Nội dung chính
  • 1. Hậu quả của bệnh sốt rét
  • 2. Sốt rét kháng thuốc
  • 3. Triệu chứng bệnh sốt rét
  • 4. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt rét
  • 5. Sốt rét có biến chứng ( hay sốt rét ác tính)
  • 6. Phòng bệnh sốt rét
Nội dung chính
  • 1. Hậu quả của bệnh sốt rét
  • 2. Sốt rét kháng thuốc
  • 3. Triệu chứng bệnh sốt rét
  • 4. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt rét
  • 5. Sốt rét có biến chứng ( hay sốt rét ác tính)
  • 6. Phòng bệnh sốt rét
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Sốt rét- căn bệnh lăm le tấn công trở lại!

Bệnh sốt rét- sát thủ âm thầm nhưng mang mầm bệnh tấn công tại hơn 100 quốc gia, chủ yếu hoành hành tại các vùng nhiệt đới. Mỗi ngày trôi qua, ước tính con số mắc bệnh lên đến khoảng 600,000 trường hợp. Căn bệnh mang tính toàn cầu này khiến cho quá nửa dân số trên thế giới đang tiềm ẩn nguy cơ trở thành nạn nhân của căn bệnh này. 
Nội dung chính
  • 1. Hậu quả của bệnh sốt rét
  • 2. Sốt rét kháng thuốc
  • 3. Triệu chứng bệnh sốt rét
  • 4. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt rét
  • 5. Sốt rét có biến chứng ( hay sốt rét ác tính)
  • 6. Phòng bệnh sốt rét

1. Hậu quả của bệnh sốt rét

Trong bệnh sốt rét, thường gặp 4 hậu quả chính: 

  • Sốt do hiện tượng phá hủy hồng cầu hàng loạt, hoặc do đại thực bào tiết ra các cytokin, TNF, những chất này tác động lên trung tâm điều hòa nhiệt độ và gây cơn sốt có chu kì, tương ứng với 4 loại ký sinh trùng (24 giờ hay 48 giờ hoặc 72 giờ) 
  • Thiếu máu do tình trạng vỡ hồng cầu, tiêu huyết dẫn tới thiếu máu tổ chức.
  • Lách to, đặc biệt ở bệnh nhân sốt rét trường diễn, do lách tham gia vào quá trình tiêu hủy hồng cầu bị nhiễm ký sinh trùng.
  • Thiếu oxy tổ chức (tắc nghẽn vi mạch, thiếu hồng cầu), đây là nguyên nhân dẫn tới sốt rét nặng do rối loạn ý thức, phù phổi cấp, suy thận, suy gan, hạ đường huyết, rối loạn chuyển hóa, tăng acid lactic máu. 

2. Sốt rét kháng thuốc

- Có khả năng một chủng ký sinh trùng sống sót và phát triển, mặc dù trong máu bệnh nhân có một lượng thuốc mà trước đây vẫn ngăn cản, tiêu diệt được ký sinh trùng này.

Phân độ kháng thuốc:

  • 3R: Mật độ ký sinh trùng ngày thứ 3 nhiều hơn ngày đầu tiên trên 25%, hoặc bệnh nhân phải đổi thuốc do tình trạng bệnh nặng lên.
  • 2R: Mật độ ký sinh trùng ngày thứ 3 nhiều hơn ngày đầu tiên dưới 25%, hoặc bệnh nhân phải đổi thuốc do tình trạng bệnh nặng lên.
  • 1R: Mật độ ký sinh trùng âm tính ở ngày thứ 3 là dương tính trở lại vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14.

Có 3 giả thuyết liên quan tới cơ chế kháng thuốc của ký sinh trùng. Hiện nay cơ chế do đột biến điểm trên ADN của ký sinh trùng được quan tâm nhiều hơn. 

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Triệu chứng bệnh sốt rét

Bệnh cảnh lâm sàng bệnh sốt rét có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố: loại ký sinh trùng, tình trạng miễn dịch, yếu tố cơ địa như thai nghén, suy dinh dưỡng...

Bệnh cảnh lâm sàng bệnh sốt rét có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố

- Thời kỳ ủ bệnh

  • Tính từ khi bị muỗi đốt đến khi có các biểu hiện lâm sàng đầu tiên. Bệnh nhân có cảm giác khó chịu, ớn lạnh do thể vô tính phóng thích từ gan vào máu. 
  • Thời kỳ ủ bệnh trung bình 12 ngày (9-14) đối với P.falciparum; 14 ngày (8-17) đối với P.vivax; 28 ngày (14-40) đối với P.malariae và 17 ngày (16-18) đối với P.ovale. 
  • Thời gian ủ bệnh của P.vivax có thể kéo dài hơn, vài tuần đến vài tháng tuỳ theo số lượng ký sinh trùng, khả năng chống đỡ của vật chủ.

- Cơn sốt rét điển hình

Thời gian này ký sinh trùng phát triển trong hồng cầu, cơn sốt tương ứng với các đợt phóng thích của thể phân liệt vào tuần hoàn. Trong vài ngày đầu, sốt có thể kéo dài thất thường, sau đó thành cơn rõ rệt. Cơn sốt rét điển hình được chưa làm ba thời kỳ:

  • Giai đoạn lạnh: bắt đầu bằng cơn sốt rét run từ 15 phút - 1 giờ. Bệnh nhân mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và nôn, mạch nhanh. Đôi khi bệnh nhân không có cơn rét run chỉ có ớn lạnh, nhức đầu.
  • Giai đoạn sốt nóng: nhiệt độ tăng cao 39-40°C, da nóng và khô. Bệnh nhân còn nhức đầu nhưng giảm buồn nôn. Giai đoạn này có thể kéo dài từ nửa giờ đến sáu giờ.
  • Giai đoạn đổ mồ hôi: sau cơn nóng, bệnh nhân vã mồ hôi. Nhiệt độ, mạch về bình thường, da ấm. Giai đoạn này kéo dài trên một giờ. Bệnh nhân dễ chịu hơn và cảm thấy buồn ngủ.

Cơn sốt rét điển hình

Khoảng cách giữa 2 cơn sốt:

  • P. falciparum là 24 giờ hoặc 48 giờ.
  • P.vivax và P.ovale là khoảng 48 giờ.
  • P. malariae là 72 giờ. 

Giữa các cơn, bệnh nhân cảm thấy bình thường, dễ chịu. 

Đối với nhiễm P. falciparum, ở bệnh nhân có miễn dịch kém, khoảng cách cơn sốt không đều và có xu hướng trở thành ác tính với các biến chứng nặng, có thể dẫn đến tử vong. Ở người được miễn dịch một phần, các triệu chứng nhẹ hơn, cơn sốt không điển hình do thể vô tính vào máu với số lượng thấp. Ba loại ký sinh trùng còn lại tiến triển nhẹ hơn, sau một vài tuần bệnh nhân hết triệu chứng, không có biến chứng nặng. 

Tuy nhiên, ký sinh trùng thể ngoại hồng cầu vẫn tồn tại trong gan và gây cơn sốt tái phát. Sau đợt nhiễm đầu tiên, thời gian tái phát có thể là ba năm đối với P. vivax, một năm rưỡi đối với P. ovale và có thể 20 năm đối với P. malariae.

4. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt rét

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sốt rét

- Xét nghiệm chẩn đoán ký sinh trùng sốt rét

Tất cả bệnh nhân nghi ngờ sốt rét đều phải làm xét nghiệm ký sinh trùng. Thông thường sử dụng kỹ thuật kính hiển vi (nhuộm giem Ba) và làm test chẩn đoán nhanh để phát hiện ký sinh trùng. 

  • Kỹ thuật kính hiển vi: Xét nghiệm lần đầu âm tính phải xét nghiệm 3 lần, cách nhau 8 giờ.
  • Xét nghiệm chẩn đoán nhanh (Rapid Diagnostic Tests - RDT8): Các xét nghiệm chẩn đoán nhanh: phát hiện kháng nguyên ký sinh trùng, không có giá trị theo dõi điều trị. Các loại test chẩn đoán nhanh phát hiện ký sinh trùng. Xét nghiệm kháng thể không có giá trị để chẩn đoán đang mắc sốt rét.

- Xét nghiệm khác

  • Công thức máu 
  • Xét nghiệm nước tiểu - 
  • Các xét nghiệm bổ trợ như: đông máu, khí máu động mạch, pH máu. - 
  • Tìm ký sinh trùng sốt rét bằng phương pháp nhuộm Giemsa
  • Các phản ứng huyết thanh tìm kháng nguyên P. falciparum như Paracheck, ICT

5. Sốt rét có biến chứng ( hay sốt rét ác tính)

Các dấu hiệu dự báo 

  • Rối loạn ý thức nhẹ thoáng qua (li bì, cuồng sảng, vật vã ...). 
  • Sốt cao liên tục. 
  • Rối loạn tiêu hoá: nôn nhiều lần trong ngày, tiêu chảy mất nước, đau bụng cåp.
  • Nhức đầu dữ dội. 
  • Mật độ ký sinh trùng thường cao (P. falciparum ++++ hoặc 100.000 KST/ ul máu). 
  • Thiếu máu nặng: da xanh, niêm mạc nhợt. 

6. Phòng bệnh sốt rét

- Nằm màn tẩm permethrin cả ban ngày trong vùng dịch tễ sốt rét

- Vệ sinh môi trường, phun thuốc diệt muỗi, bọ gậy

- Uống thuốc Mefloquin phòng bệnh với phụ nữ có thai trong suốt thời kỳ mang thai nếu ở vùng sốt rét lưu hành.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/12/2021 - Cập nhật 27/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4464 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

957 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1227 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG