Nội dung chính
  • 1. Đối tượng  tầm soát ung thư cổ tử cung
  • 2. Các phương pháp tầm soát
  • 3. Các phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung
  • 4. Quy trình, một vài lưu ý cho bạn gái khi sàng lọc ung thư cổ tử cung
Nội dung chính
  • 1. Đối tượng  tầm soát ung thư cổ tử cung
  • 2. Các phương pháp tầm soát
  • 3. Các phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung
  • 4. Quy trình, một vài lưu ý cho bạn gái khi sàng lọc ung thư cổ tử cung
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung và những điều cần biết

Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ và hay gặp thứ 2 ở độ tuổi sinh sản sau ung thư vú. Phần lớn các trường hợp UTCTC có thể phòng ngừa bằng cách sàng lọc phát hiện sớm và điều trị các tổn thương ở giai đoạn tiền ung thư. 
Nội dung chính
  • 1. Đối tượng  tầm soát ung thư cổ tử cung
  • 2. Các phương pháp tầm soát
  • 3. Các phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung
  • 4. Quy trình, một vài lưu ý cho bạn gái khi sàng lọc ung thư cổ tử cung

1. Đối tượng  tầm soát ung thư cổ tử cung

a. Đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung là: Phụ nữ ≥ 21 tuổi, đã quan hệ tình dục và mong muốn được tầm soát ung thư cổ tử cung.

Đối tượng tầm soát ung thư cổ tử cung

b. Đối tượng ngưng tầm soát:

  • Từ 65 tuổi trở lên nếu bệnh nhân có 3 lần xét nghiệm tế bào hoặc 2 lần Co- Testing âm tính.
  • Sau cắt tử cung hoàn toàn vì bệnh lý lành tính. Đối với bệnh nhân sau cắt tử cung bán phần( để lại cổ tử cung) thì vẫn tầm soát như phụ nữ bình thường hoặc cắt tử cung vì nguyên nhân ác tính( ung thư tử cung, ung thư nội mạc tử cung..) thì tầm soát theo lịch của bác sĩ ung bướu.

2. Các phương pháp tầm soát

a. Tế bào học

Hiện nay phổ biến 2 phương pháp là Pap’smear  và Thinprep (  nhúng dịch) Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế hay chỉ định của bác sĩ mà các bạn nữ sẽ được chỉ định làm một trong 2 xét nghiệm này. Sự khác nhau ở 2 phương pháp không chỉ nằm ở lợi ích kinh tế mà còn ở hiệu quả, Thinprep lấy được nhiều tế bào CTC hơn do vậy đánh giá tốt hơn, thời gian phải làm lại lâu hơn. 

Các phương pháp tầm soát tế bào học

b. Xét nghiệm HPV 

HPV được nghiên cứu là nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung gây nên bởi các typ 16,18,31,33,35,39,45,51,52,56,58,59,66,68. Trong đó typ 16,18 gây nên> 70% các trường hợp UTCTC. Sàng lọc HPV có loại định tính( xác định có nhiễm hay không nhiễm) và loại định typ( xác định typ nào, có typ nguy cơ cao 16,18 hay không).         

c. Soi cổ tử cung

Quan sát CTC dưới ánh sáng xanh và với acid acetic, lugol. Tùy thuộc vào kết quả tầm soát bằng tế bào học và HPV mà soi cổ tử cung sẽ được bác sĩ chỉ định khi cần thiết.

Soi cổ tử cung

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.                      

3. Các phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung

Nguy cơ ung thư cổ tử cung gia tăng theo độ tuổi do tăng tiếp xúc với các tác nhân phơi nhiễm( hoạt động tình dục không lành mạnh, viêm CTC…) bởi vậy nên ở mỗi độ tuổi khác nhau thì có các phương pháp tầm soát khác nhau và kết hợp các phương pháp linh hoạt tùy theo chỉ định của bác sĩ.

  • Từ 21- 25 tuổi: Xét nghiệm tế bào học. Nếu bình thường làm lại sau 2 năm.
  • Từ 25-30 tuổi: Xét nghiệm tế bào học nếu bình thường làm lại sau 2 năm

hoặc  HPV( định tính hoặc định typ) nếu bình thường làm lại sau 3 năm.

  • Từ 30 tuổi trở lên: Làm Co- testing bao gồm tế bào học và HPV nếu cả 2 bình thường làm lại sau 5 năm. 

Các phác đồ tầm soát ung thư cổ tử cung

Hiện nay các bệnh viện, phòng khám tư, cơ sở xét nghiệm có thể triển khai các gói xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung khác nhau, về nguyên lý vẫn dựa trên phương pháp xét nghiệm tế bào học và HPV khác nhau ở công nghệ xử lý mẫu hay đọc kết quả( nâng cấp do máy đọc tránh sai số do chủ quan người đọc).

4. Quy trình, một vài lưu ý cho bạn gái khi sàng lọc ung thư cổ tử cung

a. Quy trình làm sàng lọc:

  •  Được tiến hành như buổi khám phụ khoa thông thường bao gồm: hỏi bệnh sử, tiền sử, tư vấn phương pháp thực hiện sàng lọc UTCTC.
  • Thay trang phục khám, nằm lên bàn khám ở tư thế sản khoa.
  • Bác sĩ sử dụng mỏ vịt để mở âm đạo, bộc lộ CTC sau đó dùng que lấy bệnh phẩm  lấy mẫu tế bào/ HPV.
  • Sát khuẩn CTC, âm đạo
  • Bỏ mỏ vịt, hẹn ngày lấy kết quả( 3-5 ngày với tế bào học, 5-7 ngày với HPV), kết thúc cuộc thăm khám.

Quy trình, một vài lưu ý cho bạn gái khi sàng lọc ung thư cổ tử cung

b. Một vài lưu ý

  • Không đi làm sàng lọc ung thư cổ tử cung vào ngày hành kinh do lẫn máu làm nhiễu kết quả.
  • Không đặt thuốc điều trị viêm âm đạo hay bất kì loại thuốc nào vào âm đạo, không thụt rửa âm đạo, ngâm, xông hơi trước khi đi sàng lọc. 
  • Không nên quan hệ trước hôm đi làm sàng lọc tránh làm sai lệch kết quả do xác tinh trùng, tổn thương cổ tử cung do quan hệ…
  • Nên được khám phụ khoa trước khi làm sàng lọc ung thư cổ tử cung, việc nhận được sự tư vấn cẩn thận của các bác sĩ. 

Sàng lọc ung thư cổ tử cung, hành động nhỏ lợi ích lớn. Ung thư cổ tử cung không hề đáng sợ nếu chúng ta chủ động phòng ngừa nhưng thực sự đáng tiếc nếu để tiến triển nặng và trở tay không kịp.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 18/05/2021 - Cập nhật 24/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp tránh thai như: thuốc ngừa thai, đặt vòng tránh thai,bao cao su hay cấy que tránh thai... Mỗi biện pháp ngừa thai đều có...

14/08/2023

15386 Lượt xem

12 Phút đọc

Ung thư cổ tử cung 90 % chữa khỏi nếu phát hiện sớm

Ung thư cổ tử cung 90 % chữa khỏi nếu phát hiện sớm

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư hàng đầu thường gặp ở nữ giới, đặc biệt khi bước sang tuổi 30. Cơ hội chữa khỏi ung thư cổ tử cung lên đến...

27/09/2022

708 Lượt xem

5 Phút đọc

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng khá thường gặp trong quá trình mang thai của các mẹ bầu. Cùng các bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn về dây rốn quấn cổ qua bài viết dưới đây ...

18/07/2022

2003 Lượt xem

4 Phút đọc

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Có nhiều người phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai, họ bị sảy thai nhiều lần, sẩy thai liên tiếp và hoang mang rằng không biết lần mang thai tới có thể...

14/07/2022

684 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG