Nội dung chính
  • 1. Thế nào là nội soi đại tràng? 
  • 2. Những ai nên thực hiện nội soi đại tràng? 
  • 3. Quy trình nội soi đại tràng 
  • 4. Nội soi đại tràng có an toàn không? 
Nội dung chính
  • 1. Thế nào là nội soi đại tràng? 
  • 2. Những ai nên thực hiện nội soi đại tràng? 
  • 3. Quy trình nội soi đại tràng 
  • 4. Nội soi đại tràng có an toàn không? 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nội soi đại tràng – chẩn đoán và phát hiện sớm các bệnh lý đại tràng

Hiện nay, nội soi đại tràng là một phương pháp đơn giản, an toàn, hiệu quả giúp bác sĩ phát hiện và chẩn đoán sớm các bệnh lý tiêu hoá như ung thư đại tràng, polyp, viêm, loét hay chảy máu trong đại tràng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về nội soi đại tràng và quy trình thực hiện nội soi tại bệnh viện.
Nội dung chính
  • 1. Thế nào là nội soi đại tràng? 
  • 2. Những ai nên thực hiện nội soi đại tràng? 
  • 3. Quy trình nội soi đại tràng 
  • 4. Nội soi đại tràng có an toàn không? 

1. Thế nào là nội soi đại tràng? 

Nội soi đại tràng hay nội soi tiêu hoá là một phương pháp kỹ thuật y học dùng để chẩn đoán hoặc can thiệp điều trị các bệnh lý đại trực tràng. Đây là phương pháp an toàn, tin cậy, không gây đau để chẩn đoán polyp, viêm loét, ung thư đại tràng… thông qua một ống nội soi nhỏ, mềm có gắn camera trên đầu. 

Nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng

Ống nội soi sẽ được luồn từ hậu môn vào bên trong đại tràng đến tận manh tràng (vùng tiếp nối giữa ruột già và ruột non). Hình ảnh thu được thông qua camera sẽ được phóng đại và chiếu lên màn hình. Thông qua đó, bác sĩ sẽ khảo sát toàn bộ đại tràng và đoạn cuối ruột non của người bệnh. 

2. Những ai nên thực hiện nội soi đại tràng? 

Nội soi đại tràng có chỉ định tương đối rộng rãi, đặc biệt với những bệnh nhân nghi ngờ có bệnh lý tiêu hoá dưới. Cụ thể những trường hợp nội soi chẩn đoán: 

  • Nghi ngờ có xuất huyết tiêu hoá dưới. 
  • Những bệnh nhân có bệnh lý viêm, loét, u đường tiêu hoá dưới. 
  • Các triệu chứng không rõ nguyên nhân như: tiêu chảy, đau bụng, phân lẫn máu…
  • Tầm soát ung thư với những đối tượng có nguy cơ cao. 
  • Có những bất thường trên Xquang tại khung đại tràng chưa xác định được. 
  • Những trường hợp chỉ định nội soi điều trị bệnh như: 
  • Cắt polyp đại tràng thông qua nội soi 
  • Nong các tổn thương hẹp đại tràng, đặt ống thông do ác tính, do tia xạ, do viêm mạn,,,
  • Cầm máu trong các tổn thương như loạn sản mạch máu, chảy máu từ cuống polyp sau khi cắt polyp. 
  • Lấy dị vật đường tiêu hoá dưới. 

Ngoài ra, trong một số trường hợp rối loạn chức năng đại tràng, viêm đại tràng mãn tính, các bác sĩ vẫn có thể chỉ định nội soi đại tràng để chắc chắn loại trừ khả năng ung thư.

3. Quy trình nội soi đại tràng 

Quy trình nội soi đại tràng

Quy trình nội soi đại tràng

Quy trình nội soi đại tràng được diễn ra khép kín gồm 04 bước như sau: 

a. Trước khi nội soi

Trước khi tiến hành nội soi, bác sĩ sẽ khám hậu môn để kiểm tra tổn thương. Sau đó, nếu không có vấn đề gì bất thường, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc để làm sạch đường ruột, giúp thuận tiện hơn cho việc nội soi. Bệnh nhân có thể được dùng thêm thuốc an thần và giảm đau. Đây được xem là bước thiết yếu trong quá trình nội soi để làm sạch đường ruột. 

Sau khi uống thuốc, bệnh nhân sẽ cảm thấy bớt căng thẳng và hơi buồn ngủ. Trong trường hợp nội soi đại tràng gây mê thì bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây mê. 

b. Trong quá trình nội soi

  • Tư thế người bệnh: Người bệnh được hướng dẫn nằm nghiêng bên trái, đầu gối co lại hướng về phía trước ngực. 
  • Bác sĩ luồn ống nội soi mềm, nhỏ có gắn camera ở đầu vào cửa hậu môn rồi luồn đến trực tràng, đại tràng. Quá trình này cần làm nhẹ nhàng, chậm rãi và không gây đau. Bác sĩ cũng tiến hành bơm khí vào trong để làm căng đại tràng, giúp camera có thể dễ dàng ghi nhận các tổn thương và truyền hình ảnh về máy tính để bác sĩ quan sát. 
  • Trong quá trình này, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thay đổi tư thế vài lần để ống nội soi đưa vào hết các ngóc ngách bên trong. Nếu cần sinh thiết, bác sĩ sẽ thực hiện nhanh trong quá trình nội soi và bệnh nhân không cảm thấy đau. 
  • Thời gian thực hiện nội soi đại tràng thông thường kéo dài từ 7 đến 10 phút nếu người bệnh hợp tác tốt. Trong một số trường hợp khó, bệnh nhân có thể được tiêm thêm thuốc an thần hay giãn cơ để làm giảm bớt khó chịu. Cảm giác này chỉ kéo dài tối đa sau 1 giờ nội soi. 

c. Sau khi nội soi

Sau khi nội soi, bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh nhìn thấy mà chẩn đoán xác định và đưa ra phương hướng điều trị cho bệnh nhân. Đồng thời, bác sĩ đưa ra những lời khuyên giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khoẻ sau quá trình nội soi như: chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi… 

Người bệnh sau khi nội soi đại tràng nên nghỉ ngơi, thư giãn cho đến khi hết cảm giác khó chịu trong bụng. Một số người bệnh sau khi nội soi thường gặp phải tình trạng đau âm ỉ bụng, chướng bụng, mót rặn nhưng không đi cầu được… Đây là những vấn đề thường xảy ra sau khi kết thúc quá trình nội soi nhưng sẽ biến mất vào ngày hôm sau. 

Nếu sau nội soi, người bệnh phát hiện các biến chứng nghiêm trọng như sốt, đau nhiều, chóng mặt… thì liên hệ ngay đến Hotline 1900 3367 của IVIE - Bác sĩ ơi để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất

d. Đọc kết quả nội soi 

Sau khi hoàn tất quy trình nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành đọc kết quả. 

Kết quả bình thường khi: 

·         Bác sĩ loại trừ các nguyên nhân bệnh lý đại tràng và chuyển hướng chẩn đoán, điều trị sang hướng khác. 

·         Những bệnh nhân tầm soát ung thư đại tràng, nếu kết quả bình thường có thể yên tâm. Nhưng bệnh nhân nên chú ý kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm những tổn thương và bệnh lý nguy hiểm khác liên quan đến đại tràng. 

Kết quả không bình thường: 

Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán và hướng điều trị khác nhau: 

  • Phát hiện tổn thương bất thường trên niêm mạc đại tràng như viêm, khối u…: tiến hành sinh thiết để xác định chắc chắn bản chất tổn thương. 
  • Phát hiện polyp đại tràng, đã có xét nghiệm đông máu: cắt polyp qua nội soi. 
  • Phát hiện xuất huyết đại tràng do loét: cầm máu bằng đốt điện hay kẹp cầm máu bằng clip. 
  • Phát hiện búi trĩ đang chảy máu: thắt búi trĩ bằng vòng cao su. 
  • Phát hiện dị vật: lấy dị vật qua nội soi bằng dụng cụ chuyên biệt. 

Thông tin chi tiết về Ung thư đại tràng và biện pháp ngăn ngừa tại đây.

4. Nội soi đại tràng có an toàn không? 

Nội soi đại tràng có an toàn không?

Nội soi đại tràng có an toàn không?

Hiện nay, nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn an toàn, thuận tiện hàng đầu. Tỷ lệ tai biến do nội soi đại tràng là rất thấp, khoảng 0.1 – 0.5%. Do đó, đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, người bệnh không cần quá lo lắng. 

Việc thực hiện nội soi trong chẩn đoán bệnh, tầm soát ung thư hay kiểm tra sức khoẻ là việc làm cần thiết. Nếu bạn và gia đình có nhu cầu đặt lịch nội soi đại tràng tại các cơ sở y tế, hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ đặt lịch nhanh nhất. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 16/06/2022 - Cập nhật 17/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top 9 địa chỉ khám trào ngược dạ dày tốt nhất Hà Nội

Top 9 địa chỉ khám trào ngược dạ dày tốt nhất Hà Nội

Tình trạng bệnh trào ngược dạ dày kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn trong tình trạng khó chịu, mệt mỏi. Khám trào ngược dạ dày ở đâu? là thắc mắc của rất nhiều...

24/10/2023

1236 Lượt xem

11 Phút đọc

Những dấu hiệu nhận biết bệnh crohn

Những dấu hiệu nhận biết bệnh crohn

Nhận biết bệnh crohn ở giai đoạn sớm vô cùng quan trọng. Vì nó giúp làm giảm tỷ lệ ung thư hóa và các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh...

05/07/2022

935 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có nguy hiểm không?

Không chữa trị kịp thời và đúng cách, điều trị sai phương pháp có thể khiến bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ trở nên trầm trọng. Đặc biệt, thái độ chủ quan ...

04/07/2022

783 Lượt xem

4 Phút đọc

Chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm túi thừa đại tràng

Chẩn đoán và điều trị bệnh lý viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa là những túi nhỏ phình ra ở thành đại tràng. Khi những túi này bị viêm hay nhiễm trùng thì gọi là viêm túi thừa đại tràng. Vậy làm thế nào để chẩn...

04/07/2022

928 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG