Nội dung chính
  • 1. Sỏi tiết niệu có liên quan như thế nào đến thói quen uống nước hằng ngày?
  • 2. Các thực phẩm nào có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu?
  • 3. Thuốc nào gây tăng nguy cơ tạo sỏi tiết niệu?
  • 4. Uống nhiều Canxi có làm tăng nguy cơ mắc sỏi tiết niệu hay không?
  • 5. Nhiễm trùng đường tiểu có làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu?
  • 6. Người mắc bệnh mạn tính gì làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu?
  • 7. Các bất thường nào về mặt hình thái của đường tiết niệu làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi?
Nội dung chính
  • 1. Sỏi tiết niệu có liên quan như thế nào đến thói quen uống nước hằng ngày?
  • 2. Các thực phẩm nào có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu?
  • 3. Thuốc nào gây tăng nguy cơ tạo sỏi tiết niệu?
  • 4. Uống nhiều Canxi có làm tăng nguy cơ mắc sỏi tiết niệu hay không?
  • 5. Nhiễm trùng đường tiểu có làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu?
  • 6. Người mắc bệnh mạn tính gì làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu?
  • 7. Các bất thường nào về mặt hình thái của đường tiết niệu làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tất tần tật những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu

Uống nước, chế độ ăn, thuốc, thuốc canxi, nhiễm trùng đường tiểu, bệnh mạn tính,...là những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu, cùng ISOFHCARE tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính
  • 1. Sỏi tiết niệu có liên quan như thế nào đến thói quen uống nước hằng ngày?
  • 2. Các thực phẩm nào có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu?
  • 3. Thuốc nào gây tăng nguy cơ tạo sỏi tiết niệu?
  • 4. Uống nhiều Canxi có làm tăng nguy cơ mắc sỏi tiết niệu hay không?
  • 5. Nhiễm trùng đường tiểu có làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu?
  • 6. Người mắc bệnh mạn tính gì làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu?
  • 7. Các bất thường nào về mặt hình thái của đường tiết niệu làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi?

1. Sỏi tiết niệu có liên quan như thế nào đến thói quen uống nước hằng ngày?

Sỏi tiết niệu ở những bệnh nhân đang điều trị bệnh sỏi tiết niệu thì nước được coi như một loại thuốc vừa hiệu quả, vừa rẻ tiền. Nước không chỉ hỗ trợ điều trị tống sỏi ra ngoài cơ thể mà còn giúp hạn chế hình thành sỏi trở lại.

Khi cơ thể thiếu nước, nước tiểu bị cô đặc và tạo điều kiện cho các chất hữu cơ, vô cơ có trong nước tiểu kết tủa tạo thành sỏi. Bổ sung nước cho cơ thể là vô cùng cần thiết, thậm chí ngay cả khi không có sỏi tiết niệu. Mặc dù vậy, cần chú ý rằng có một số cách uống nước có thể có tác dụng ngược lại, làm gia tăng nguy cơ tạo sỏi hơn.

Sỏi tiết niệu có liên quan như thế nào đến thói quen uống nước hằng ngày?

Sỏi tiết niệu có liên quan như thế nào đến thói quen uống nước hằng ngày?

Ví dụ như:

  • Chỉ uống nước khi thấy khát
  • Sử dụng các loại nước đóng chai (nước ngọt, nước có ga, bia, rượu…) thay cho nước lọc 
  • Uống nước trà mạn trong một thời gian kéo dài

Cần lưu ý rằng, cung cấp đủ nước cho cơ thể nhưng không phải cung cấp cùng một lúc mà chia đều ra trong ngày. Nên uống nước đã được lọc qua máy để tránh các ion kim loại nặng, tạp chất,… Nước đun sôi để quá 2 ngày và nước đun lại nhiều lần dễ lắng đọng các chất cứng cũng không nên uống. 

2. Các thực phẩm nào có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu?

Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành sỏi tiết niệu. Một số thói quen ăn uống làm gia tăng nồng độ Canxi trong nước tiểu, dẫn đến tăng nguy cơ tạo sỏi, bao gồm:

  • Ăn quá mặn
  • Ăn không đủ Kali (kali có nhiều trong các loại hoa quả trái cây như chuối, nho, cam…)
  • Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
  • Một chế độ ăn toàn đạm động vật kéo dài cũng có thể gây gia tăng nguy cơ hình thành sỏi. 

Ngoài ra, đối với những bệnh nhân có những rối loạn hấp thu làm tăng nồng độ oxalat trong nước tiểu hoặc đã được chẩn đoán sỏi tiết niệu trước đó, cần tránh tiêu thụ hoặc sử dụng quá mức các thực phẩm giàu oxalat như trà, cà phê, sô cô la, quả việt quất, hạnh nhân…  

3. Thuốc nào gây tăng nguy cơ tạo sỏi tiết niệu?

Tương tự như thức ăn, một số thuốc hoặc sản phẩm chuyển hóa của nó có thể làm gia tăng nồng độ các chất tạo sỏi trong đường tiểu và hình thành sỏi tiết niệu nếu sử dụng kéo dài.

Thuốc nào gây tăng nguy cơ tạo sỏi tiết niệu?

Thuốc nào gây tăng nguy cơ tạo sỏi tiết niệu?

Ví dụ như:

  • Bổ sung quá mức vitamin D và Canxi.
  • Thuốc điều trị hạ acid uric máu nhóm ức chế tái hấp thu urat niệu (Probenecid).
  • Thuốc giảm cân Orlistat (làm tăng nồng độ oxalat trong nước tiểu).
  • Sử dụng kéo dài một số nhóm thuốc kháng sinh (Cephalosporin, penicillin, quinolon…).
  • Các loại thuốc nhuận tràng. 
  • Dùng vitamin C kéo dài, vitamin B6, nhiễm độc barbiturat.

4. Uống nhiều Canxi có làm tăng nguy cơ mắc sỏi tiết niệu hay không?

Uống nhiều Canxi không làm tăng nguy cơ mắc sỏi tiết niệu do hàm lượng canxi trong máu không đóng vai trò quyết định trong việc gia tăng hình thành sỏi tiết niệu mà là nồng độ canxi niệu. Theo một thống kê, trung bình cứ 100 mg canxi trong thức ăn đưa vào sẽ làm tăng 8 mg/ngày lượng canxi niệu ở người bình thường và làm tăng 20 mg/ngày lượng canxi niệu ở người có tình trạng tăng canxi niệu trước đó.

Việc bổ sung canxi có liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ không làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi. Không nên tự ý bổ sung canxi hoặc sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa canxi không rõ nguồn gốc, không có hàm lượng nếu chưa được sự tư vấn của các bác sĩ chuyên ngành.

5. Nhiễm trùng đường tiểu có làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu?

Có mối quan hệ nhân quả giữa nhiễm trùng đường tiểu và sỏi tiết niệu. Việc nhiễm khuẩn tái đi tái lại gây biến đổi các cấu trúc cơ và niêm mạc tạo điều kiện cho sự kết tủa của các tinh thể sỏi. Bản thân các xác vi khuẩn, xác bạch cầu, mảng hoại tử… cũng có thể trở thành hạt nhân hình thành sỏi. 

6. Người mắc bệnh mạn tính gì làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu?

Một số bệnh lý nội khoa thường gặp có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu.

Người mắc bệnh mạn tính gì làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu?

Người mắc bệnh mạn tính gì làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu?

Ví dụ:

  • Bệnh Gút: sỏi tiết niệu là một trong những biểu hiện tổn thương thận của Gút mạn tính, bản chất sỏi trong gút mạn thường là sỏi urat, thường khó phát hiện khi chụp XQ thông thường do sỏi này không cản quang.
  • Các rối loạn chuyển hóa làm tăng oxalat niệu (bẩm sinh hoặc mắc phải).
  • Toan hóa ống thận 
  • Bệnh xốp tủy thận (Bệnh tủy thận dạng bọt biển)
  • Bệnh thận đa nang di truyền 
  • Cường cận giáp (nguyên phát và thứ phát).
  • Ung thư xương hoặc ung thư di căn xương gây tình trạng hủy xương gây tăng nồng độ canxi trong nước tiểu, làm tăng tỉ lệ hình thành sỏi tiết niệu.
  • Đái tháo đường – một bệnh lý mạn tính cũng có mối quan hệ mật thiết với sự hình thành sỏi đường tiết niệu.

7. Các bất thường nào về mặt hình thái của đường tiết niệu làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi?

Những bất thường về hình thái của đường tiết niệu gây cản trở đường đi của nước tiểu, gây ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi hình thành. Một số bất thường hay gặp như:

  • Chít hẹp niệu quản (bẩm sinh hoặc sau khi thực hiện các can thiệp, phẫu thuật đường niệu)
  • Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản
  • Hẹp van niệu đạo sau hoặc trước 
  • Ứ nước thận bẩm sinh
  • Thận lạc chỗ…

Giới tính, độ tuổi, cân nặng và các thói quen sống hàng ngày cũng là những yếu tố nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu. Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu về sỏi tiết niệu trong các bài viết tiếp theo

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/01/2022 - Cập nhật 20/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sinh thiết thận và những điều cần biết

Sinh thiết thận và những điều cần biết

Trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thận – tiết niệu, đặc biệt là các bệnh lý cầu thận, sinh thiết thận là một chỉ định thường được bác sĩ đặt ra cho bệnh...

13/06/2022

1867 Lượt xem

4 Phút đọc

Xốp tủy thận và những điều cần biết

Xốp tủy thận và những điều cần biết

Bệnh xốp tủy thận hay còn gọi là bệnh tủy thận dạng bọt biển (Cacchi Ricci) là một bệnh lý bẩm sinh gây tổn thương các ống dẫn nước tiểu nhỏ ở vùng tủy thận....

13/06/2022

5200 Lượt xem

4 Phút đọc

Bệnh thận IgA và những điều cần biết

Bệnh thận IgA và những điều cần biết

Bệnh thận IgA là một trong số những bệnh thận phổ biến nhất gây nên viêm cầu thận mạn ở người châu Á. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn ...

13/06/2022

3363 Lượt xem

4 Phút đọc

Những điều cần biết về u cơ mỡ mạch thận

Những điều cần biết về u cơ mỡ mạch thận

Trong các khối u lành tính ở thận, u cơ mỡ mạch (Angiomyolipomas) là loại u hay gặp nhất. Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên, tuy về cơ bản không gây...

13/06/2022

5509 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG