Nội dung chính
  • 1. Chức năng của bàng quang và nhận biết các biểu hiện bất thường
  • 2. Viết nhật ký đi tiểu
  • 3. Tập đi tiểu theo giờ
  • 4. Điều chỉnh chế độ ăn uống
  • 5. Điều chỉnh lượng nước uống
  • 6. Kiểm soát cân nặng
  • 7. Chống táo bón
  • 8. Ngừng hút thuốc lá
Nội dung chính
  • 1. Chức năng của bàng quang và nhận biết các biểu hiện bất thường
  • 2. Viết nhật ký đi tiểu
  • 3. Tập đi tiểu theo giờ
  • 4. Điều chỉnh chế độ ăn uống
  • 5. Điều chỉnh lượng nước uống
  • 6. Kiểm soát cân nặng
  • 7. Chống táo bón
  • 8. Ngừng hút thuốc lá
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Thay đổi lối sống ở người mắc chứng bàng quang tăng hoạt

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Chuyên khoa Nội tổng hợp,Thận Tiết niệu,Nam học
Thay đổi lối sống ở người mắc chứng bàng quang tăng hoạt như: Điều chỉnh chế độ ăn uống, Tập đi tiểu theo giờ, Viết nhật ký đi tiểu, Điều chỉnh lượng nước uống... Cùng ISOFHCARE xem chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Chức năng của bàng quang và nhận biết các biểu hiện bất thường
  • 2. Viết nhật ký đi tiểu
  • 3. Tập đi tiểu theo giờ
  • 4. Điều chỉnh chế độ ăn uống
  • 5. Điều chỉnh lượng nước uống
  • 6. Kiểm soát cân nặng
  • 7. Chống táo bón
  • 8. Ngừng hút thuốc lá

Bàng quang tăng hoạt là một chứng bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng tiểu gấp, tiểu không tự chủ, tiểu són làm người bệnh mất tự tin vào bản thân, luôn trong trạng thái lo sợ mắc tiểu, không dám uống nước… từ đó kéo theo nhiều hệ lụy khác

Thay đổi lối sống ở người mắc chứng bàng quang tăng hoạt

Thay đổi lối sống ở người mắc chứng bàng quang tăng hoạt

Điều trị bàng quang tăng hoạt bao gồm nhiều phương pháp như dùng thuốc, phẫu thuật… tuy nhiên các biện pháp can thiệp hành vi được coi là bước điều trị đầu tiên và cũng là khuyến cáo hàng đầu của các hiệp hội tiết niệu trên toàn thế giới. Dưới đây là các thay đổi về lối sống, hành vi mà người mắc bàng quang tăng hoạt cần biết. 

“Bài viết dựa trên Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Hội chứng bàng quang tăng hoạt ở người lớn của Hội Tiết niệu và Thận học Việt Nam”

1. Chức năng của bàng quang và nhận biết các biểu hiện bất thường

Đây là bước đầu tiên, cũng là cơ sở để bệnh nhân nhận thức và thực hiện các hướng dẫn nhằm đưa chức năng bàng quang trở về bình thường. Các thông số cơ bản như số lần đi tiểu bình thường trong 1 ngày (3-4 lần), số lần tiểu đêm (không quá 1 lần/đêm), thời gian 1 lần đi tiểu (khoảng 25 - 30 giây)… được bác sĩ truyền đạt đến người bệnh để họ hiểu hơn về sinh lý tiểu tiện thông thường và nhận biết được mức độ rối loạn mà mình đang gặp phải.

2. Viết nhật ký đi tiểu

Nhật ký đi tiểu là cơ sở dữ liệu để thầy thuốc và bệnh nhân nhận biết được mức độ và dạng thức của bàng quang tăng hoạt. Mẫu nhật ký đi tiểu được bác sĩ đưa cho người bệnh đồng thời hướng dẫn người bệnh ghi chép về số lần đi tiểu, thời gian đi tiểu, mức độ gấp gáp của lần đi tiểu…

Người bệnh được hướng dẫn ghi nhật ký đi tiểu từ 3 – 7 ngày, càng chi tiết càng tốt, qua đó, bác sĩ nắm được chính xác diễn biến bệnh trong ngày của bệnh nhân, do vậy, kế hoạch điều trị được điều chỉnh thích hợp hơn.

3. Tập đi tiểu theo giờ

Thực tế thì thói quan đi tiểu nhiều lần có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Chính vì thế, người bệnh nên dần dần tập đi tiểu theo giờ, cố kìm nén cảm giác mắc tiểu nếu chưa đến thời gian quy định. Khoảng thời gian thích hợp giữa hai lần đi tiểu là từ 3 – 4 giờ, không nhất thiết phải đi tiểu mỗi khi có cảm giác khác lạ trong bàng quang.

Thay đổi lối sống ở người mắc chứng bàng quang tăng hoạt

Thay đổi lối sống ở người mắc chứng bàng quang tăng hoạt

4. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Một số đồ ăn, thức uống làm tình trạng rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân bàng quang tăng hoạt thêm trầm trọng hơn. Đặc biệt là các đồ uống mang tính chất lợi tiểu và kích thích bàng quang như nước ngọt, bia rượu và đặc biệt là cà phê. Các nghiên cứu cho thấy cafein vừa có tính lợi tiểu, vừa làm tăng sức co bóp cơ bàng quang, vừa làm tăng kích thích bàng quang.

Nếu có thể, người bệnh nên kiêng tuyệt đối đồ ăn thức uống chứa cafein. Trong trường hợp khó bỏ được, bệnh nhân không nên uống quá 2 ly cà phê (tương đương 200 mg) mỗi ngày và giảm xuống thấp nhất có thể.

Ngoài ra, người bệnh cũng không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên, rán, quá chua hoặc quá cay. Tất cả những thực phẩm này đều có thể tăng kích thích bàng quang và gây đi tiểu nhiều lần hơn.

5. Điều chỉnh lượng nước uống

Nhiều người quan niệm bệnh nhân bàng quang tăng hoạt cần hạn chế nước để khỏi phải đi tiểu nhiều lần. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, bởi lẽ, mặc dù uống nước quá nhiều gây nên số lượng nước tiểu nhiều, dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần nhưng ở thái cực ngược lại, khi uống quá ít nước, nước tiểu sẽ bị cô đặc, gây kích thích niêm mạc bàng quang gây tiểu gấp, đồng thời là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Thay đổi lối sống ở người mắc chứng bàng quang tăng hoạt bằng cách uống nước

Thay đổi lối sống ở người mắc chứng bàng quang tăng hoạt bằng cách uống nước

Do vậy, cần đảm bảo uống ĐỦ nước hằng ngày, lượng nước khuyến cáo cho bệnh nhân là khoảng 1500 ml/ngày hoặc 30 ml/kg cân nặng. Những bệnh nhân bị tiểu đêm nên hạn chế uống nước sau 6 giờ tối. 

6. Kiểm soát cân nặng

Bệnh nhân béo phì làm tăng áp lực trong ổ bụng, đè ép lên bàng quang và đáy chậu, làm nặng hơn các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt và tiểu không kiểm soát. Giảm cân được chứng minh là một biện pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt.

7. Chống táo bón

Bệnh nhân táo bón mạn tính làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn tiểu tiện trong đó có bàng quang tăng hoạt. Ngược lại, khi tình trạng táo bón được cải thiện, các triệu chứng tiểu gấp và tiểu nhiều lần cũng giảm đi. Ăn nhiều chất xơ, các loại rau nhuận tràng như mùng tơi, rau đay… kết hợp với thói quen đại tiện hằng ngày vào khung giờ nhất định là các biện pháp để cải thiện tình trạng táo bón của bệnh nhân.

8. Ngừng hút thuốc lá

Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra mối liên quan của tình trạng nghiện thuốc lá, triệu chứng ho mạn tính với các triệu chứng đường niệu. Bỏ thuốc lá không những tốt cho triệu chứng đường tiểu dưới (trong đó có bàng quang tăng hoạt) mà còn giảm tỉ lệ ung thư phổi – căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng đang có xu hướng ngày một gia tăng.

Ngừng hút thuốc lá

Thay đổi lối sống ở người mắc chứng bàng quang tăng hoạt

Tóm lại, can thiệp hành vi là bước đầu tiên trong điều trị bàng quang tăng hoạt, các biện pháp này cần đến sự cố gắng rất nhiều của người bệnh. Đôi khi chỉ cần thay đổi lối sống theo chỉ dẫn trên, tập luyện các bài tập dành cho người bệnh mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt thì các triệu chứng đã giảm rõ rệt và không cần can thiệp điều trị tích cực hơn.

Đối với các trường hợp không đáp ứng với liệu pháp thay đổi hành vi, điều trị bằng thuốc và phẫu thuật có thể cần được chỉ định. Nội dung này sẽ được trình bày trong các bài viết tiếp theo.  

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/02/2022 - Cập nhật 27/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sinh thiết thận và những điều cần biết

Sinh thiết thận và những điều cần biết

Trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thận – tiết niệu, đặc biệt là các bệnh lý cầu thận, sinh thiết thận là một chỉ định thường được bác sĩ đặt ra cho bệnh...

13/06/2022

1878 Lượt xem

4 Phút đọc

Xốp tủy thận và những điều cần biết

Xốp tủy thận và những điều cần biết

Bệnh xốp tủy thận hay còn gọi là bệnh tủy thận dạng bọt biển (Cacchi Ricci) là một bệnh lý bẩm sinh gây tổn thương các ống dẫn nước tiểu nhỏ ở vùng tủy thận....

13/06/2022

5234 Lượt xem

4 Phút đọc

Bệnh thận IgA và những điều cần biết

Bệnh thận IgA và những điều cần biết

Bệnh thận IgA là một trong số những bệnh thận phổ biến nhất gây nên viêm cầu thận mạn ở người châu Á. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn ...

13/06/2022

3377 Lượt xem

4 Phút đọc

Những điều cần biết về u cơ mỡ mạch thận

Những điều cần biết về u cơ mỡ mạch thận

Trong các khối u lành tính ở thận, u cơ mỡ mạch (Angiomyolipomas) là loại u hay gặp nhất. Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên, tuy về cơ bản không gây...

13/06/2022

5549 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG