Nội dung chính
  • 1. Tăng cường kỹ năng xã hội
  • 2. Điều hòa cảm giác
  • 3. Phương pháp Phân tích hành vi ứng dụng (ABA – Applied Behavioral Analysis)
  • 4. Hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh (PECS – Picture Exchange Communication System)
Nội dung chính
  • 1. Tăng cường kỹ năng xã hội
  • 2. Điều hòa cảm giác
  • 3. Phương pháp Phân tích hành vi ứng dụng (ABA – Applied Behavioral Analysis)
  • 4. Hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh (PECS – Picture Exchange Communication System)
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những phương pháp can thiệp phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ

Tự kỷ - hội chứng khiếm khuyết trong giao tiếp, tương tác với mọi người, khó khăn về việc hòa nhập xã hội. Khi trẻ có tự kỷ nhẹ thì chỉ biểu hiện một số dấu hiệu ở mức độ nhẹ. Nhưng đa phần nếu bố mẹ chủ quan, sẽ không chú ý và phát hiện ra trẻ mắc bệnh tự kỷ. Về dần khiến trẻ trở nên xa cách, tự cách ly với mọi người, gây ra sự khó khăn trong học tập và sinh hoạt của trẻ.
Nội dung chính
  • 1. Tăng cường kỹ năng xã hội
  • 2. Điều hòa cảm giác
  • 3. Phương pháp Phân tích hành vi ứng dụng (ABA – Applied Behavioral Analysis)
  • 4. Hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh (PECS – Picture Exchange Communication System)

 

Can thiệp cho trẻ tự kỷ

-Thời điểm can thiệp: càng sớm càng tốt

-Cường độ can thiệp: càng nhiều càng tốt

-Hình thức can thiệp:

  • Phần lớn trẻ nhẹ và trung bình: can thiệp cá nhân kết hợp giáo dục hoà nhập, phối hợp với can thiệp từ phía gia đình.
  • Trẻ tự kỷ nặng: giáo dục tại các Trung tâm giáo dục đặc biệt phối hợp nhiều kỹ thuật: âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu, điều hòa giác quan, âm nhạc và các hình thức can thiệp khác.

Trẻ tự kỷ nặng: giáo dục tại các Trung tâm giáo dục đặc biệt phối hợp nhiều kỹ thuật: âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu, điều hòa giác quan, âm nhạc và các hình thức can thiệp khác.

1. Tăng cường kỹ năng xã hội

Trẻ tự kỷ có khó khó khăn về kỹ năng xã hội do:

  • Ít quan tâm đến xung quanh.
  • Kỹ năng bắt chước kém.
  • Không cùng chia sẻ mối quan tâm.
  • Không nhìn vào mặt người đối thoại.

Có các hành vi bất thường:

  • Không có nhu cầu xây dựng mối quan hệ bạn bè.
  • Không chơi tưởng tượng và các trò chơi có tính xã hội.

Can thiệp:

  • Tăng cường chia sẻ mối quan tâm và cùng chú ý.
  • Dạy trẻ nhìn.
  • Giảm những hành vi bất thường.
  • Dạy cách chơi nhóm.
  • Tăng cường các trò chơi tưởng tượng.

Tăng cường chia sẻ mối quan tâm và cùng chú ý.

2. Điều hòa cảm giác

  • Là phương pháp vận động-giác quan cho trẻ, điều chỉnh các rối loạn chức năng vận động-giác quan cơ bản ẩn sau chứng tự kỷ để tiếp thu những hoạt động mới.
  • Giúp trẻ bớt nhạy cảm và tái tổ chức thông tin đến từ các giác quan.

Một số dấu hiệu phát hiện rối loạn cảm thụ bản thể

  • Thao tác một vật khó khăn nếu không nhìn vào vật.
  • Làm theo chỉ dẫn khó khăn.
  • Khó khăn phân biệt các âm thanh giống nhau.
  • Khó nhận ra một hình ảnh từ một hình nền lộn xộn.
  • Dùng lực quá lớn hoặc quá yếu.
  • Thăng bằng kém.
  • Cảm giác về vận tốc di chuyển kém.

Can thiệp

  • Các hoạt động thăng bằng: đu đưa võng, xoay tròn, chà xát cơ thể…
  • Vận động trị liệu: chạy, bơi lội, đạp xe, chui ống, nhảy…
  • Nhai: kẹo cao su, kẹo gôm, thạch, đồ ăn cứng (đối với trẻ lớn hơn).
  • Hút: uống nước bằng ống hút, hút đồ ăn đặc, sánh.
  • Nén ép: quả bóng, đồ chơi dẻo, chơi nhà bóng…
  • Kéo đẩy vật nặng so với trẻ: túi đồ, vali, túi xách, chơi kéo co, kéo dây thừng buộc cố định vào cây…
  • Tạo lực ép sâu:

+ Quấn chặt trẻ trong chiếc khăn như con nhộng.

+ Để vài cái gối, chăn hoặc vật nặng lên trẻ khi nằm.

+ Khi ngồi có thể cho trẻ đeo vật nặng (túi cát nhỏ) ở tay, vai hoặc chân.

3. Phương pháp Phân tích hành vi ứng dụng (ABA – Applied Behavioral Analysis)

Là một phương pháp nghiên cứu, phân tích hành vi, điều chỉnh, dạy cho trẻ tự kỷ nhiều hành vi và kỹ năng mới. 

Nội dung nhằm tập trung dạy và củng cố các kỹ năng mới cho trẻ, giúp trẻ tiếp  cận các hoạt động và đồ chơi yêu thích, cho trẻ chọn lựa cơ hội, tăng cường giao tiếp phù hợp và điều chỉnh các bối cảnh cho phù hợp nhằm giảm thiểu xuất hiện các hành vi không mong muốn. 

Nội dung các hoạt động của Phân tích hành vi ứng dụng ( ABA) gồm:

  1. Phân tích hành vi (lượng giá hành vi).
  2. Xây dựng chương trình can thiệp hành vi cho trẻ.
  3. Dạy các hành vi thay thế.
  4. Điều chỉnh lại môi trường xung quanh.
  5. Củng cố hành vi mới.
  6. Kiểm soát sự chống đối của trẻ.

a. Can thiệp hành vi: các hành vi của trẻ tự kỷ

Can thiệp hành vi: các hành vi của trẻ tự kỷ

  • Các động tác lặp lại, định hình: đung đưa, gõ ngón tay, xoắn vặn tay, ngắm tay, đập đầu vào tường…
  • Tuân thủ trật tự nghiêm ngặt: không thích ở chỗ mới, chống lại mọi thay đổi…
  • Thiếu sáng tự tạo nhiên.
  • Tự gây hại, thịnh nộ, hành hung.

Nguyên nhân:

  • Trốn tránh, thoái thác.
  • Thu hút sự chú ý của những người xung quanh.
  • Muốn thể hiện quyền hạn.
  • Để giao tiếp.
  • Chán nản, căng thẳng.
  • Tự kích động hoặc các giác quan bị kích thích.

Hành vi gây khó khăn cho trẻ do:

  • Hành vi thu hút sự quan tâm của trẻ khiến trẻ không chú ý đến xung quanh.
  • Trẻ không còn cơ hội để chia sẻ, chơi nên kỹ năng xã hội kém. Trẻ bị cô lập, cách ly.
  • Không có nhu cầu giao tiếp.

Can thiệp:

  • Khen thưởng động viên, phần thưởng khi trẻ có hành vi tốt.
  • Làm ngơ.
  • Phạt khi trẻ có hành vi xấu.
  • Thay đổi bằng các hoạt động khác.

b. Tăng cường kỹ năng giao tiếp

Khó khăn về giao tiếp:

  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ không lời kém
  • Học nói muộn, phát triển ngôn ngữ kém, chậm. Sử dụng ngôn ngữ kém: không biết trả lời câu hỏi, không biết đặt câu hỏi, không biết yêu cầu, nhận xét, mô tả, bình luận. Hội thoại kém: không lần lượt.
  • Nhiều trẻ bị mất thực dụng nói: học nói chậm, bắt chước âm thanh lời nói kém, bất thường về giọng, tốc độ nói…
  • Chơi đóng vai, giả vờ và chơi nhóm kém

Can thiệp:

  • Giải quyết các khó khăn về hành vi, tăng cường kỹ năng xã hội sẽ giúp trẻ TK tăng cường khả năng giao tiếp.
  • Dạy trẻ sử dụng lời nói hoặc cử chỉ khi thể hiện nhu cầu.
  • Dạy trẻ trả lời câu hỏi và đặt các câu hỏi.
  • Dạy trẻ kể chuyện.
  • Dạy trong các ngữ cảnh khác nhau trong sinh hoạt hàng ngày.

4. Hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh (PECS – Picture Exchange Communication System)

Phục hồi chức năng cho trẻ mắc bệnh tự kỷ là tạo cho trẻ sự thích ứng tối đa với hoàn cảnh của trẻ để độc lập trong sinh hoạt, di chuyển, học tập, việc làm.

Dành cho trẻ tự kỷ nặng, không có khả năng giao tiếp bằng lời

  • Sử dụng các phương pháp dựa theo ABA dạy trẻ dùng ảnh thể hiện nhu cầu.
  • Đầu tiên sử dụng từ, sau đó sắp xếp thành câu.
  • Không chỉ vào tranh mà phải đưa tranh khi có nhu cầu.
  • Sử dụng cho người bệnh không có ngôn ngữ hoặc khả năng sử dụng ngôn ngữ đúng chức năng hạn chế.

Phục hồi chức năng cho trẻ mắc bệnh tự kỷ là tạo cho trẻ sự thích ứng tối đa với hoàn cảnh của trẻ để độc lập trong sinh hoạt, di chuyển, học tập, việc làm. Tham gia các hoạt động trong gia đình xã hội. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 18/10/2021 - Cập nhật 18/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2760 Lượt xem

5 Phút đọc

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Hiện nay, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim mạch và là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên thế giới. Có thể nói...

28/10/2021

1287 Lượt xem

6 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2786 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1169 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG