Nội dung chính
  • 1. Nhu cầu canxi theo từng lứa tuổi
  • 2. Thói quen xấu khiến cơ thể thiếu hụt canxi
Nội dung chính
  • 1. Nhu cầu canxi theo từng lứa tuổi
  • 2. Thói quen xấu khiến cơ thể thiếu hụt canxi
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những thói quen “giết chết” tế bào xương của bạn mỗi ngày

Loãng xương thường là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn vào các khung này, dẫn tới hiện tượng tăng phần xốp của xương do số lượng tổ chức xương bị suy giảm và trọng lượng của một đơn vị thể tích xương cũng giảm đi. Có nhiều nguyên nhân loãng xương, đáng kể đến là sự thiếu hụt canxi do chế độ sinh hoạt không khoa học.
Nội dung chính
  • 1. Nhu cầu canxi theo từng lứa tuổi
  • 2. Thói quen xấu khiến cơ thể thiếu hụt canxi

1. Nhu cầu canxi theo từng lứa tuổi

Loãng xương căn bệnh xương khớp tiến triển âm thầm nhưng để lại biến chứng nặng nề đến với người bệnh.

Canxi luôn cần được cung cấp cho cơ thể trong suốt các giai đoạn của cuộc sống và nhu cầu canxi mỗi ngày thay đổi phụ thuộc vào tuổi và giới tính. Nhu cầu canxi gia tăng trong thời gian tăng trưởng ở trẻ em, lúc mang thai và cho con bú. 

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trung bình lượng canxi cần thiết mỗi ngày khoảng 500mg canxi, riêng phụ nữ có thai và cho con bú thì nhu cầu tăng gấp đôi (1.000-1.200mg/ngày/người).Nhu cầu canxi của từng độ tuổi theo khuyến cáo của Viện Y khoa Mỹ:

- 0 – 6 tháng: 210mg.

- 7 – 12 tháng: 270mg.

- 1 – 3 tuổi: 500mg.

- 4 – 8 tuổi: 800mg.

- 9 – 18 tuổi: 1.300mg.

- 19 – 50 tuổi: 1.000mg.

- Trên 51 tuổi: 1.200mg.

2. Thói quen xấu khiến cơ thể thiếu hụt canxi

Canxi là thành phần vô cùng quan trọng và cần cung cấp đủ cho cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, những thói quen tưởng chừng bình thường lại đang “giết chết” tế bào xương trong âm thầm. Đây cũng chính là nguyên nhân loãng xương thường gặp.

a. Chế độ ăn thiếu rau xanh và củ quả

Rau lá xanh, đặc biệt là rau xanh đậm, rất giàu canxi. Ngoài ra, chúng còn giàu chất dinh dưỡng như kali, magiê và vitamin C, có thể thúc đẩy sự hấp thụ và sử dụng canxi. Tuy nhiên, rất nhiều người xem nhẹ vai trò của ranh xanh trong bữa ăn hoặc không thích ăn rau, điều này càng làm tăng nguy cơ bị loãng xương. Một điều quan trọng, việc cung cấp đủ lượng rau xanh giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ thừa cân béo phì.

1900 3367: tổng đài đặt lịch khám nhanh chóng, thuận tiện của IVIE - Bác sĩ ơi

1900 3367

Rau lá xanh, đặc biệt là rau xanh đậm, rất giàu canxi.

Rau lá xanh, đặc biệt là rau xanh đậm, rất giàu canxi.

Những loại rau xanh được khuyến nghị nên dùng vì có hàm lượng canxi cao như: Bông cải xanh, rau cải chíp, cải bó xôi, rau chân vịt, rau diếp, rau dền, cải xoăn, đậu rồng, cần tây,...

b. Không uống đủ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa được ví như "cửa hàng canxi" tự nhiên vì 100ml sữa chứa đến 104mg canxi. Các sản phẩm từ sữa không chỉ chứa hàm lượng canxi cao mà còn rất dễ hấp thụ. Vitamin D, vitamin K2 và FOS trong sữa có thể giúp tối ưu hóa lượng canxi hấp thu vào cơ thể và có tác dụng ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, giúp cha mẹ bạn hấp thu tối đa các dưỡng chất cần thiết ở tuổi già.

Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai và người gia cần bổ sung thêm lượng canxi vì thức ăn có thể không đáp ứng đủ nhu cầu. Việc lựa chọn sữa để bổ sung sẽ là giải pháp phù hợp. Từ đó giảm thiểu nguyên nhân loãng xương, đặc biệt là người già.

c. Lười tập thể dục

Nếu bạn không tập luyện, xương sẽ trở nên yếu và dễ gây ra tình trạng loãng xương và các vấn đề về sức khỏe khác. Đối với người làm công việc văn phòng, ít đi lại, vận động thì nên dành nhiều thời gian mỗi ngày hơn để chăm sóc sức khỏe cho hệ xương của bản thân. 

Để thúc đẩy tốt hơn việc sử dụng canxi của xương, chúng ta cần kích thích xương thông qua tập thể dục.

Để thúc đẩy tốt hơn việc sử dụng canxi của xương, chúng ta cần kích thích xương thông qua tập thể dục.

Do đó, mỗi ngày chúng ta phải tập thể dục ít nhất 30 phút. Ngoài thể dục nhịp điệu, các bộ môn như chạy bộ, yoga, đạp xe,... cũng là những môn thể thao tốt cho cơ thể.

d. Thường xuyên ở trong phòng, ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Dưới ánh nắng mặt trời, da của chúng ta có khả năng tự tổng hợp vitamin D. Loại vitamin này giúp cơ thể chúng ta hấp thụ và sử dụng canxi tốt hơn. Vì vậy, mỗi ngày chỉ cần bỏ 20 phút “đắm mình” dưới ánh nắng mặt trời cũng là cách bổ sung canxi vừa an toàn lại hiệu quả. Từ đó, nguy cơ loãng xương cũng được giảm xuống.

Tuy nhiên, mọi người cần phải chú ý, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng hoặc buổi chiều để không gây kích ứng da và tránh tình trạng say nắng. Bạn nên sử dụng kem chống nắng dù buổi sáng hay chiều để tránh những tia cực tím gây tổn hại đến da.

e. Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bài

Một trong những nguyên nhân loãng xương nguy hiểm chính là sử dụng kháng sinh bừa bãi. Hầu như mỗi khi bị ốm, bạn thường mua thuốc kháng sinh để sử dụng. Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi làm mất đi lượng vi khuẩn E. coli cần thiết trong đường ruột, gây bất lợi cho sự hấp thụ canxi của cơ thể.

Một trong những nguyên nhân loãng xương nguy hiểm chính là sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Một trong những nguyên nhân loãng xương nguy hiểm chính là sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Có nhiều nguyên nhân loãng xương, tuy nhiên vấn đề thường gặp lại đến từ những thói quen hàng ngày của bệnh nhân. Để phòng tránh nguy cơ loãng xương, hãy có một chế độ ăn uống và rèn luyện khoa học bạn nhé!

Trên đây IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp thông tin về bệnh loãng xương- căn bệnh không còn xa lạ khi nhắc tên, để bạn có thêm thông tin thực hiện phòng ngừa biến chứng xảy ra qua thực hiện sớm thăm khám cùng bác sĩ cơ xương khớp.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/03/2022 - Cập nhật 07/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng...

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng...

Tại Việt Nam, tình trạng người mắc bệnh loãng xương hiện nay đã vượt mức báo động. Ước tính có hơn 2,8 triệu người bị loãng xương trong đó phụ nữ chiếm đến 76% ...

22/03/2022

1581 Lượt xem

4 Phút đọc

Thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng

Thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng

Loãng xương được biết đến là căn bệnh chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ và suy giảm cấu trúc xương. Vậy loãng xương uống thuốc gì và điều trị như thế nào?...

22/03/2022

1652 Lượt xem

5 Phút đọc

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Loãng xương được biết đến với cái tên khoa học là Osteoporosis, đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương dẫn đến tổn thương độc hắc của xương đưa đến...

21/03/2022

1844 Lượt xem

5 Phút đọc

Những đối tượng dễ rơi vào "cuốn sổ tử thần" của bệnh loãng ...

Những đối tượng dễ rơi vào "cuốn sổ tử thần" của bệnh loãng ...

Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc xương. Xương yếu dẫn...

21/03/2022

1129 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG