Nội dung chính
  • 1. Phản ứng tại nơi tiêm vaccin BCG thế nào là bình thường?
  • 2. Khi trẻ có những phản ứng phụ sau tiêm, phụ huynh cần làm gì?
  • 3. Những dấu hiệu nào cho thấy cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế?
  • 4. Lưu ý sau khi tiêm phòng vaccin BCG ở trẻ
Nội dung chính
  • 1. Phản ứng tại nơi tiêm vaccin BCG thế nào là bình thường?
  • 2. Khi trẻ có những phản ứng phụ sau tiêm, phụ huynh cần làm gì?
  • 3. Những dấu hiệu nào cho thấy cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế?
  • 4. Lưu ý sau khi tiêm phòng vaccin BCG ở trẻ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phản ứng tại nơi tiêm vaccin BCG thế nào là bình thường ở trẻ nhỏ?

Tiêm phòng lao bằng vaccin BCG: phương án hàng đầu và hiệu quả trong Chương trình phòng chống lao Quốc gia. Giúp trẻ tạo miễn dịch chủ động để bảo vệ cơ thể và trong trường hợp không may mắc lao thì làm giảm các biến chứng của bệnh đến cơ thể. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu những phản ứng thông thường xảy ra tại nơi tiêm? Các trường hợp nào cần nhanh chóng đưa trẻ đến viện? Và một số lưu ý sau khi tiêm phòng cho trẻ.
Nội dung chính
  • 1. Phản ứng tại nơi tiêm vaccin BCG thế nào là bình thường?
  • 2. Khi trẻ có những phản ứng phụ sau tiêm, phụ huynh cần làm gì?
  • 3. Những dấu hiệu nào cho thấy cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế?
  • 4. Lưu ý sau khi tiêm phòng vaccin BCG ở trẻ

1. Phản ứng tại nơi tiêm vaccin BCG thế nào là bình thường?

Thông thường sau tiêm 1-2 ngà, nốt tiêm sẽ tiêu đi. Sau 3-4 tuần sẽ thấy một cục nhỏ nổi lên tại nơi tiêm rồi to dần, mặt da sưng đỏ, bóng. Sau 6  tuần một lỗ rò xuất hiện, tiết dịch trong 2 - 3 tuần rồi làm vậy, ở tuần thứ 9 - 10 hình thành vòng tròn 5 – 6mm, xung quanh có quầng đỏ, sau vài tuần vây rụng đi dần thành sẹo tồn tại nhiều năm. Tính chất của sẹo màu trắng, có thể hơi lõm. Có thể căn cứ vết sẹo này để kiểm tra biết được trẻ đã được tiêm BCG hay chưa.

Thông thường sau tiêm 1-2 ngà, nốt tiêm sẽ tiêu đi.

Theo một số thống kê của Viện Lao Bệnh phổi trung ương và của Chương trình Tiêm chủng mở rộng thì có khoảng 10 – 20% trường hợp nốt loét có thể to hơn (đường kính 5 – 8mm), làm mủ và kéo dài 3 – 4 tháng. Trong một số trường hợp nốt loét kéo dài trên 4 tháng mới đóng vẩy và biến thành sẹo, có thể dùng dung dịch isoniazid 1% hoặc bột isoniazid rắc tại chỗ những trường hợp này. Viêm hạch sau khi tiêm BCG cũng là hiện tượng đáng lưu ý, qua các thống kê người ta cho rằng có khoảng 1% trường hợp sau khi tiêm BCG có thể thấy nổi hạch trong vòng 6 tháng đầu. Hạch có thể nhỏ, đường kính 0,5cm, có thể 1-2 cm, hạch thường nổi lên từ tuần thứ 3 – 4, to dần lên trong vòng 2 - 3 tuần, tồn tại có khi đến 3 tháng mới dần thu nhỏ lại; hạch thường cứng di động trong khu vực gần nơi tiêm (nách hoặc trên xương đòn) nếu tiêm cao. Nắn không đau, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong một số trường hợp, hạch sưng khá to, nắn hơi đau, mềm dần, dính vào mặt da, màu da đỏ lên, hạch làm mủ và rò ra ngoài, lỗ rò có thể liền miệng sớm nhưng cũng có khi kéo dài hoặc liền xong rồi lại rò lại hàng tháng, gây nhiều phiền phức. Đây chỉ là một biến chứng của tiêm phòng, không phải là lao hạch và cũng không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ. Nếu lấy mủ nơi rò đem nhuộm soi có thể thấy vi khuẩn bắt màu đỏ mà người ta dễ nhầm là vi khuẩn lao nhưng trong thực tế đó chỉ là các vi khuẩn. Xử trí những trường hợp này, tốt nhất là không nên can thiệp, khi nơi tiêm làm mủ, nếu thấy có khả năng bị rò để tránh kéo dài và sẹo xấu có thể chọc hạch bằng kim hoặc chích và rửa sạch, rắc bột isoniazid tại chỗ.

Nhiễm khuẩn bệnh do vi khuẩn dùng để sản xuất vaccin BCG rất hiếm 0,1/100,000 trẻ, ở Việt Nam tỷ lệ này không có, Viêm xương (viêm tủy xương) hiếm gặp từ 0,1- 30/100.000 trẻ.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

2. Khi trẻ có những phản ứng phụ sau tiêm, phụ huynh cần làm gì?

Đối với những phản ứng xảy ra như trên thì các bậc phụ huynh có thể yên tâm chăm sóc trẻ tại nhà. Theo dõi tình trạng và phương pháp xử trí trong một số trường hợp cụ thể như:

Khi trẻ sốt (nhẹ) < 38,5 độ C: Cần bổ sung nhiều nước, chế độ ăn uống như bình thường, nghỉ ngơi nơi thoáng mát.

  • Trẻ em, trẻ còn đang bú mẹ, hoặc trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Thì nên thường xuyên bế và quan sát trẻ , lưu ý không chạm vào vùng tiêm.
  • Khi trẻ sốt (nhẹ) < 38,5 độ C: Cần bổ sung nhiều nước, chế độ ăn uống như bình thường, nghỉ ngơi nơi thoáng mát.
  • Tại vùng tiêm có các phản ứng như: sưng và/hoặc đỏ có thể có hơn một triệu chứng: sưng gần chỗ tiêm, đau, đỏ và sưng trên 3 ngày. Thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Điều trị triệu chứng với các thuốc giảm đau theo chỉ định.
  • Đau khớp kể cả khớp nhỏ ngoại vi dai dẳng (trên 10 ngày) hoặc thoáng qua (tối đa 10 ngày). Trẻ có thể tự khỏi, nhưng trong một số trường hợp cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định sau khi đã được cán bộ y tế thăm khám.
  • Viêm hạch bạch huyết kể cả viêm hạch bạch huyết có mủ với biểu hiện có 1 hạch lympho sưng to > 1,5 cm (bằng 1 đầu ngón tay người lớn) hoặc có 1 hốc rò rỉ trên 1 hạch lympho. Xảy ra trong vòng 2-6 tháng sau khi tiêm vắc xin BCG, tại cùng một bên người với chỗ tiêm chủng (đa số là ở nách). Thường là tự lành và không cần điều trị. Trường hợp tổn thương dính vào da hoặc bị rò rỉ thì cần đưa đến cơ sở y tế để được phẫu thuật dẫn lưu và đắp thuốc chống lao tại chỗ.
  • Bầm tím và/hoặc chảy máu do giảm tiểu cầu thường là nhẹ và tự khỏi. Trường hợp nặng cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị thuốc steroid và truyền khối tiểu cầu.

Ngoài những triệu chứng nhẹ, thì khi các triệu chứng kéo dài và nặng dần cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí.

3. Những dấu hiệu nào cho thấy cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế?

  • Trẻ sốt cao > 39 độ C, uống thuốc hạ sốt nhưng không đáp ứng, thời gian sốt kéo dài dai dẳng hơn 24 giờ, xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng.
  • Quấy khóc kéo dài, kém tương tác cha mẹ, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê 
  • Co giật , nôn trớ, bú kém, bỏ bú 
  • Da có tình trạng phát ban
  • Thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và chi 
  • Chi lạnh, da nổi vân tím

Ngoài ra còn có một số triệu chứng nặng khác mà các bậc phụ huynh cần chú ý.

Tại nơi tiêm không đụng chạm và giữ vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng.

4. Lưu ý sau khi tiêm phòng vaccin BCG ở trẻ

  • Tại nơi tiêm không đụng chạm và giữ vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng.
  • Ngoài nước sạch hoặc nước ấm thông thường để làm sạch khi cần thiết thì không sử dụng bất kỳ chất khác để bôi lên nơi tiêm.
  • Tuyệt đối không được sử dụng chất sát trùng, thuốc mỡ hoặc kem bôi
  • Không được dùng băng dán vết thương trực tiếp lên vị trí vết tiêm chủng. Trong trường hợp cần phải băng bó thì nên sử dụng băng khô với băng dính dán dọc hai bên, cho phép không khí được lưu thông.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/11/2021 - Cập nhật 28/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đã được tiêm vaccin phòng lao BCG, liệu có nguy cơ cao...

Trẻ đã được tiêm vaccin phòng lao BCG, liệu có nguy cơ cao...

Theo chương trình phòng chống lao quốc gia: vấn đề tiêm phòng lao bằng vaccin BCG luôn là mục tiêu đặt ra và vận động triển khai hàng đầu, đem lại khá hiệu quả ...

28/11/2021

2241 Lượt xem

5 Phút đọc

Phản ứng tại nơi tiêm vaccin BCG thế nào là bình thường ở...

Phản ứng tại nơi tiêm vaccin BCG thế nào là bình thường ở...

Tiêm phòng lao bằng vaccin BCG: phương án hàng đầu và hiệu quả trong Chương trình phòng chống lao Quốc gia. Giúp trẻ tạo miễn dịch chủ động để bảo vệ cơ thể và ...

28/11/2021

950 Lượt xem

5 Phút đọc

Tiêm phòng vaccin BCG: phương pháp tạo miễn dịch chủ động...

Tiêm phòng vaccin BCG: phương pháp tạo miễn dịch chủ động...

Phương pháp phòng chống lao được đề ra hàng đầu từ ngay khi trẻ vừa sinh ra: đó chính là tiêm phòng lao bằng vaccin BCG. Đây là phương pháp tạo nên hệ miễn...

28/11/2021

2531 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG