Nội dung chính
  • 1. Vaccine Covid-19 AstraZeneca
  • 2. Khuyến cáo tiêm chủng
  • 3. Chỉ định tiêm vaccine AstraZeneca với một số nhóm người đặc biệt
  • 4. Chống chỉ định tiêm vaccine
  • 5. Một số tác dụng phụ khi tiêm phòng vaccine AstraZeneca
  • 6. Có cần xét nghiệm dị ứng trước khi tiêm vaccine?
  • 7. Một số lưu ý trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19
  • 8. Một số lưu ý sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19
Nội dung chính
  • 1. Vaccine Covid-19 AstraZeneca
  • 2. Khuyến cáo tiêm chủng
  • 3. Chỉ định tiêm vaccine AstraZeneca với một số nhóm người đặc biệt
  • 4. Chống chỉ định tiêm vaccine
  • 5. Một số tác dụng phụ khi tiêm phòng vaccine AstraZeneca
  • 6. Có cần xét nghiệm dị ứng trước khi tiêm vaccine?
  • 7. Một số lưu ý trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19
  • 8. Một số lưu ý sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tất tần tật về vaccine AstraZeneca

Những thông tin cần biết về vaccine Covid-19 Astrazeneca đang được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam. Những thông tin hữu ích và cần thiết, bạn hãy lưu lại và chia sẻ cho bạn bè, người thân để cộng đồng có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn trước, trong và sau khi tiêm vaccine nhé.
Nội dung chính
  • 1. Vaccine Covid-19 AstraZeneca
  • 2. Khuyến cáo tiêm chủng
  • 3. Chỉ định tiêm vaccine AstraZeneca với một số nhóm người đặc biệt
  • 4. Chống chỉ định tiêm vaccine
  • 5. Một số tác dụng phụ khi tiêm phòng vaccine AstraZeneca
  • 6. Có cần xét nghiệm dị ứng trước khi tiêm vaccine?
  • 7. Một số lưu ý trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19
  • 8. Một số lưu ý sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19

1. Vaccine Covid-19 AstraZeneca

Là vaccine phòng bệnh Covid-19 do virus Sars-CoV-2 gây nên. Vaccine AstraZeneca của Hãng dược nổi tiếng thế giới – AstraZeneca (Vương quốc Anh). Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ con người trước tác nhân gây bệnh COVID-19 lên đến hơn 89%, dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng.

Vaccine Covid-19 AstraZeneca

Vaccine này được nhiều quốc gia chấp thuận lưu hành và sử dụng.

Tổ chức Y tế Thế giới thông qua chấp thuận sử dụng vaccine trong trường hợp khẩn cấp và ngày 12/2/2021. Tại Việt Nam, Vaccine Covid-19 AstraZeneca được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. 

2. Khuyến cáo tiêm chủng

- Vaccine AstraZeneca được chỉ định tiêm cho người từ 18 tuổi trở nên để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra.

- Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi từ 8 đến 12 tuần

- Mỗi liều tiêm 0.5 ml đường tiêm bắp

- Hiệu lực của vaccine từ 62 - 90% bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh Covid-19 (Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng)

Những điều cần biết về Xét nghiệm PCR và test nhanh Covid-19

- Khuyến cáo nên tiêm đủ 2 liều của cùng 1 loại vaccine phòng Covid-19. Trong bối cảnh nguồn vaccine  Covid-19 hạn chế, không đủ để đảm bảo mỗi người được tiêm đủ 2 liều vaccine cùng loại có thể tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 Pfizer cho những người đã tiêm mũi 1 vaccine  AstraZeneca. 

3. Chỉ định tiêm vaccine AstraZeneca với một số nhóm người đặc biệt

- Người từ 65 tuổi trở nên: là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc Covid-19 nặng và tử vong nên cần được tiêm chủng.

- Người mắc bệnh nền, bệnh mãn tính

Một nghiên cứu tại Hàn Quốc được công bố ngày 17/6 cho thấy, ở những người từ 60 tuổi trở lên, vaccine AstraZeneca đạt hiệu quả 78,9% đối với virus SARS-CoV-2 sau 2 tuần tiêm mũi đầu tiên. Nghiên cứu này cũng kết luận, vắc xin AstraZeneca và Pfizer đều có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa nguy cơ tử vong vì COVID-19 ở người từ 60 tuổi trở lên. Cùng với AstraZeneca còn có 2 loại vaccine được chỉ định cho người lớn tuổi (>65 tuổi) và người có bệnh lý nền là Pfizer và Moderna.

Tất tần tật về vaccine AstraZeneca

- Phụ nữ mang thai: khuyến cáo tiêm chủng nếu lợi ích của việc tiêm vaccine vượt trội hơn các rủi ro tiềm ẩn của vaccine, chẳng hạn như phụ nữ mang thai là nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao hoặc có các bệnh đi kèm nằm trong nhóm nguy cơ cao bị mắc Covid-19 nặng.

- Phụ nữ cho con bú: tiêm vaccine nếu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao như nhân viên y tế, không cần tạm ngừng cho con bú sau khi tiêm vaccine

- Người bị nhiễm Covid trước đó: có triệu chứng hay không có triệu chứng đều có thể tiêm vaccine sau 6 tháng khỏi bệnh.

Các đối tượng trên và một số đối tượng khác như người có HIV, Người bị suy giảm miễn dịch,...cần cung cấp thông tin về tình trạng bệnh cho nhân viên y tế trong quá trình khám sàng lọc để được tư vấn trước khi tiến hành tiêm chủng và theo dõi sau tiêm.

4. Chống chỉ định tiêm vaccine

- Người có tiền sử phản ứng nặng phản vệ độ 2 trở nên với bất kỳ dị nguyên nào

- Người có tiền sử phản ứng nặng hoặc phản vệ độ 2 trở nên sau tiêm mũi 1 sẽ không tiêm mũi 2 của vaccine này

- Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vaccine này

5. Một số tác dụng phụ khi tiêm phòng vaccine AstraZeneca

Giống như một số loại vaccine khác, sau tiêm chủng có thể gặp một số phản ứng phổ biến như:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm: Nổi ban đỏ, chai cứng, sưng, ngứa, đỏ tại chỗ tiêm.
  • Một số phản ứng toàn thân khác: Sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy.

Và một số phản ứng ít gặp:

- Chóng mặt, đau bụng, sưng hạch, vã mồ hôi, ngứa, phát ban

- Phản ứng nặng sau tiêm (rất ít gặp): giảm tiểu cầu,... 

6. Có cần xét nghiệm dị ứng trước khi tiêm vaccine?

Tỉ lệ dị ứng do vaccine rất thấp và nhiều cơ quan y tế trên thế giới không khuyến cáo test dị nguyên với tiêm vaccine.

Có cần xét nghiệm dị ứng trước khi tiêm vaccine?

Trước khi tiêm vaccine, người từng có cơ địa dị ứng cần khai báo kỹ để bác sĩ cân nhắc việc có nên tiêm vaccine hay không, có cần xét nghiệm dị ứng trước tiêm không và nếu tiêm sẽ có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.

Hiện tại chưa có đơn vị nào nào làm test dị ứng trực tiếp với vaccine Covid-19 mà chỉ thực hiện xét nghiệm tìm dị nguyên gây dị ứng để nhận biết tình trạng dị ứng nặng hay nhẹ, nguyên nhân do đâu. Từ đó để bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh lý dị ứng miễn dịch và có nên tiêm hay không. 

Thông qua các triệu chứng có thể dễ dàng phát hiện dị ứng, nhưng xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng lại không dễ dàng. Do đó, cần đến xét nghiệm dị ứng tìm nguyên nhân gây dị ứng.

7. Một số lưu ý trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19

Nhiều địa điểm tiêm sẽ yêu cầu giấy xác nhận kết quả xét nghiệm âm tính theo hình thức test nhanh Covid-19 trước khi thực hiện tiêm vaccine Covid-19 và và có tấm chắn giọt bắn trong quá trình tiêm. Đây là loại xét nghiệm có kết quả nhanh trong 30 phút giúp phát hiện sớm các ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Đảm bảo 5K, giãn cách, vì người tiêm vaccine được bảo vệ rồi, còn người chưa tiêm chưa được bảo vệ. Người tiêm rồi vẫn có thể bị nhiễm, vì vậy ngoài phòng vệ cho bản thân, thì phải phòng vệ cho cả cộng đồng.

8. Một số lưu ý sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19

- Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút ngay sau khi tiêm vaccine để được cán bộ y tế theo dõi, hát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng. Thông báo ngay nhân viên y tế khi có bất kỳ triệu chứng nào bất thường để cấp cứu kịp thời các trường hợp sốc phản vệ.

- Theo dõi sau tiêm tại nhà, khi có các dấu hiệu khác thường hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn khám bệnh trực tuyến sau tiêm hoặc đến Bệnh viện gần nhất.

Chuẩn bị sẵn các thuốc

- Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế, nếu không giảm thì goi điện thoại với bác sĩ để được tư vấn trực tuyến hoặc đến cơ sở y tế nơi gần nhất.

- Luôn có người hỗ trợ 24/24h, ít nhất 3 ngày đầu sau tiêm;

- Không sử dụng chất kích thích trong 03 ngày đầu sau tiêm;

- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ;

1. Theo dõi tai điểm tiêm chủng Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút ngay sau khi tiêm vaccine   Thông báo ngay nhân viên y tế khi có bất kỳ triệu chứng nào bất thường để cấp cứu kịp thời các trường hợp sốc phản vệ;  Xác nhận tiêm và hướng dẫn theo dõi tại nhà: bác sĩ sẽ dặn dò kỹ lưỡng về theo dõi sau tiêm, nhận giấy xác nhận tiêm và giấy hướng dẫn theo dõi sau tiêm tại nhà;  2. Tự theo dõi tại nhà Khi gặp một trong các dấu hiệu sau hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn khám bệnh trực tuyến hoặc đến Bệnh viện gần nhất:  - Tê cứng quanh môi hoặc lưỡi nhiều  - Phát ban, nổi mẩn đỏ hoặc tím hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da  - Cảm giác ngứa họng, căng cứng, nghẹn họng, nói khó  - Đau đầu kéo dài hoặc dữ dội; ngủ li bì, ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật  - Tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực, ngất  - Nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy  - Khó thở, thở rít, khò khè, tím tái  - Toàn thân:  + Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường  + Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn  + Sốt cao liên tục trên 390C mà không đáp ứng với thuốc hạ sốt  3. Những điều cần lưu ý sau tiêm vaccine Covid-19 - Luôn có người hỗ trợ 24/24h, ít nhất 3 ngày đầu sau tiêm  - Không sử dụng chất kích thích trong 03 ngày đầu sau tiêm  - Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ  - Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì khám ngay, không bôi, chườm đắp bất kỳ thứ gì vào chỗ sưng đau (có thể gọi hotline).  - Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có: - Sốt dưới 38,50C: Nới lỏng quần áo, chườm ấm, không để nhiễm lạnh  - Sốt từ 38,50C trở lên: Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế, nếu không giảm thì báo số điện thoại ở trên hoặc đến cơ sở y tế nơi gần nhất.  - Chuẩn bị sẵn các thuốc:  + Thuốc hạ sốt: Paracetamol 500mg x 1 vỉ 2.  + Thuốc chống dị ứng: Telfast 180mg x 2 viên hoặc loại thuốc chống dị ứng khác  Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.  Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

- Dù có tiêm vaccine, vẫn phải đảm bảo 5K, giãn cách, vì người tiêm vaccine được bảo vệ rồi, còn người chưa tiêm chưa được bảo vệ. Người tiêm rồi vẫn có thể bị nhiễm, vì vậy ngoài phòng vệ cho bản thân, thì phải phòng vệ cho cả cộng đồng.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/09/2021 - Cập nhật 15/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Những thắc mắc về tiêm Vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11...

Trước diễn biến phức tạp và khả năng lây lan nhanh của các chủng virus mới, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trở nên cấp thiết.

27/04/2022

688 Lượt xem

4 Phút đọc

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Nhưng lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

Ai cần tiêm mũi tiêm bổ sung vắc xin phòng Covid-19, mũi tiêm bổ sung nên tiêm loại nào?,....ISOFHCARE sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc ngay trong bài viết...

21/12/2021

1083 Lượt xem

3 Phút đọc

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em

Tiêm phòng vắc xin Covid-19 sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ mắc và tử vong do nhiễm virus SAR-COV 2. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải những phản ứng thông...

03/11/2021

1136 Lượt xem

4 Phút đọc

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Lộ trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi Covid-19. Những người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sẽ có đáp ứng miễn dịch...

21/10/2021

1307 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG