Nội dung chính
  • 1. Nguyên tắc chăm sóc người tai biến mạch máu não
  • 2. Các biện pháp phục hồi chức năng được ứng dụng
Nội dung chính
  • 1. Nguyên tắc chăm sóc người tai biến mạch máu não
  • 2. Các biện pháp phục hồi chức năng được ứng dụng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phục hồi chức năng giai đoạn tại cộng đồng cho người tai biến mạch máu não

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não là một quá trình lâu dài, mang tính toàn diện, cần sự phối hợp của đa chuyên ngành. Các thành viên trong nhóm phục hồi phải hợp tác tốt với nhau tại các giai đoạn bệnh, giúp rút ngắn thời gian phục hồi, giảm bớt các di chứng nặng nề, giảm gánh nặng về y tế cho gia đình và xã hội., nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên tắc chăm sóc người tai biến mạch máu não
  • 2. Các biện pháp phục hồi chức năng được ứng dụng

1. Nguyên tắc chăm sóc người tai biến mạch máu não

Phục hồi chức năng bao gồm tổng thể các phương pháp nhằm giảm thiểu các biến chứng và các thương tật thứ cấp, từ đó giúp nâng cao khả năng độc lập, hòa nhập cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

- Phục hồi chức năng bao gồm tổng thể các phương pháp nhằm giảm thiểu các biến chứng và các thương tật thứ cấp, từ đó giúp nâng cao khả năng độc lập, hòa nhập cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

- Phương thức điều trị toàn diện : tiếp cận đa chuyên ngành

- Nhóm phục hồi : bác sĩ phục hồi chức năng, điều dưỡng, kỹ thuật viên vận động trị liệu (PT) , kỹ thuật viên hoạt động trị liệu (OT), chuyên viên âm ngữ (ST), chuyên gia về dinh dưỡng và tâm lý .

Các di chứng có thể gặp phải sau tai biến mạch máu não

- Co cứng và co rút cơ, khớp bên liệt theo mẫu co cứng. Dẫn đến tình trạng thăng bằng kém và đau tại các khớp. Kèm theo các rối loạn về thăng bằng điều hợp càng làm cho người bệnh khó khăn khi thực hiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày và di chuyển.

- Hạn chế về giao tiếp, cùng với các khiếm khuyết khác là nguyên nhân cản trở sự hòa nhập cộng đồng.

- Trầm cảm : bản thân tổn thương não có thể gây ra các rối loạn tâm thần, trầm cảm. Ngoài ra sự cách biệt khỏi môi trường kéo dài cũng gây nên những thay đổi về hoạt động tư duy, người bệnh dễ xúc động, dễ khóc, khó kiểm soát cảm xúc. Thông thường những biểu hiện trầm cảm ở người bệnh bị tai biến mạch máu não là tạm thời, không kéo dài quá một năm. Nên khuyến khích , động viên những cố gắng của họ khi tập luyện là biện pháp tốt để giảm bớt các rối loạn tâm thần này.

Trầm cảm : bản thân tổn thương não có thể gây ra các rối loạn tâm thần, trầm cảm

- Các thương tật thứ cấp khác : có thể xảy ra trong bất cứ giai đoạn nào.

Mục tiêu phục hồi chức năng

- Duy trì tình trạng sức khỏe ổn định về tinh thần và thể chất.

- Tăng cường sự độc lập tối đa trong sinh hoạt hàng ngày và di chuyển.

- Hạn chế các di chứng, phòng ngừa thương tật thứ cấp.

- Thay đổi, cải thiện môi trường xung quanh, khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động của gia đình và xã hội.

- Hướng nghiệp.

- Tư vấn, giáo dục gia đình cùng tham gia vào quá trình tập luyện phục hồi chức năng và tái hòa nhập xã hội cho người bệnh.

2. Các biện pháp phục hồi chức năng được ứng dụng

a. Tư vấn, giáo dục khám sức khỏe định kỳ

- Chế độ chăm sóc, vệ sinh hàng ngày

- Chế độ ăn uống và thuốc hàng ngày. Hướng dẫn dùng thuốc theo y lệnh đúng, đầy đủ.

- Động viên, khuyến khích người bệnh cố gắng tập luyện. Tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho người bệnh tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

- Xử lý kịp thời nếu có những dấu hiệu báo trước: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, tê chân tay...

Xử lý kịp thời nếu có những dấu hiệu báo trước: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, tê chân tay...

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh tái phát

  • Tránh các yếu tố gây TBMMN: stress, trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh, mất ngủ, rượu, thuốc lá...
  • Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim...
  • Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
  • Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh...

- Khuyến khích người bệnh tham gia nhiều hơn vào các hoạt chung của gia định và cộng đồng

b. Thay đổi, cải thiện môi trường xung quanh

- Thay đổi kiến trúc ở nhà để giúp người bệnh độc lập, đồng thời đảm bảo sự an toàn cho họ trong di chuyển và các sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ thanh vịn sát tường, chiều cao ghế, giường phù hợp, thay các bậc tam cấp bằng đường dốc, mở rộng cửa, chuyển cho người bệnh sinh hoạt ở tại tầng 1,...

- Giáo dục thay đổi nhận thức của cộng đồng về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật.

- Hỗ trợ người bệnh tham gia các câu lạc bộ người khuyết tật tại cộng đồng, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng để người bệnh có thể tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí...

c. Hướng nghiệp và tư vấn, hỗ trợ gia đình trong chăm sóc người bệnh.

Tùy thuộc vào sự phục hồi, độc lập chức năng mà có tư vấn cụ thể.

Tùy thuộc vào sự phục hồi, độc lập chức năng mà có tư vấn cụ thể.

Điều cần thiết phải làm cho người bệnh trong quá trình điều trị là theo y lệnh của bác sĩ tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của cơ thể. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/10/2021 - Cập nhật 27/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2760 Lượt xem

5 Phút đọc

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Hiện nay, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim mạch và là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên thế giới. Có thể nói...

28/10/2021

1287 Lượt xem

6 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2786 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1169 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG