Nội dung chính
  • 1. Phân loại theo Hiệp hội chống lao quốc tế và Chương trình chống lao quốc gia
  • 2. Theo tuổi
  • 3. Theo đặc điểm tổn thương và diễn biến bệnh
  • 4. Phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Phân loại theo Hiệp hội chống lao quốc tế và Chương trình chống lao quốc gia
  • 2. Theo tuổi
  • 3. Theo đặc điểm tổn thương và diễn biến bệnh
  • 4. Phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những tiêu chuẩn phân loại bệnh lý lao phổi

Lao phổi được biết đến là bệnh lý nhiễm trùng, có khả năng lây truyền giữa người với người và có tính chất xã hội. Căn nguyên gây bệnh do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis, vị trí gây bệnh chủ yếu là ở phổi. Vậy lao phổi có những tiêu chuẩn phân loại nào? Cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
  • 1. Phân loại theo Hiệp hội chống lao quốc tế và Chương trình chống lao quốc gia
  • 2. Theo tuổi
  • 3. Theo đặc điểm tổn thương và diễn biến bệnh
  • 4. Phòng bệnh

1. Phân loại theo Hiệp hội chống lao quốc tế và Chương trình chống lao quốc gia

Dựa vào xét nghiệm vi khuẩn lao

a. Dựa vào xét nghiệm vi khuẩn lao

-Lao phổi xét nghiệm đờm trực tiếp có vi khuẩn AFB (+)

-Lao phổi xét nghiệm đờm trực tiếp không có vi khuẩn AFB (-)

  • Kết quả xét nghiệm AFB âm tính ít nhất 6 mẫu đờm khác nhau qua 2 lần khám cách nhau 2 tuần đến 1 tháng và có tổn thương nghi lao trên X-Quang.
  • Kết quả xét nghiệm đờm AFB trực tiếp âm tính, nhưng nuôi cấy lại có vi khuẩn mọc.

b. Dựa vào tiền sử dùng thuốc

-Bệnh nhân lao phổi mới: Người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc hoặc chỉ dùng thuốc lao dưới 1 tháng.

-Bệnh nhân lao phổi điều trị thất bại: Bệnh nhân còn vi khuẩn lao trong đờm từ tháng điều trị thứ 5 trở đi.

-Bệnh nhân điều trị lại sau thời gian bỏ điều trị: Người bệnh không dùng thuốc trên 2 tháng trong quá trình điều trị, sau đó quay lại điều trị với AFB(+) trong đờm.

-Bệnh nhân tái phát: Bệnh nhân đã điều trị lao được thầy thuốc xác nhận là khỏi bệnh, hay hoàn thành điều trị, nay mắc bệnh trở lại AFB(+) trong đờm.

-Bệnh lao phổi mạn tính: Bệnh nhân vẫn còn vi khuẩn lao sau khi đã dùng công thức tái trị có giám sát chặt chẽ việc dùng thuốc.

2. Theo tuổi

-Lao phổi ở trẻ em

Tổn thương phổi thường xuất hiện sau tổn thương tiên phát từ 6-14 năm, do lao phổi trẻ em hay gặp từ 10-14 tuổi. Do những thay đổi về nội tiết ở lứa tuổi này mà trẻ em hay bị các thể lao phổi nặng như phế quản- phế viêm d o lao hoặc viêm phổi bã đậu. Điều đáng lưu ý là ở độ tuổi này trẻ đang học tập và chưa có những hiểu biết đầy đủ về bệnh tật, cho nên không ít trường hợp bệnh không được phát hiện sớm, do đó kết quả điều trị bị hạn chế.

-Lao phổi ở người già

Lao phổi ở người già

Do cơ thể bị giảm miễn dịch nên người già dễ bị lao phổi. Nếu ở người trẻ vi khuẩn xâm nhập từ bện ngoài vào gây bệnh là chính, thì ở người già nguồn gốc vi khuẩn chủ yếu là từ các tổn thương cũ trong cơ thể tái phát trở lại. Việc phát hiện bệnh lao phổi ở người già bị các bệnh hô hấp mạn tính có thể bị muộn vì các triệu chứng bệnh này cũng giống triệu chứng của bệnh lao phổi ( ho, đau ngực,...) vì vậy khi bị lao lại cho là bị bệnh khác. Mặc khác, không ít trường hợp do điều kiện cuộc sống quá khó khăn lúc tuổi già nên không đi khám bệnh. Ở nước ta người già thường sống chung với con cháu, nếu không phát hiện và điều trị cho bệnh nhân lao ở lứa tuổi này thì sẽ là nguồn lây cho người khác trong gia đình.

Ở người già, chức năng của các cơ quan bị suy giảm ( trong đó có chức năng của gan- thận) và thường có những bệnh khác phối hợp, do đó khả năng dung nạp thuốc lao kém, vì vậy kết quả điều trị lao phổi cũng bị hạn chế.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Theo đặc điểm tổn thương và diễn biến bệnh

-Phế quản- phế viêm do lao

Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, tuổi dậy thì và người già. Diễn biến của bệnh cấp tính: sốt cao, gầy sút nhanh, khó thở, ở trẻ nhỏ thì có thể tím tái.

-Lao kê

Đây là thể lao cấp với biểu hiện lâm sàng rầm rộ: sốt cao li bì kéo dài, khó thở, có thể tím tái. Bệnh cảnh của lao kê có đặc điểm là sự mâu thuẫn giữa triệu chứng toàn thân, cơ năng và các dấu hiệu thực thể ( người bệnh sốt cao, khó thở, tím tái,... nhưng khi khám chỉ nghe thấy tiếng thở thô).

-Viêm phổi bã đậu

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều ở tuổi dậy thì. Người bệnh sốt cao (39 độ C - 40 độ C), dao động, có khó thở, tím tái, mạch nhanh. Bệnh nhân có thể thiếu máu nặng, phù thiếu dưỡng, khám phổi có hội chứng đông đặc, nhiều ran ẩm, ran nổ, có thể có ran ngáy ( do co thắt phế quản hoặc chất bã đậu gây bít tắc một phần phế quản).

Đây là một thể lao nặng, cần phải điều trị tích cực, các triệu chứng lâm sàng giảm chậm ( nhất là triệu chứng sốt), cần phải kéo dài thời gian điều trị tấn công cho bệnh này.

-U lao

U lao là một thể lâm sàng đặc biệt của lao phổi, khi tổ chức bã đậu được các lớp xơ xen kẽ bao bọc. Người ta chia u lao ra làm ba loại: loại nhỏ ( đường kính dưới 2cm), loại trung bình (2-4cm), loại lớn (hơn 4cm), cũng ít gặp có nhiều u lao ở phổi.

Đặc điểm của u lao là ít có triệu chứng lâm sàng, nhiều khi phát hiện do tình cờ chụp phim phổi. U lao có thể ổn định trong nhiều năm, nhưng cũng có thể to ra hoặc phá hủy tạo thành hang. Có một số trường hợp u lao có đáp ứng với thuốc lao và nhỏ lại. Tại khoa Ngoại, Bệnh viện Lao- Bệnh phổi trung ương 2004, u lao được phẫu thuật chiếm 36,6% trong các tổn thương lao được mổ.

Tuy nhiên cần phải theo dõi chặt chẽ, vì phân biệt u lao với u phổi do nguyên nhân khác (nhất là ung thư phổi) trong nhiều trường hợp là không dễ dàng.

4. Phòng bệnh

Lao phổi là nguồn lây nên điều trị giải quyết nguồn lây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất cho những người xung quanh

Lao phổi là nguồn lây nên điều trị giải quyết nguồn lây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất cho những người xung quanh. Người lao phổi không nên khạc nhổ bừa bãi để tránh lây bệnh cho người khác.

Điều trị tích cực lao sơ nhiễm cho trẻ em cũng là biện pháp phòng lao phổi sau này. Những người mắc một số bệnh như đái tháo đường, loét dạ dày- tá tràng, bụi phổi, cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh lao phổi kết hợp. Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời lao phổi để phòng các biến chứng.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/11/2021 - Cập nhật 27/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu: thể lao ngoài lồng ...

Lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu: thể lao ngoài lồng ...

Ngoài thể lao tổn thương ở phổi, thì lao còn có tổn thương ở nhiều bộ phận khác. Trong thể lao ngoài lồng ngực: lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu. Ở trẻ...

28/11/2021

1297 Lượt xem

5 Phút đọc

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Ngoài những tổn thương ở ngoài lồng ngực, trong lồng ngực, trẻ còn xuất hiện một số thể lao đặc biệt: lao kê, lao bẩm sinh, lao ở trẻ nhiễm HIV/AIDS, lao kháng ...

28/11/2021

1084 Lượt xem

5 Phút đọc

Tư vấn và chăm sóc người bệnh lao có HIV/AIDS

Tư vấn và chăm sóc người bệnh lao có HIV/AIDS

Để điều trị bệnh lao cho người lao nhiễm HIV/AIDS ngoài việc sử dụng thuốc chống lao còn phải làm tốt công tác tư tưởng tư vấn và chăm sóc nguời bệnh toàn...

28/11/2021

1530 Lượt xem

4 Phút đọc

Trẻ đã được tiêm vaccin phòng lao BCG, liệu có nguy cơ cao...

Trẻ đã được tiêm vaccin phòng lao BCG, liệu có nguy cơ cao...

Theo chương trình phòng chống lao quốc gia: vấn đề tiêm phòng lao bằng vaccin BCG luôn là mục tiêu đặt ra và vận động triển khai hàng đầu, đem lại khá hiệu quả ...

28/11/2021

2282 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG