Nội dung chính
  • 1. Bạn hiểu bệnh lý bại não là bệnh lý có tác động như thế nào đến trẻ?
  • 2. Những nguyên nhân gây bại não hay gặp ở trẻ?
  • 3. Các dấu hiệu phát hiện sớm khi trẻ mắc bệnh bại não
  • 4. Những yếu tố chẩn đoán xác định trẻ mắc bại não
  • 5. Phân loại các thể lâm sàng của bệnh bại não
  • 6. Nguyên tắc và mục đích của phục hồi chức năng trong điều trị bại não cho trẻ
  • 7. Các kỹ thuật phục hồi chức năng cho trẻ bại não
Nội dung chính
  • 1. Bạn hiểu bệnh lý bại não là bệnh lý có tác động như thế nào đến trẻ?
  • 2. Những nguyên nhân gây bại não hay gặp ở trẻ?
  • 3. Các dấu hiệu phát hiện sớm khi trẻ mắc bệnh bại não
  • 4. Những yếu tố chẩn đoán xác định trẻ mắc bại não
  • 5. Phân loại các thể lâm sàng của bệnh bại não
  • 6. Nguyên tắc và mục đích của phục hồi chức năng trong điều trị bại não cho trẻ
  • 7. Các kỹ thuật phục hồi chức năng cho trẻ bại não
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phục hồi chức năng trong điều trị bại não cho trẻ

Bại não-bệnh lý tổn thương nặng nề của não bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, để lại những di chứng vĩnh viễn suốt đời cho trẻ.Cùng ISOFHCARE tìm hiểu về bại não tác động như nào đến cơ thể trẻ? Nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu khi mắc bệnh? Và trong việc điều trị bệnh bằng phương pháp phục hồi chức năng cần được tiến hành với mỗi thể lâm sàng ở các cá nhân người bệnh, được sử dụng các biện pháp như thế nào.
Nội dung chính
  • 1. Bạn hiểu bệnh lý bại não là bệnh lý có tác động như thế nào đến trẻ?
  • 2. Những nguyên nhân gây bại não hay gặp ở trẻ?
  • 3. Các dấu hiệu phát hiện sớm khi trẻ mắc bệnh bại não
  • 4. Những yếu tố chẩn đoán xác định trẻ mắc bại não
  • 5. Phân loại các thể lâm sàng của bệnh bại não
  • 6. Nguyên tắc và mục đích của phục hồi chức năng trong điều trị bại não cho trẻ
  • 7. Các kỹ thuật phục hồi chức năng cho trẻ bại não

1. Bạn hiểu bệnh lý bại não là bệnh lý có tác động như thế nào đến trẻ?

Bệnh lý bại não là một nhóm các rối loạn vĩnh viễn về: phát triển vận động và tư thế của trẻ. Từ đó gây ra các rối loạn hoạt động do những rối loạn không tiến triển có thể xảy ra trong não bào thai hoặc não của trẻ nhỏ đang phát triển.

Bệnh lý bại não là một nhóm các rối loạn vĩnh viễn

Các rối loạn vận động của bại não thường kèm theo những:

  • Rối loạn về cảm giác
  • Nhận cảm
  • Nhận thức
  • Giao tiếp và hành vi
  • Động kinh
  • Các vấn đề cơ xương thứ phát

2. Những nguyên nhân gây bại não hay gặp ở trẻ?

  • Nguyên nhân từ bất cứ sự cố nào gây tổn hại đến một phần của não hoặc gây ảnh hưởng đến não bộ
  • Thiệt hại này có thể xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh hoặc sau khi sinh
  • Thông thường khó có thể xác định nguyên nhân gây bại não, có thể kể đến các yếu tố nguy cơ chính có liên quan đến bại não

a. Nguyên nhân trước sinh

  • Không rõ nguyên nhân
  • Thức uống có cồn và các thuốc gây nghiện…
  • Nhiễm trùng khi mang thai hoặc đau ốm

b. Nguyên nhân trong quá tình sinh

  • Không rõ nguyên nhân (chiếm 1/3 )
  • Thiếu oxy trong lúc sinh
  • Chấn thương sinh sản
  • Sinh quá non

c. Nguyên nhân sau khi sinh

  • Nhiễm trùng não
  • Chấn thương vùng đầu
  • Thiếu oxy
  • Nhiễm độc thần kinh
  • Xuất huyết não, vàng da nhân

3. Các dấu hiệu phát hiện sớm khi trẻ mắc bệnh bại não

  • Đẻ ra không khóc ngay
  • Ngạt tím, ngạt trắng
  • Mềm nhẽo, hoặc cứng đờ,khó bế ẵm
  • Thờ ơ vô cảm hoặc quấy khóc không ngừng
  • Kiểm soát đầu cổ kém
  • Bú kém/ cắn chặt hàm/ đẩy lưỡi/ khó cho ăn
  • Vận động bất thường
  • Chậm vận động

4. Những yếu tố chẩn đoán xác định trẻ mắc bại não

  • Có yếu tố nguy cơ
  • Chậm phát triển vận động theo mốc bình thường
  • Tư thế hoặc trương lực cơ bất thường
  • Khiếm khuyết vận động: nửa người/ tứ chi hoặc một chi
  • Có các phản xạ bệnh lý: các phản xạ nguyên thủy vắng mặt hoặc kéo dài         

5. Phân loại các thể lâm sàng của bệnh bại não

Phân loại các thể lâm sàng của bệnh bại não

  • Thể co cứng ( thể bó tháp)
  • Thể ngoại tháp 
  • Thể phối hợp

Trẻ biểu hiện những dấu hiệu của bệnh ở các thể lâm sàng của bại não, gồm:

a. Thể co cứng ( thể bó tháp)

  • Trương lực cơ luôn tăng
  • Hai chân duỗi chéo
  • Tay co cứng, gập khuỷu, hoặc duỗi, xoay trong vai
  • Cổ ưỡn mạnh hoặc rủ
  • Bàn chân thuổng
  • Phản xạ gân xương tăng mạnh

b. Thể ngoại tháp: hạch nền

  • Gồm múa vờn và rối loạn trương lực cơ
  • Kiểm soát đầu cổ kém
  • Vận động không tự chủ toàn thân
  • Liệt tứ chi: lúc cứng đờ, lúc mềm nhẽo
  • Mồm há, chảy nhiều dãi
  • Hay điếc ở tần số cao

c. Thể ngoại tháp: thất điều (tiểu não)

  • Trương lực cơ luôn giảm, nhẽo
  • Rối loạn thăng bằng
  • Dáng đi như say rượu

d. Thể lâm sàng khác 

  • Thể mềm nhẽo
  • Thể cứng đờ
  • Thể phối hợp: co cứng và múa vờn

e. Các dấu hiệu khác của bại não 

  • Chậm phát triển vận động thô: lẫy, bò, ngồi, đứng đi.
  • Chậm phát triển vận động tinh: tự chăm sóc, sinh hoạt hằng ngày
  • Chậm phát triển trí tuệ
  • Chậm phát triển ngôn ngữ, khó khăn về giao tiếp
  • Rối loạn cảm giác
  • Khiếm khuyết giác quan: mù điếc...
  • Cong vẹo cột sống

f. Phân loại theo mức độ nặng

Loại nhẹ: có thể tự chăm sóc

Loại vừa: ảnh hưởng đến di chuyển

Nặng: khi bệnh ảnh hưởng đến

  • Giao tiếp/ nhận thức
  • Giáo dục                                            
  • Hòa nhập xã hội

6. Nguyên tắc và mục đích của phục hồi chức năng trong điều trị bại não cho trẻ

a. Nguyên tắc

  • Thực hiện việc điều trị càng sớm càng tốt.
  • Phối hợp nhiều kỹ thuật phục hồi chức năng vào bệnh lý bại não.
  • Điều trị còn phải tùy thuộc vào các thể lâm sàng của bệnh.
  • Theo mốc phát triển của trẻ.

b. Mục đích 

  • Kiểm soát trương lực cơ và giữ tư thế đúng.
  • Tạo các mẫu vận động chủ yếu: kiểm soát đầu, lăn, ngồi dậy, quỳ, đứng và phản xạ thăng bằng.
  • Phòng ngừa co rút và biến dạng.
  • Dạy các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, vui chơi, và các hoạt động khác.

7. Các kỹ thuật phục hồi chức năng cho trẻ bại não

a. Kiểm soát trương lực cơ và giữ tư thế đúng

Vận động trị liệu: đặt tư thế và tạo thuận vận động

Tư thế xấu: Đầu ngửa, nghẹo sang 1 bên, vai duỗi, tay và cánh tay đẩy xa thân mình, bàn tay nắm chặt, hông bị lệch cho chân bắt chéo, bàn chân chúi xuống.

  • Duỗi cứng đầu-cổ

Duỗi cứng đầu-cổ

  • Vai và khuỷu tay

Vai và khuỷu tay

  • Cổ tay- bàn ngón tay

Cổ tay- bàn ngón tay

  • Duỗi cứng hai chân

Tư thế đúng

Duỗi cứng hai chân tư thế đúng

Tư thế sai

Duỗi cứng hai chân tư thế sai

Tư thế hữu dụng khi nằm

  • Đầu ở giữa, thoải mái
  • Thân mình giữ thẳng – hỗ trợ hai bên thân nếu thấy cần thiết
  • Vai và tay đưa ra trước và được hỗ trợ
  • Gập hông của trẻ
  • Hai chân dang, Bàn chân gấp 90 độ

Tư thế hữu dụng khi ngồi

Tư thế hữu dụng khi ngồi

Tạo thuận mẫu vận động bình thường

Tạo thuận mẫu vận động bình thường

Tư thế nằm: kiểm soát đầu cổ- lẫy

Các hoạt động thường ngày

Các hoạt động thường ngày

b. Ngôn ngữ trị liệu

Cách giao tiếp với trẻ: mặt ngang mặt

Cách giao tiếp với trẻ: mặt ngang mặt

-Nếu trẻ khó hoặc không nói được: Dùng bảng tranh để giao tiếp

  • Bảng tranh chủ đề: Đồ ăn, đồ uống, phương tiện đi lại, đồ chơi

Bảng tranh chủ đề: Đồ ăn, đồ uống, phương tiện đi lại, đồ chơi

-Nếu có thể tập nói:

  • Tập thở ra dài: thổi nến, lông chim, giấy,thổi bóng hoặc thổi còi
  • Tập tạo âm thanh: aaaa/ oooo…uuuu..
  • Tập nói từ đơn giản: mẹ, bà,
  • Nói câu ngắn và chậm: 1-2 từ

Trẻ em bại não là những đối tượng có thể thường gặp trong phục hồi chức năng. Điều cần thiết phải làm là mau chóng tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa các thương tật thứ cấp có thể xảy ra và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của trẻ. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của cha mẹ trẻ trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Ngoài ra trong vật lý trị liệu phải kể đến massage trị liệu. Liệu pháp có nhiều loại hình để giải quyết vấn đề khác nhau của cơ thể người bệnh. 2 loại hình nổi bật của masage là trị liệu và thư giãn. Nếu bạn đang gặp tình trạng đau mỏi cơ khớp, thì massage trị liệu là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả.  Massage trị liệu hay nói theo cách khác là massage vật lý trị liệu.  Phương pháp này sử dụng các động tác bấm huyệt, xoa bóp kết hợp với việc sử dụng kết hợp các loại tinh dầu để làm sảng khoái tinh thần. Massage trị liệu giúp đả thông kinh huyệt, thư giãn và làm lưu thông tuần hoàn máu, kéo giãn cột sống, đặc biệt là giúp giảm triệu chứng đau vai gáy nhanh và hiệu quả. Nếu bạn thực hiện massage trị liệu thường xuyên 2 lần/tuần giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/10/2021 - Cập nhật 25/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2722 Lượt xem

5 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2728 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1135 Lượt xem

7 Phút đọc

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Tai biến mạch máu não- căn bệnh không phải là cái tên xa lạ. Hiện nay, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim...

27/10/2021

2295 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG