Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa khớp gối là gì?
  • 2. Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng đến cấu tạo, đặc điểm khớp gối như thế nào?
  • 3. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
  • 4. Những triệu chứng cho thấy khớp gối bị thoái hóa
  • 5. 7 biến chứng thoái hóa khớp gối hay gặp
Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa khớp gối là gì?
  • 2. Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng đến cấu tạo, đặc điểm khớp gối như thế nào?
  • 3. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
  • 4. Những triệu chứng cho thấy khớp gối bị thoái hóa
  • 5. 7 biến chứng thoái hóa khớp gối hay gặp
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

7 biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một trong những dạng viêm khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh diễn tiến qua nhiều giai đoạn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Ngày nay, với nhịp sống bận rộn cùng lối sống kém khoa học, bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Nội dung chính
  • 1. Thoái hóa khớp gối là gì?
  • 2. Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng đến cấu tạo, đặc điểm khớp gối như thế nào?
  • 3. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
  • 4. Những triệu chứng cho thấy khớp gối bị thoái hóa
  • 5. 7 biến chứng thoái hóa khớp gối hay gặp

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng xảy ra những thương tổn trên bề mặt sụn khớp. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, trở nên xù xì và mỏng, mất tính đàn hồi, không bảo vệ được đầu xương. Những biến đổi trên bề mặt khớp làm tăng sự lắng đọng canxi, hình thành gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp và làm hư khớp.

2. Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng đến cấu tạo, đặc điểm khớp gối như thế nào?

Đặc điểm và vai trò cấu tạo khớp gối?

Khớp gối là một trong những khớp lớn có cấu tạo phức tạp trên cơ thể người. Đầu gối nối xương đùi với xương cẳng chân (xương chày). Xương mác nằm ngoài cẳng chân và xương bánh chè là một trong những xương khác góp phần tạo nên khớp gối.

Gân kết nối xương đầu gối với cơ chân, giúp khớp gối cử động linh hoạt hơn. Các dây chằng xung quanh xương đầu gối có nhiệm vụ tạo sự ổn định cho đầu gối. Có các loại dây chằng gối như dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng giữa và dây chằng bên.

Hai miếng sụn hình chữ C là sụn chêm giữa và sụn bên có vai trò làm giảm xóc giữa xương đùi và xương chày. Còn bao hoạt dịch chứa chất dịch lỏng có tác dụng bôi trơn giúp đầu gối cử động trơn tru hơn.

3. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

2 nguyên nhân chính là thoái hóa thứ phát và thoái hóa nguyên phát.

2 nguyên nhân chính là thoái hóa thứ phát và thoái hóa nguyên phát.

a. Thoái hóa khớp gối nguyên phát

Những nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp gồm:

Tuổi tác: Tuổi càng cao thì quá trình tổng hợp của sụn ngày càng bị suy giảm. Đồng thời, sau tuổi trưởng thành, tế bào sụn cũng không có khả năng sinh sản và tự tái tạo.

Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị thoái hóa khớp gối thì tỷ lệ mắc bệnh cũng trở nên cao hơn.

Nội tiết: Những người mắc bệnh đái tháo đường hay phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh có thể dễ mắc các bệnh xương khớp, đặc biệt thoái hóa khớp gối.

b. Thoái hóa khớp gối thứ phát

Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm khớp cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do dây chằng chéo trước của khớp gối yếu hơn, hay phụ nữ có thói quen đi giày cao gót gây áp lực trực tiếp lên sụn, tạo cơ hội thoái hóa tiến triển nhanh hơn.

Thừa cân: Trọng lượng cơ thể dư thừa tạo áp lực lên hai khớp gối khiến sụn khớp nhanh hao mòn theo thời gian. Theo khảo sát, phụ nữ béo phì trên 40 tuổi có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường. Những người béo phì chỉ cần giảm 5kg thì sẽ giảm nguy cơ thoái hóa xuống một nửa.

Chấn thương: Các chấn thương trong tập thể dục thể thao, lao động có thể làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng… Từ đó khiến sụn khớp bị tổn thương. Lâu dài sẽ gây nguy cơ thoái hóa khớp gối cao.

Uống rượu bia nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.

Uống rượu bia nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.

Các bệnh lý: Béo phì, gout, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, rối loạn chuyển hóa. Bàn chân bẹt… đều là những bệnh có ảnh hưởng xấu đến xương khớp và sụn.

Sử dụng sai thuốc corticoid: Các loại thuốc corticoid được áp dụng nhiều trong điều trị chống dị ứng, kháng viêm, ức chế miễn dịch. Nếu làm dụng Corticoid thì càng làm tăng mức độ thoái hóa khớp.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc ăn uống thiếu chất cũng khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn. Hay uống rượu bia nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.

4. Những triệu chứng cho thấy khớp gối bị thoái hóa

Người ta chia thoái hóa khớp gối thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn đặc trưng bởi các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau:

a. Giai đoạn 1

Sụn khớp gối bị thoái hóa trong giai đoạn này thường chưa có biểu hiện rõ ràng. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu do sự mài mòn xảy ra giữa các thành phần khớp là không đáng kể.

b. Giai đoạn 2

Đây được coi là giai đoạn nhẹ của bệnh. Nếu người bệnh chụp X-quang sẽ thấy ở khớp gối, không gian giữa các xương chưa bị thu hẹp, các xương không bị cọ xát với nhau. Đồng thời, chất lỏng hoạt dịch được duy trì đủ để khớp vận động bình thường.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, người bệnh đã có thể có các triệu chứng của bệnh như: đau sau một ngày dài đi bộ, chạy, cứng khớp nhiều hơn khi không cử động trong một vài giờ, đau khi quỳ/cúi…

c. Giai đoạn 3

Trong giai đoạn này, thoái hóa khớp gối được phân loại ở mức độ trung bình. Sụn giữa các xương đã có dấu hiệu tổn thương rõ ràng, không gian giữa các xương bắt đầu thu hẹp lại. Người bệnh có thể có khả năng bị đau thường xuyên khi đi bộ, chạy, cúi, quỳ… Hay có thể bị cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài, lúc buổi sáng thức dậy. Trong khi đó, hiện tượng sưng khớp sẽ xuất hiện nếu người bệnh cử động liên tục trong thời gian dài.

d. Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn khá nghiêm trọng của bệnh. Nếu bệnh diễn tiến đến giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau, khó chịu mỗi khi đi bộ hoặc cử động khớp. Nguyên nhân là do không gian giữa các xương bị giảm đáng kể, sụn hầu như không còn nguyên vẹn khiến khớp bị cứng và đôi lúc trở nên bất động. Lượng chất lỏng hoạt dịch cũng ít đi, không còn đảm nhận được nhiệm vụ giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động của khớp.

5. 7 biến chứng thoái hóa khớp gối hay gặp

7 biến chứng thoái hóa khớp gối hay gặp

7 biến chứng thoái hóa khớp gối hay gặp

Thoái hóa khớp gối có thể gây ra những khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống thường ngày. Nếu tình trạng bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như:

a. Tăng nguy cơ chấn thương đầu gối

Những bệnh nhân lớn tuổi bị thoái hóa khớp thường khó khăn trong thực hiện các hoạt động vận động hàng ngày. Các cơn đau dữ dội làm giảm khả năng vận động, giữ thăng bằng, tăng nguy cơ tai nạn và thương tích. Thống kê cho thấy, những người bị thoái hóa khớp có nguy cơ té ngã cao hơn 30% so với người bình thường và nguy cơ gãy xương cao hơn 20%.

b. Mất xương

Nếu thoái hóa khớp nặng, sụn mất dần và nhanh chóng sẽ dẫn đến mất xương. Chết tế bào xương là một biến chứng nghiêm trọng trong thoái hóa khớp gối. Khi đó, người bệnh cần có sự can thiệp phẫu thuật để loại bỏ các phần xương bị ảnh hưởng.

c. Mất ổn định khớp

Do đứt gân, đứt dây chằng quanh khớp có thể làm ảnh hưởng đến sự ổn định của khớp.

d. Tăng cơn đau

Dây thần kinh quanh xương, sụn bị chèn ép khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn, gây ngứa, ran, tê hoặc yếu chi.

e. Kèm theo bệnh lý khác

Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể dẫn đến lối sống ít vận động. Lâu dần, người bệnh dễ đối mặt với nguy cơ các bệnh lý như tăng cân béo phì, đái tháo đường, tim mạch, ung thư.

f. Hình thành u nang sau đầu gối

Những u nang này thường được gọi là u nang Baker. Chúng gây áp lực lên các mạch máu làm giảm lưu lượng máu bình thường, từ đó khiến người bệnh bị sưng, đau ở chân.

g. Tăng nguy cơ bị gout

Bệnh nhân thoái hóa khớp có nồng độ acid uric trong máu cao dễ dẫn đến bệnh gout. Đây cũng là một dạng khác của viêm khớp.

Thoái hóa khớp gối là một trong những tác nhân hàng đầu gây tàn phế nếu người bệnh chủ quan. Do đó, khi phát hiện có các dấu hiệu bất thường ở đầu gối, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Hy vọng bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/10/2021 - Cập nhật 23/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắc bệnh thoái hóa khớp gối nên làm gì?

Mắc bệnh thoái hóa khớp gối nên làm gì?

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý phức tạp, diễn tiến âm thầm nên rất khó phát hiện. Khi bệnh trở nặng thường gây ra nhiều đau đớn và các biến chứng nguy hiểm, ảnh ...

26/10/2021

656 Lượt xem

5 Phút đọc

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bị thoái hóa khớp gối cần được chẩn đoán và điều...

26/10/2021

522 Lượt xem

7 Phút đọc

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Khớp gối nằm ở đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau xương bánh chè, được che phủ bởi sụn khớp. Khi vận động, khớp được trượt trên bề mặt...

25/10/2021

561 Lượt xem

5 Phút đọc

7 biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp gối hiệu quả

7 biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp gối hiệu quả

Trước đây, thoái hóa khớp gối được xem là căn bệnh của người cao tuổi, là dấu hiệu của sự lão hóa khi các sụn khớp bắt đầu mòn đi và gây đau. Tuy nhiên, các...

15/10/2021

1256 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG