Nội dung chính
  • 1. Tại sao cần phải chọc ối?
  • 2. Chọc ối di truyền
  • 3. Những rủi ro có thể gặp phải khi chọc ối
Nội dung chính
  • 1. Tại sao cần phải chọc ối?
  • 2. Chọc ối di truyền
  • 3. Những rủi ro có thể gặp phải khi chọc ối
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tại sao cần phải chọc ối? Chọc ối có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa:
BSDương Thị Hạnh
Chuyên Khoa Đa Khoa,Chuyên khoa Phụ khoa,Chuyên khoa Ngoại sản,Chuyên khoa Phụ sản
Mặc dù chọc ối có thể cung cấp thông tin có giá trị về sức khỏe của em bé, nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu những rủi ro của chọc ối và chuẩn bị cho kết quả.
Nội dung chính
  • 1. Tại sao cần phải chọc ối?
  • 2. Chọc ối di truyền
  • 3. Những rủi ro có thể gặp phải khi chọc ối

Chọc ối là một thủ thuật xâm lấm, trong đó nước ối được lấy ra khỏi tử cung để xét nghiệm hoặc điều trị. Nước ối là chất lỏng bao quanh và bảo vệ em bé trong suốt thai kỳ. Chất lỏng này chứa tế bào, vật chất di truyền thai nhi và nhiều loại protein khác nhau. Mặc dù chọc ối có thể cung cấp thông tin có giá trị về sức khỏe của em bé, nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu những rủi ro của chọc ối và chuẩn bị cho kết quả.

Bác sĩ IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn một số thông tin sau đây

1. Tại sao cần phải chọc ối?

Nhiều nguyên nhân dẫn đến bác sĩ và bạn cân nhắc quyết định chọc ối. Trong đó:

Tại sao cần phải chọc ối? Chọc ối có nguy hiểm không?

Tại sao cần phải chọc ối?

- Xét nghiệm di truyền: lấy một mẫu nước ối và xét nghiệm nhiễm sắc thể, xét nghiệm gen để tìm một số bệnh nhất định, chẳng hạn như hội chứng Down. 

- Xét nghiệm trưởng thành phổi của thai nhi: lấy một mẫu nước ối và xét nghiệm để xác định xem phổi của em bé có đủ trưởng thành để chào đời hay không.

- Chẩn đoán nhiễm trùng bào thai: Đôi khi, chọc ối được sử dụng để đánh giá em bé có bị nhiễm trùng hoặc bệnh tật khác hay không. 

- Điều trị đa ối: Nếu bạn tích tụ quá nhiều nước ối trong khi mang thai (đa ối), gây nguy hiểm cho bạn và thai nhi chọc ối có thể được thực hiện để rút một lượng nước ối ra khỏi tử cung.

- Kiểm tra huyết thống cha con: Chọc ối có thể thu thập DNA từ thai nhi sau đó có thể được so sánh với DNA từ người cha tiềm năng. Tuy nhiên khi kiểm tra ra mà không đúng với mong muốn thường người mẹ sẽ có suy nghĩ không muốn giữ đứa trẻ. Do đó nhiều cơ sở y tế không làm xét nghiệm chọc ối với mục đích xác định huyết thống cha con.

Việc chọc ối có mục đích cần thực hiện nhất định, các mẹ bầu và gia đình cần tham khảo theo ý kiến của bác sĩ để đưa đến quyết định chọc ối. Ngoài ra các thông tin về thai kỳ có thể tham khảo thêm trên cẩm nang y tế của IVIE - Bác sĩ ơi để có nắm bắt được những thông tin hữu ích nhất về thai kỳ.  Cẩn thận với sốt sau sinh cho các mẹ bầu

2. Chọc ối di truyền

Chọc ối với mục đích xét nghiệm di truyền là lý do hàng đầu thai phụ cần phải làm thủ thuật này. Chọc ối di truyền có thể cung cấp thông tin về cấu tạo di truyền của thai nhi. Nói chung, chọc ối di truyền được thực hiện khi kết quả xét nghiệm có thể có tác động đáng kể đến việc quản lý thai kỳ “giữ thai hay đình chỉ thai”.

Gọi ngay hotline để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn về chọc ối: 1900 3367

Tại sao cần phải chọc ối? Chọc ối có nguy hiểm không?

Cân nhắc khi chọc ối di truyền

Chọc ối di truyền thường được thực hiện từ tuần 15-20 thai kỳ, thường 16 – 18 tuần. Chọc ối được thực hiện trước tuần 15 của thai kỳ có liên quan đến tỷ lệ biến chứng cao hơn.

Dưới đây là những trường hợp cân nhắc chọc ối di truyền:

- Kết quả nguy cơ cao từ xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Nếu kết quả xét nghiệm NIPT, Douple test, Triple test là bất thường hoặc nguy cơ cao, bạn và bác sĩ có thể cân nhắc chọn chọc ối để xác nhận chắc chắn thai nhi có hoặc không mắc bệnh di truyền.

- Lần mang thai trước có bất thường di truyền. Ví dụ nếu lần mang thai trước mắc hội chứng Down, bạn sẽ có chỉ định chọc ối ở lần mang thai này để xác đinh chắc chắn di truyền của em bé

- Tiền sử gia đình có tình trạng di truyền cụ thể, hoặc bạn đời của bạn hoặc chính bạn là người mang bệnh di truyền. Ví dụ như bệnh thiếu máu tan máu bẩm sinh thalassemia

- Những phát hiện bất thường trên siêu âm. Chọc ối để chẩn đoán hoặc loại trừ các tình trạng di truyền khi siêu âm hình thái học thai nhi phát hiện bất thường.

Liên hệ hotline để đặt lịch khám sản phụ khoa: 1900 3367

3. Những rủi ro có thể gặp phải khi chọc ối

Chọc ối là một thủ thuật xâm lấn nên sẽ có rủi ro khi thực hiện bao gồm:

- Sảy thai. Chọc ối trong tam cá nguyệt thứ hai có nguy cơ sẩy thai nhẹ - khoảng 0,1 đến 0,5%. Nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ sảy thai cao hơn nếu chọc ối trước 15 tuần của thai kỳ.

Rủi ro có thể gặp khi chọc ối

Những rủi ro có thể gặp khi chọc ối

- Rỉ ối. Hiếm khi nước ối bị rò rỉ qua âm đạo sau khi chọc ối. 

- Vết thương do kim. Trong khi chọc dò ối, em bé có thể di chuyển một cánh tay hoặc chân vào đường đi của kim. Tuy nhiên, chấn thương kim nghiêm trọng là rất hiếm.

- Nhạy cảm Rh. Hiếm khi, chọc ối có thể làm cho các tế bào máu của em bé đi vào máu của mẹ. Nếu bạn có máu Rh âm tính, bạn có thể sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh (anti D) sau khi chọc dò nước ối. Điều này sẽ ngăn cơ thể bạn sản xuất kháng thể Rh có thể đi qua nhau thai và làm hỏng các tế bào hồng cầu của thai nhi.

- Nhiễm trùng ối, tử cung. Rất hiếm khi chọc ối có thể gây nhiễm trùng tử cung và nhiễm trùng ối

- Tăng nguy cơ lấy truyền chéo: Nếu bạn bị HIV/AIDS thì có thể truyền sang con bạn trong quá trình chọc dò nước ối.

Đặt lịch chọc ối qua hottline: 1900 3367

Tại sao cần phải chọc ối?

Tại sao cần phải chọc ối?

Hãy nhớ rằng, chọc ối di truyền thường được đưa ra khi kết quả xét nghiệm có thể có tác động đáng kể đến việc quản lý thai kỳ. Cuối cùng, quyết định chọc ối di truyền là tùy thuộc vào bạn. Các bác sĩ sản phụ khoa, các bác sĩ di truyền của bạn có thể giúp bạn cân nhắc tất cả các yếu tố trong quyết định.

IVIE - Bác sĩ ơi ứng dụng giúp đặt lịch khám online hàng đầu hỗ trợ bệnh nhân đặt lịch khám bệnh tiện lợi và nhanh chóng. Với hệ thống cơ sở y tế bệnh viện phòng khám lớn cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa hàng đầu giàu kinh nghiệm mang tới cho người bệnh trải nghiệm khám chữa bệnh tốt nhất. Liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi để nhận tư vấn và hỗ trợ tốt nhất: 1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 02/12/2021 - Cập nhật 02/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp tránh thai như: thuốc ngừa thai, đặt vòng tránh thai,bao cao su hay cấy que tránh thai... Mỗi biện pháp ngừa thai đều có...

14/08/2023

15204 Lượt xem

12 Phút đọc

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng khá thường gặp trong quá trình mang thai của các mẹ bầu. Cùng các bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn về dây rốn quấn cổ qua bài viết dưới đây ...

18/07/2022

1992 Lượt xem

4 Phút đọc

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Có nhiều người phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai, họ bị sảy thai nhiều lần, sẩy thai liên tiếp và hoang mang rằng không biết lần mang thai tới có thể...

14/07/2022

678 Lượt xem

4 Phút đọc

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Ợ nóng trong khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến. Phần lớn triệu chứng sẽ hết khi kết thúc thai kì, tuy nhiên trong khi mang thai triệu chứng ...

05/07/2022

650 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG