Nội dung chính
  • 1. Quai bị ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể người bệnh?
  • 2. Tác nhân gây bệnh quai bị
  • 3. Những đặc điểm về: Ổ bệnh, đường lây, phân bố dịch
  • 4. Con đường xâm nhập của virus quai bị vào cơ thể
  • 5. Quai bị gây ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể
  • 6. Triệu chứng quai bị xuất hiện ở người bệnh
Nội dung chính
  • 1. Quai bị ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể người bệnh?
  • 2. Tác nhân gây bệnh quai bị
  • 3. Những đặc điểm về: Ổ bệnh, đường lây, phân bố dịch
  • 4. Con đường xâm nhập của virus quai bị vào cơ thể
  • 5. Quai bị gây ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể
  • 6. Triệu chứng quai bị xuất hiện ở người bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh quai bị - Phòng ngừa và chữa trị bệnh quai bị

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virus gây nên tình trạng đau và sưng tuyến nước bọt. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi trẻ em , tỷ lệ mắc bệnh ở nam sẽ nhiều hơn ở nữ. Biến chứng mà bệnh quai bị để lại ở nam giới có thể dẫn đến vô sinh. Vậy điều cần thiết ở các bậc phụ huynh là phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám trong thời gian sớm để được điều trị hiệu quả nhất.
Nội dung chính
  • 1. Quai bị ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể người bệnh?
  • 2. Tác nhân gây bệnh quai bị
  • 3. Những đặc điểm về: Ổ bệnh, đường lây, phân bố dịch
  • 4. Con đường xâm nhập của virus quai bị vào cơ thể
  • 5. Quai bị gây ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể
  • 6. Triệu chứng quai bị xuất hiện ở người bệnh

1. Quai bị ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể người bệnh?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch, do virus quai bị gây nên. Virus quai bị có ái tính đặc biệt với các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt tuyến sinh dục (tinh hoàn, buồng trứng), tụy tạng và hệ thần kinh.

Bệnh thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Nói chung, bệnh thường diễn biến lành tính và khoảng 30% các trường hợp nhiễm virus nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Sau khi bị bệnh tạo được miễn dịch bền vững suốt đời.

Bệnh thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên.

2. Tác nhân gây bệnh quai bị

Bệnh quai bị được biết đến từ thời Hypocrate. Đến thế kỷ 19 Trousseau, Rilliet và Barthez đã mô tả hoàn chỉnh về lâm sàng và dịch tễ.

Virus quai bị thuộc nhóm Paramyxovirus, hình tròn, đường kính 120-200 nm là virus có ARN, xoắn ở trung tâm, ngoài bao bọc bởi lớp vỏ lipid và glycoprotein.

Virus quai bị có 2 kháng nguyên 

- Kháng nguyên V: nằm trên lớp vỏ, là yếu tố kích thích sinh kháng thể và gây ngưng kết hồng cầu. 

- Kháng nguyên S: hòa tan, không gây bệnh, không gây ngưng kết hồng cầu. 

- Miễn dịch thu được sau nhiễm bệnh khá bền vững. Bệnh thường gặp ở trẻ em và đến lứa tuổi trưởng thành 90% đã có đáp ứng miễn dịch tự nhiên.

Virus tồn lại khá lâu ở ngoài cơ thể: nhiệt độ 15-20°C sống được 50-90 ngày, ở nhiệt độ 37°C virus sống được 8 ngày, chịu lạnh được hơn 1 năm ở -25 đến 70°C. Hóa chất Formol 0,1%, Lysol 1%, cồn ete sống được 3-5 phút, tia cực tím phân hủy virus trong vài giây.

Trong giai đoạn cấp của bệnh có thể phân lập virus từ máu, nước bọt, dịch tụy, dịch não tuỷ, tinh dịch, sữa, nước tiểu của người bệnh.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Những đặc điểm về: Ổ bệnh, đường lây, phân bố dịch

Ổ bệnh

  • Người là nguồn bệnh duy nhất, những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng thường đào thải virus và gây lan truyền bệnh, không có tình trạng người lành mang trùng. 
  • Tuy nhiên có khoảng 25-30% số người nhiễm nhưng không có biểu hiện lâm sàng.

Đường lây

  • Trực tiếp bằng đường hô hấp qua các giọt nước bọt từ người bệnh sang người lành khi nói chuyện, ho, hắt hơi... 
  • Virus quai bị xuất hiện trong nước bọt người bệnh 6 ngày trước, khi sưng tuyến mang tai và tồn tại tuần 2 tuần sau khi sưng.

Phân bố dịch tế

  • Bệnh phân bố khắp nơi trên thế giới và thường gây thành dịch ở những nơi đông dân cư, khu tập thể, doanh trại, trường học, nhà trẻ…
  • Bệnh thường xảy ra vào mùa thu đông. 
  • Lứa tuổi nhiễm bệnh là trẻ em từ 3. 14 tuổi (chủ yếu 5 - 9 tuổi) và thanh niên (18 - 20 tuổi). 
  • Nam mắc nhiều hơn nữ. 
  • Bệnh ít gặp trẻ em dưới 1 tuổi vì có miễn dịch từ mẹ và người trên 40 tuổi do đã có đáp ứng miễn dịch mắc phải. 
  • Khoảng 80 - 90% người lớn có huyết thanh dương tính do nhiễm virus từ nhỏ.

4. Con đường xâm nhập của virus quai bị vào cơ thể

Virus quai bị xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Trong thời gian ủ bệnh, virus nhân lên ở đường hô hấp trên và các hạch lympho. Sau khi vào máu gây nhiễm virus huyết lần đầu, virus đi tiếp đến các tổ chức đích, thường là tuyến nước bọt mang tai, tuyến sinh dục, màng não...

Từ tuyến đích ban đầu, virus lại có thể vào máu lần 2 và tới gây bệnh ở các cơ quan khác như tinh hoàn, buồng trứng, tụy tạng, hệ thần kinh, tuyến giáp, tuyến vú, tim, gan, thận...

Sau khi nhiễm virus, các kháng thể trung hòa duy trì ở nồng độ thấp nhưng có tác dụng bảo vệ suốt đời.

5. Quai bị gây ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể

Quai bị gây ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể

  • Ống nước bọt thường bị viêm, trong khi mô tuyến ít bị tổn thương. Virus quai bị gây viêm mô kẽ làm huyết quản phù nề, gây xuất huyết nhỏ quanh các ống dẫn và quanh tuyến nước bọt.
  • Viêm tuyến tụy: có thể gặp viêm cả hệ thống nội và ngoại tiết. Đôi khi tụy bị teo dẫn tới đái tháo đường.
  • Tinh hoàn: mô kẽ bị viêm nhiễm với nhiều mức độ, biểu mô các ống dẫn tinh thoái hóa. Nếu nhiều ống dẫn tinh tổn thương sẽ không dẫn được tinh trùng, bệnh nhân sẽ bị thiểu năng sinh dục, hoặc vô tinh, nặng hơn sẽ bị vô sinh.
  • Ở nữ giới, tổn thương phần phụ cũng tương tự, thường gặp viêm thoái hóa biểu mô ống dẫn trứng, rất hiếm khi viêm, teo buồng trứng.
  • Tổn thương thần kinh trung ương thường gặp là viêm màng não. Màng não bị thâm nhiễm, xuất tiết nhưng hiếm khi dính vào não. Não bị sung huyết, phù nề, tiết thanh dịch, tơ huyết quanh huyết quản. Viêm não có thể thành ổ hoặc lan tỏa.

6. Triệu chứng quai bị xuất hiện ở người bệnh

Nhiễm virus quai bị có thể gặp dưới 2 hình thức:

  • Có biểu hiện lâm sàng với đặc trưng là sưng tuyến nước bọt mang tai. 
  • Thể ẩn (không biểu hiện lâm sàng nhưng có mặt kháng thể trong huyết thanh).

Sưng tuyến nước bọt mang tai

-Sưng tuyến nước bọt mang tai

Thời kỳ ủ bệnh

  • Từ 14-21 ngày. 
  • Hoàn toàn yên lặng, nhưng từ ngày thứ 15 virus đã có thể bài xuất ra ngoài và làm lây bệnh. Vì vậy, dịch dai dẳng và khó dập tắt.

Thời kỳ khởi phát

  • Trong vòng 12-48 giờ. 
  • Biểu hiện đầu tiên là đau vùng tai. Mức độ đau nhiều hay ít tùy theo bệnh nhân, người lớn có thể đau nhiều hơn, đau trước lỗ tai, lan ra quanh tai. Nhiều khi đau làm cho khó há miệng, nói khó... 
  • Kèm theo bệnh nhân có sốt 38-39°C hoặc cao hơn, mệt mỏi, nhức đầu, ăn ngủ kém.

Rilliet và Barthez đã nêu ra 3 điểm đau có tính chất gợi ý đến viêm tuyến nước bọt mang thai:

  • Khớp thái dương hàm. 
  • Mỏm xương chũm. 
  • Góc dưới xương hàm.

Toàn phát

  • Kéo dài trong 7-8 ngày. 
  • Người bệnh có bệnh cảnh chính là tình trạng sưng và đau tuyến nước bọt mang tai.
  • Đầu tiên sưng một bên, sau từ 1 đến 2 ngày sưng lan sang tuyến mang tai đối diện. Trong 1 tuần sưng to tối đa. 
  • Sưng 2 bên gặp khoảng 70% các trường hợp.

Nếu trẻ có các triệu chứng như trên và trong mọi tình huống nếu có nghi ngờ gì, phụ huynh nên đưa trẻ đến  chuyên khoa truyền nhiễm tại bệnh viện  lớn, uy tín để được điều trị và thăm khám sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/12/2021 - Cập nhật 03/03/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4462 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1296 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

956 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1226 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG