Nội dung chính
  • 1. Niềng răng có đau không?
  • 2. Làm thế nào để giảm đau trong niềng răng?
Nội dung chính
  • 1. Niềng răng có đau không?
  • 2. Làm thế nào để giảm đau trong niềng răng?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Niềng răng có đau không? Làm thế nào để giảm đau trong niềng răng?

Một hàm răng trắng đều thẳng tắp và nụ cười tỏa nắng luôn là ao ước của tất cả chúng ta. Nhờ vào công nghệ chỉnh nha hiện đại, hàm răng không đẹp, hô, móm, bị lệch… đã không còn là nỗi lo của mọi người. Niềng răng luôn là phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng suốt bao thập kỷ bởi sự hiệu quả của nó. Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng trước, trong và sau khi lựa chọn niềng răng thắc mắc rằng niềng răng có đau không? Làm thế nào để giảm đau trong niềng răng?
Nội dung chính
  • 1. Niềng răng có đau không?
  • 2. Làm thế nào để giảm đau trong niềng răng?

1. Niềng răng có đau không?

“Đau” luôn là nỗi ám ảnh của mọi người khi thực hiện bất kì thủ thuật nào tại cơ sở y tế nào và niềng răng cũng không ngoại lệ. Nhiều khách hàng còn chắc chắn hơn khi xác nhận thông tin từ “người đi trước” hoặc khi nhìn vào bộ răng cồng kềnh nhiều kim loại. Trên thực tế, “đau” của niềng răng tùy thuộc vào từng giai đoạn và từng cơ sở nha khoa.

Việc lựa chọn phòng khám nha khoa uy tínnha sĩ nhiều kinh nghiệm là rất quan trọng để đạt được hàm răng mong muốn trong thời gian ngắn nhất. Không những vậy, “sự mát tay” của nha sĩ còn giúp quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ, ít đau đớn. Vì vậy khi giao hàm răng của mình cho các nha sĩ nhiều kinh nghiệm,  bạn sẽ bớt lo lắng về “đau” rất nhiều.

Vào từng giai đoạn của quá trình niềng răng mà bạn sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí đau nhức: 

a. Giai đoạn lấy dấu mẫu hàm: 

Ở giai đoạn lấy dấu mẫu hàm và tư vấn điều trị, khách hàng sẽ được lấy dấu hàm trong khoảng 10 phút. Khi thực hiện công đoạn này bạn có thể cảm thấy nhức nhẹ hoặc dễ bị buồn nôn. Ở bước điều trị, đây là giai đoạn quan trọng trước khi đeo niềng hay gắn mắc cài, đồng thời dễ phát sinh đau khi điều trị.

Giai đoạn lấy dấu mẫu hàm

Mỗi khách hàng có một tình trạng và bệnh lý răng miệng khác nhau. Các nha sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật điều trị tổng quát khác nhau như là: Trám răng, nhổ răng, chữa tủy, trị viêm nướu, mài cùi lấy dấu,… Trong quá trình thao tác, bạn không cần quá lo sợ vì các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê khi cần thiết. Tuy nhiên sau mỗi lần điều trị, các cảm giác đau, ê buốt hoặc chảy máu sẽ xuất hiện. Đây là những biểu hiện thường gặp và thường kéo dài 3 – 5 ngày thì khỏi hoàn toàn.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

b. Giai đoạn nhổ răng

Ở giai đoạn nhổ răng để tạo khoảng, cơn đau cũng xuất hiện như ở giai đoạn điều trị tổng quát nhưng đã được bác sĩ tiêm thuốc tê để giảm đau xuống mức tối thiểu. Hầu hết các ca chỉnh nha đều cần công đoạn này để tạo khoảng trống thuận lợi cho sự di chuyển của các răng. Trong suốt thời gian các bác sĩ thực hiện thao tác, hàm răng của bạn sẽ có cảm giác mỏi hay cứng hàm nhưng sẽ biến mất ngay khi hàm răng được thư giãn.

c. Giai đoạn tách kẽ

Vào giai đoạn tách kẽ và gắn khâu, đặt thun tách kẽ răng là bước đầu tiên trong gắn khí cụ đồng thời cũng là giai đoạn đau nhất. Trong 1 đến 3 ngày đầu sau khi đặt thun tách kẽ, răng sẽ hơi ê buốt, cảm giác cộm khi ăn nhai, nhức khi mắc thức ăn. Những ngày sau đó, răng sẽ ê nhức và có thể sẽ không ăn được thức ăn bình thường. Sau khoảng 1 – 2 tuần  thì bạn sẽ quen dần, cảm giác ê buốt giảm dần và cơn đau cũng không còn đáng lo ngại. Ở bước lấy dấu ấn khâu và gắn khâu, khi ấn khâu có thể đau nhẹ.

d. Giai đoạn gắn mắc cài và dây cung

Đến giai đoạn gắn mắc cài và dây cung, hàm răng chưa quen chịu lực và có gắn vật lạ nên cũng ê nhẹ, đau nặng má. Mắc cài cọ hoặc đâm vào niêm mạc gây sưng đau, loét nhẹ. Thường sau 3 - 5 ngày cơn đau sẽ hết. Sau một thời gian bạn sẽ quen dần với cảm giác vướng víu, khó chịu và cảm thấy đeo niềng răng hoàn toàn bình thường.

e. Giai đoạn siết răng định kỳ

Tiếp đến là giai đoạn siết răng định kỳ và đeo hàm duy trì, khách hàng sẽ phải đeo niềng răng từ 18 – 24 tháng để răng di chuyển dần về vị trí mong muốn. Trong giai đoạn này răng đã bắt đầu ổn định, bạn cũng đã quen với cảm giác đeo mắc cài nên hầu như không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Tuy nhiên mỗi lần siết răng, việc điều chỉnh lực kéo có gây ra cảm giác đau. Bạn sẽ phải thông báo với bác sĩ để điều chỉnh cảm giác phù hợp.

Như vậy, “niềng răng có đau không?” thì câu trả lời là “Có”. Các cơn đau trong chỉnh nha đều có nguyên nhân của nó. Vào từng giai đoạn khác nhau thì mức độ cơn đau cũng khác. Nguyên nhân chính là trong quá trình nha sĩ thao tác, hệ thống dây cung mắc cài tác động lên răng và đau nhức trong quá trình ăn nhai. Để giảm đau khi niềng răng, bạn có thể tham khảo các cách thức dưới đây.

2. Làm thế nào để giảm đau trong niềng răng?

a. Thuốc giảm đau - Túi chườm đá

Nếu cảm thấy răng quá đau và ê buốt, có thể uống các loại thuốc giảm đau. Có rất nhiều loại thuốc giảm đau trên thị trường như Paracetamol, NSAIDs, … Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Túi chườm đá sẽ hiệu quả sau mỗi lần xiết răng gây đau nhức. Chườm túi đá trong 24 giờ đầu sau xiết răng giúp giảm sưng và đau, các thực phẩm lạnh như kem cũng có tác dụng tương tự.

b. Bôi sáp nha khoa

Sử dụng sáp nha khoa bằng cách bôi sáp nha khoa vào các vị trí bị vật sắc nhọn cọ xát. Khi đó nướu hay niêm mạc sẽ tránh được các tổn thương, các mô mềm trong khoang miệng sẽ được bảo vệ. Phương pháp này chỉ giúp giảm đau và khó chịu tạm thời, trong trường hợp quá đau nhức thậm chí chảy máu cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được xử trí.

c. Ăn thức ăn mềm, ăn miếng nhỏ và nhai chậm

Trong thời gian điều trị và nắn chỉnh, không nên ăn thức ăn quá cứng, quá nóng hay quá lạnh vì sẽ khiến bạn đau nhức hơn và làm tổn thương nướu hơn nữa. Chỉ nên ăn những món dễ ăn sau niềng răng. Thậm chí trong những tuần quá đau nhức, bạn nên ăn cháo, súp nhẹ nhàng để từ từ thích ứng. 

Trong suốt quá trình niềng răng tránh ăn những thức ăn cứng, dai, dính hay có chứa quá nhiều đường, tinh bột, tránh uống nhiều trà, nước ngọt. vì những thực phẩm này làm tổn hại cho răng, vàng răng và khiến răng bị sâu. Đồng thời cũng nên tránh các va chạm và hoạt động mạnh làm ảnh hưởng đến răng.

d. Súc miệng bằng nước muối

Trong nhiều trường hợp dây cung và mắc cài cọ vào niêm mạc, lưỡi hay nướu gây viêm loét. Súc miệng bằng nước muối ấm khoảng 60 giây rồi nhả ra cũng giảm  kích ứng và viêm loét.

e. Vệ sinh răng miệng thường xuyên và kĩ càng

Nếu chủ quan ở khâu chăm sóc răng, có thể bạn sẽ phải chịu cảm giác đau nhiều hơn. Làm sạch răng miệng khiến bạn cảm thấy thoải mái khi thức ăn không còn mắc vào các kẽ răng và mắc cài. Đồng thời, vệ sinh răng miệng cũng giúp dự phòng các bệnh về răng miệng như viêm nướu, sâu răng.

Vì vậy, bạn nên về sinh răng miệng cẩn thận, 3 lần / ngày đặc biệt là sau các bữa ăn. Cần sử dụng bàn chải chuyên dụng và chỉ nha khoa để làm sạch sâu và nhẹ nhàng, tránh tuột mắc cài.

f. Niềng răng tại cơ sở nha khoa uy tín

Việc lựa chọn cơ sở nha khoa và bác sĩ trực tiếp điều trị và vô cùng quan trọng. Nó sẽ quyết định tương lại hàm răng của bạn và cả những sự đau đớn ở mức độ nào. Một cơ sở điều trị giàu kinh nghiệm chuyên môn cao và tư vấn tốt sẽ giúp bạn giảm đau, hàm răng thẳng đẹp nhanh chóng và hết sức an tâm khi niềng răng.

Hình ảnh niềng răng

Như vậy, niềng răng là có đau và để có một hàm răng đẹp, tự tin giao tiếp với mọi người, bạn cần phải vượt qua nỗi sợ đau của niềng răng. Khi tháo niềng sẽ được nhìn thấy hàm răng đẹp hơn nhiều so với trước đây, bạn sẽ “thầm cảm ơn” nhức cơn đau trước đây. Nếu đã chuẩn bị một tâm lý vững vàng và quyết tâm có một hàm răng đều đẹp thì tin chắc rằng, những cơn đau nho nhỏ này sẽ không làm khó được các bạn. 

Khi xuất hiện cơn đau, hãy áp dụng các mẹo của IVIE - Bác sĩ ơi để cảm thấy thoải mái hơn nhé. Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn quan tâm đến niềng răng và đang trong quá trình chỉnh răng. Chúc cho các bạn có một hàm răng trắng đều, lung linh như ý muốn.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 12/07/2021 - Cập nhật 12/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Niềng răng mắc cài có những loại nào? Vì sao đến nay niềng...

Niềng răng mắc cài có những loại nào? Vì sao đến nay niềng...

Niềng răng mắc cài là kỹ thuật trung gian, các nha sĩ gắn các khí cụ trực tiếp lên răng tạo thành một vòng cung có tác dụng co kéo để đưa răng về vị trí tiêu...

12/07/2021

631 Lượt xem

6 Phút đọc

Quá trình niềng răng tại Nha khoa diễn ra như thế nào?

Quá trình niềng răng tại Nha khoa diễn ra như thế nào?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha mang lại vẻ đẹp hàm răng cũng như khuôn mặt cho những ai đang thiếu tự tin với nụ cười của mình. Tuy nhiên, rất nhiều người ...

12/07/2021

515 Lượt xem

6 Phút đọc

So sánh những điểm khác biệt và ưu nhược điểm của niềng...

So sánh những điểm khác biệt và ưu nhược điểm của niềng...

Không thể phủ nhận những lợi thế mà ngoại hình mang lại. Chính vì lý do đó, ai ai cũng đua nhau “nâng cấp” bản nhân, một trong số phương pháp thẩm mỹ an toàn...

12/07/2021

594 Lượt xem

5 Phút đọc

Niềng răng sứ dây trong - giải pháp thẩm mỹ cho hàm răng đẹp

Niềng răng sứ dây trong - giải pháp thẩm mỹ cho hàm răng đẹp

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một nâng cao vì thế nhu cầu thẩm mỹ cũng càng được xem trọng. Một hàm răng đều và đẹp là yếu tố “mang tính ...

12/07/2021

532 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG