếm xảy ra nhưng là triệu chứng quan trọng. Bệnh nhân mệt lả.

Biểu hiện đau: bệnh nhân có nhức đầu, tăng từng đợt khi sốt c. khi họ gắng sức, thường đau nhiều ở vùng trán và trên nhãn cầu. Cảm gia tăng khi cử động nhãn cầu. Ngoài ra còn đau các bắp cơ toàn thân, khu trú ở ngực, thắt lưng, chi dưới và vùng thắt lưng cùng, vùng trên xư

Hội chứng hô hấp: là triệu chứng nổi bật, xuất hiện ngay với mức độ:

  • Hắt hơi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô họng.
  • Triệu chứng viêm thanh khí quản: ho khan, khàn tiếng.
  • Triệu chứng viêm phế quản, viêm phổi như ho, khó thở, khạc đờm.

Ngoài ra, còn có biểu hiện rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy có thể em hiếm gặp ở người lớn.

Một số dấu hiệu hiếm gặp khác như: viêm não- màng não, viêm kinh, liệt thần kinh sọ não, điếc, liệt nửa người, rối loạn tâm thần, hạ blốc tim, co mạch ngoại vi và viêm cơ tim ác tính.

- Giai đoạn lui bệnh

Sốt thường kéo dài từ 2 đến 5 ngày rồi giảm đột ngột. Nếu không có biến chứng, phần lớn bệnh nhân hồi phục trong vòng một tuần lễ dù những biểu hiện hô hấp có thể còn kéo dài nhiều tuần. Ở người cao tuổi có thể có triệu chứng mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ kéo dài nhiều tuần trước khi hồi phục hoàn toàn.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Biến chứng bệnh

Biến chứng thường xảy ra ở những người cao tuổi, người có sẵn một số bệnh mạn tính như bệnh tim, phổi, tiểu đường, bệnh hemoglobin, rối loạn chứng năng thận, suy giảm miễn dịch và phụ nữ mang thai vào tháng thứ 2 hoặc 3. 

- Biến chứng phổi

Là biến chứng phổ biến nhất của bệnh cúm, gồm viêm phổi tiên phát do virus, hoặc viêm phổi thứ phát do nhiễm khuẩn hoặc kết hợp cả hai. Dấu hiệu chỉ điểm là sốt kéo dài, khó thở, tím tái, thở nhanh, ran phổi.

  • Viêm phổi tiên phát do virus: ít gặp nhưng rất nặng. 

Bệnh nhân có biểu hiện của cúm nhưng sốt kéo dài, thở nhanh, tím tái, khạc đờm ít nhưng có máu, có thể thấy rắn phổi, hoặc có biểu hiện của hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính nguy kịch. 

  • Viêm phổi thứ phát do vi khuẩn: xảy ra sau giai đoạn cấp của cúm.

Sau 2 -3 ngày khởi bệnh, người bệnh có sốt trở lại và có các triệu chứng của viêm phổi nhiễm khuẩn như ho, khạc đờm đục. 

Bệnh đáp ứng với liệu pháp kháng sinh.

Biến chứng viêm phổi do virus cúm kết hợp với vi khuẩn hay gặp trong dịch cúm. Bệnh có đặc điểm của cả viêm phổi tiên phát do virus và thứ phát do vi khuẩn, diễn biến liên tục hoặc chia làm hai giai đoạn.

- Biến chứng phổi khác:

  • Viêm phế quản
  • Áp xe phổi 
  • Tràn dịch màng phổi: vô trùng hoặc có mủ.

- Biến chứng tim mạch

  • Biến đổi điện tim thường chỉ thấy trên bệnh nhân có sẵn bệnh tim và nặng thêm do cúm.
  • Viêm màng ngoài tim: thường do nhiễm khuẩn phổi lan sang.

- Biến chứng thần kinh

  • Hội chứng Guillain - Barré, viêm tuỷ cắt ngang: thường xảy ra sau nhiễm cúm A.
  • Viêm não: phân lập được virus ở não bộ.

- Hội chứng Reye

Hay gặp trong nhiễm virus cúm B hơn cúm A, tỷ lệ tử vong có thể đến 10%. Bệnh xảy ra ở trẻ em từ 2 - 16 tuổi, bệnh nhân thường không sốt, có các triệu chứng rối loạn trị giác, co giật, gan to và SGOT, SGPT, LDH tăng, bilirubin tăng nhẹ và thường không có vàng da, ammoniac máu tăng cao và đường huyết giảm. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng Reye chưa rõ ràng, không tìm thấy virus ở gan và não bị tổ thương, có thể có liên quan với việc sử dụng aspirin.

- Viêm cơ: với triệu chứng đau nhức cơ chi dưới.

- Biến chứng về tai mũi họng

  • Viêm họng, Amidan.
  • Viêm lợi.
  • Viêm tuyến mang tai. 
  • Viêm xoang trán, xoang hàm. 
  • Viêm tai giữa, viêm tai xương chũm. 
  • Viêm thanh quản, bội nhiễm gây phù, loét, hoại tử có giả mạc.
  • Viêm tai mũi họng có thể lan sang vùng mặt gây viêm kết mạc mắt, viêm tuyến lệ.

3. Xét nghiệm cận lâm sàng

Chỉ định xét nghiệm trong bệnh cúm

Chỉ định xét nghiệm trong bệnh cúm

Xét nghiệm cơ bản

  • Công thức máu
  • Nước tiểu
  • X-quang phổi: 

Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên

  • Phân lập virus cúm
  • Polymerase Chain Reaction (PCR): dùng phát hiện nucleic acid của virus.
  • Test chẩn đoán nhanh
  • Phản ứng huyết thanh

4. Những phương pháp dự phòng bệnh

- Quản lý, phòng bệnh tại cộng đồng

Cần phát hiện sớm và cách ly các trường hợp nghi ngờ cúm để tránh bệnh lây lan. Hạn chế sinh hoạt, tụ họp đông đúc trong thời gian dịch bùng phát. Cá nhân nên tránh lao động mệt nhọc, tránh bị nhiễm lạnh. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân để tránh bị lây bệnh hoặc khi nghi ngờ bị bệnh cúm để tránh lây bệnh sang cho người khác, khử trùng mũi họng với nước muối, thuốc sát trùng.

- Phòng ngừa bằng vaccin

Vaccin cúm hiện nay được điều chế từ virus cúm bất hoạt, thuộc các typ virus cúm A và B lưu hành từ mùa dịch trước. Nếu vaccin là loại virus có liên quan gần với virus đang gây dịch có thể bảo vệ 50 - 80%. Nên tiêm vaccin trước khi có dịch cúm và tiêm hàng năm để duy trì miễn dịch. Hiện nay đang nghiên cứu vaccin đặc hiệu với virus cúm A chủng H5N1.

Chỉ định cần tuân theo khuyến cáo của của từng quốc gia. Nguyên tắc chung là dùng cho các đối tượng > 6 tháng tuổi, có nguy cơ biến chứng nặng khi mắc cúm:

  • Người > 65 tuổi hoặc bằng 65 tuổi, đặc biệt những người ở trong các viện dưỡng lão, các cơ sở chăm sóc người có bệnh nội khoa mạn tính.
  • Người có bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, bệnh Hemoglobulin, thiếu máu, suyễn, bệnh biến dưỡng mạn tính kể cả tiểu đường, suy giảm miễn dịch.
  • Phụ nữ có thai kỳ thứ 2 hay 3 trong mùa dịch cúm.

Ngoài ra, cần chủng ngừa cho nhân viên y tế làm việc trong điều kiện tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

Phản ứng phụ: khoảng 5% có triệu chứng toàn thân (sốt, đỏ da và đau nơi tiêm). Người dị ứng với trứng gà không nên tiêm. Nếu cần, phải giải mẫn cảm trước khi tiêm.

Gần đây, có vaccin sống giảm độc lực, dùng dưới dạng phun, được sản xuất từ các dòng virus cúm A và B đang lưu hành, và hiệu quả cao (92%). 

Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh cúm

Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh cúm

- Phòng ngừa bằng thuốc

Chỉ định: 

  • Phòng cho đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhưng không thể tiêm vaccin.
  • Để kiểm soát dịch cúm trong bệnh viện.

Trong vụ dịch, có thể uống thuốc phòng bệnh cùng với tiêm vaccin, tác dụng phòng ngừa của thuốc và vaccin có thể bổ sung cho nhau.

Liều lượng:

  • Amantadin hoặc rimantadin: liều 100 - 200 mg/ngày hiệu quả 70 - 100%.
  • Oseltamivir, dùng liều 75mg/ngày uống 
  • Zanamivir 10mg/ngày dạng hít hiệu quả phòng cúm A và B đạt 84 - 89%.
  • Nên dùng ngay khi phát hiện bệnh cúm và uống hằng ngày trong thời gian có dịch.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4460 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

955 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1226 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG