Nội dung chính
  • 1. Rối loạn mỡ máu là gì?
  • 2. Mỡ máu cao gây hại gì cho tim?
  • 3. Những người có nguy cơ cao mắc rối loạn lipid máu
  • 4. Triệu chứng rối loạn lipid máu
  • 5. Điều trị rối loạn mỡ máu như thế nào cho hiệu quả
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn mỡ máu là gì?
  • 2. Mỡ máu cao gây hại gì cho tim?
  • 3. Những người có nguy cơ cao mắc rối loạn lipid máu
  • 4. Triệu chứng rối loạn lipid máu
  • 5. Điều trị rối loạn mỡ máu như thế nào cho hiệu quả
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Rối loạn mỡ máu và mối liên quan với bệnh tim mạch

Trên lý thuyết, lipid (chất béo) là nguyên liệu cần thiết cho các hoạt động sống trong cơ thể. Tuy nhiên việc mất cân bằng chuyển hóa dẫn tới các loại chất béo xấu vượt mức cho phép và hình thành nên tình trạng rối loạn mỡ máu. Tuy không phải là bệnh lý cấp tính nhưng rối loạn mỡ máu lại là căn nguyên của các bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu về rối loạn mỡ máu và mối liên hệ với bệnh lý tim mạch qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn mỡ máu là gì?
  • 2. Mỡ máu cao gây hại gì cho tim?
  • 3. Những người có nguy cơ cao mắc rối loạn lipid máu
  • 4. Triệu chứng rối loạn lipid máu
  • 5. Điều trị rối loạn mỡ máu như thế nào cho hiệu quả

1. Rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn mỡ máu không phải là một bệnh mà chỉ đơn thuần là tình trạng mất cân bằng chuyển hóa lipid bên trong cơ thể. Hay hiểu một cách đơn giản, rối loạn mỡ máu là rối loạn lipid khiến cho hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu tăng và chủ yếu là LDL – cholesterol ( một loại chất béo xấu).

Rối loạn mỡ máu thường không có biểu hiện lâm sàng điển hình và được chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm bilan lipid. Hầu hết, đây là xét nghiệm thường quy được chỉ định trong gói khám định kỳ hoặc ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều...

Rối loạn mỡ máu là rối loạn lipid khiến cho hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu tăng

Rối loạn mỡ máu là rối loạn lipid khiến cho hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu tăng

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, rối loạn lipid được chẩn đoán xác định khi:

- Cholesterol toàn phần máu tăng > 5,2 mmol/L

- Triglycerid > 1,7 mmol/L

- Lượng LDL – cholesterol ( một loại cholesterol xấu trong máu) tăng >2,58 mmol/L

- Lượng HDL – cholesterol ( một loại cholesterol tốt trong máu ) giảm < 1,03 mmol/L

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Mỡ máu cao gây hại gì cho tim?

Nhắc tới rối loạn mỡ máu thì không thể bỏ qua biến chứng xơ vữa động mạch. Đây là biến chứng hay gặp và. Khi hàm lượng cholesterol xấu trong máu vượt mức cho phép thì cơ thể không thể hấp thu và đào thải hết. Một lượng nhỏ dư thừa sẽ lắng đọng vào các thành mạch máu và lâu ngày hình thành nên các mảng xơ vữa.

biến chứng xơ vữa động mạch

Biến chứng rối loạn mỡ máu gây ảnh hưởng đến tim

Các mảng xơ vữa có thể làm hẹp lòng mạch máu gây tắc nghẽn từ từ dẫn tới quá trình vận chuyển máu bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các mảng xơ vữa có thể bong ra và theo dòng máu tới các cơ quan gây tắc các động mạch.Và đó cũng là nguyên nhân chính của các căn bệnh thường gặp như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tắc mạch chi,...

Ngoài ra xơ vữa động mạch làm tổn thương động mạch có khẩu kính trung bình và lớn nên có thể gây nên các tổn thương ở hai chi dưới như viêm tắc, hoại tử bàn chân...

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Những người có nguy cơ cao mắc rối loạn lipid máu

Đối tượng nguy cơ cao mắc rối loạn lipid máu

  • Bệnh nhân đái tháo đường, 
  • Gia đình có người thân bị bệnh tim mạch trước tuổi 50 tuổi ở nam hay 60 tuổi ở nữ;
  • Gia đình có tiền sử bệnh lý rối loạn lipid máu
  • Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (ví dụ như hút thuốc lá, tăng huyết áp, béo phì,...);

Bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường

  • Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng: ăn nhiều chất béo bão hòa từ các sản phẩm động vật và chất béo trans có trong bánh quy;
  • Béo phì;
  • Chu vi vòng eo lớn: nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bạn là đàn ông và có chu vi vòng eo trên 102 cm hoặc phụ nữ có vòng eo ít nhất 89 cm;
  • Ít tập thể dục;
  • Hút thuốc lá gây tổn thương các thành mạch máu, gây tích tụ mỡ thành mạch.

4. Triệu chứng rối loạn lipid máu

Các dấu hiệu, triệu chứng của rối loạn mỡ máu rất mơ hồ, người bệnh chỉ xác định mình bị mỡ máu cao khi đi xét nghiệm. Khi các chỉ số mỡ máu tăng nhẹ, chất béo chưa lắng đọng tại thành mạch rất khó phát hiện. Tuy nhiên, khi gặp phải một số triệu chứng dưới đây đồng nghĩa với việc đã có sự hình thành của mảng bám, ảnh hưởng khả năng lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể. Khi đó người bệnh có thể có một số biểu hiện như sau:

  • Đau tức ngực, khó thở: Các mảng xơ vữa bám vào thành mạch làm hẹp lòng mạch, khiến máu kém lưu thông, nếu xảy ra ở động mạch vành, hệ mạch máu cấp máu nuôi tim, rất dễ hình thành nên các cơn đau tức ngực. Các cơn đau tức ngực không cố định, có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, có thể khi đang đi, đứng lên ngồi xuống.
  • Chóng mắt, hoa mắt: Các mảng xơ vữa ở động mạch cảnh làm máu kém lưu thông lên não sẽ xuất hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn có thể là triệu chứng của tai biến mạch máu não như: liệt nửa người, nói khó, ăn uống rơi vãi,...
  • Tê bì chân tay: Mảng xơ vữa tập trung tại các động mạch chi cản trở lưu thông máu. Thường tê bì ở các ngón tay sau đó tăng lên tê buốt, tím, lạnh đầu chi nếu không xử trí kịp thời.

Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

5. Điều trị rối loạn mỡ máu như thế nào cho hiệu quả

Các biến cố tim mạch nguy hiểm luôn chực chờ để bùng phát ở những bệnh nhân có tình trạng rối loạn mỡ máu cao. Vì vậy phải điều chỉnh để cân bằng tình trạng rối loạn lipid và dự phòng các bệnh lý tim mạch một các hiệu quả.

Đối với rối loạn mỡ máu thì nguyên tắc điều trị chung là phải kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Trong đó thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên và gần như bắt buộc. Việc sử dụng thuốc cần phải cân nhắc đánh giá dựa trên các chỉ số lipid khi cần.

Luyện tập thể dục thể thao

Luyện tập thể dục thể thao

a. Thay đổi lối sống

Đối với người có tình trạng rối loạn mỡ máu cần tăng cường luyện tập – vận động thể lực và điều chỉnh lại chế độ ăn khoa học hơn.

Đầu tiên bạn cần duy trì mức cân nặng lý tưởng dựa trên chỉ số BMI. Nếu đang trong tình trạng béo phì bạn cần giảm cân từ từ và khoa học. Điều này giúp kiểm soát tốt đường huyết và giảm thiểu tỷ lệ cholesterol xấu xuống ở mức thấp. Thông thường nên tập luyện khoảng từ 30 – 45 phút mỗi ngày và liên tục với các bài tập tăng dần cường độ. Nên duy trì chế độ này ngay cả khi hàm lượng lipid trong máu trở về bình thường.

Luyện tập thể dục thể thao chính là “chìa khóa vàng” để hỗ trợ điều trị cũng như dự phòng các bệnh lý tim mạch tốt nhất hiện nay.

b. Chế độ ăn

Rối loạn mỡ máu nguyên nhân có thể bắt nguồn từ chế độ ăn giàu lipid xấu. Cần hạn chế mỡ chứa nhiều acid béo bảo hòa như mỡ trong thịt heo, thịt bò, thịt cừu... Và tăng sử dụng các loại acid béo tốt cho cơ thể như dầu oliu, dầu đậu nành...

Cân đối các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

Cân đối các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

Cần phải cân đối khẩu phần ăn giữa các loại chất dinh dưỡng như glucid, lipid, protid... Chế độ ăn healthy không chỉ giúp duy trì vóc dáng, cân bằng mỡ máu, từ đó hạn chế quá trình tiến triển xơ vữa động mạch, yếu tố chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

c. Thuốc giảm lipid máu

Thay đổi lối sống chỉ có hiệu quả ở những bệnh nhân có tình trạng rối loạn mỡ máu nhẹ. Tuy nhiên khi đã vượt mức báo động thì cần phải sử dụng các thuốc giảm lipid máu như nhóm satin, nhóm acid nicotinic, nhóm resin...

Đối với sử dụng thuốc cần có chỉ định của các bác sĩ tim mạch. Bởi ngoài tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu tất cả thuốc còn có một số tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt khi sử dụng kết hợp với nhau.

Rối loạn mỡ máu ngày càng phổ biến trong cộng đồng và có thể để lại những biến chứng nặng nề, tuy vậy nếu phát hiện sớm và có phác đồ điều trị kịp thời và hiệu quả sẽ hạn chế được rất nhiều bệnh lý nguy hiểm trong tương lai.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/09/2021 - Cập nhật 15/08/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cách đánh giá người bệnh rối loạn Lipid máu

Cách đánh giá người bệnh rối loạn Lipid máu

Rối loạn lipid máu (RLLM) là yếu tố nguy cơ tác động trực tiếp tới quá trình xơ vữa động mạch. Việc điều trị sớm và tích cực yếu tố này đóng vai trò quan trọng ...

27/07/2022

775 Lượt xem

3 Phút đọc

5 Bài tập thể dục phòng bệnh tim mạch, giúp trái tim luôn...

5 Bài tập thể dục phòng bệnh tim mạch, giúp trái tim luôn...

Bệnh tim mạch luôn là tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của người bệnh ở một mức độ toàn diện và trên mọi cơ quan. Vấn đề không chỉ...

06/10/2021

4682 Lượt xem

4 Phút đọc

Chế độ ăn uống ngăn ngừa bệnh tim mạch. Chọn thực phẩm lành ...

Chế độ ăn uống ngăn ngừa bệnh tim mạch. Chọn thực phẩm lành ...

Bệnh tim là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới bởi sự nguy hiểm, dẫn đến tình trạng tử vong cao ở những người mắc phải căn bệnh này. Chính lối sống ...

06/10/2021

1071 Lượt xem

5 Phút đọc

10 Biện pháp phòng bệnh tim mạch hiệu quả tại nhà

10 Biện pháp phòng bệnh tim mạch hiệu quả tại nhà

Trên thực tế cho thấy tim mạch là bệnh lý nguy hiểm và chiếm tỷ lệ tử vong cao đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân do thói quen ăn...

05/10/2021

8802 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG