Nội dung chính
  • 1. Chế độ ăn giảm mặn
  • 2. Hạn chế nước khi phù
  • 3. Điều chỉnh hàm lượng protein trong thức ăn
  • 4. Hạn chế ăn chất béo và phủ tạng động vật
  • 5. Bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng
Nội dung chính
  • 1. Chế độ ăn giảm mặn
  • 2. Hạn chế nước khi phù
  • 3. Điều chỉnh hàm lượng protein trong thức ăn
  • 4. Hạn chế ăn chất béo và phủ tạng động vật
  • 5. Bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân có hội chứng thận hư

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTĐường Mạnh Long
Thận Tiết niệu,Chuyên khoa Nội tổng hợp,Nam học
Đối với bệnh nhân mắc hội chứng thận hư, song song với việc dùng thuốc điều trị, chế độ ăn cũng đóng một vai trò quan trọng giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ nâng cao thể trạng người bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Chế độ ăn giảm mặn
  • 2. Hạn chế nước khi phù
  • 3. Điều chỉnh hàm lượng protein trong thức ăn
  • 4. Hạn chế ăn chất béo và phủ tạng động vật
  • 5. Bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng

Do đặc thù bệnh nhân có hội chứng thận hư thường bị phù toàn thân, chế độ dinh dưỡng cho những bệnh nhân này cũng có những nét riêng biệt. Bài viết dưới đây đề cập đến những nguyên tắc cơ bản nhất khi xây dựng thực đơn hằng ngày mà bệnh nhân có hội chứng thận hư cần biết.

1. Chế độ ăn giảm mặn

Bệnh nhân có hội chứng thận hư thường có tình trạng giữ muối, gây hiện tượng phù toàn thân, do đó, ăn giảm mặn có thể giúp người bệnh giảm bớt triệu chứng này. Cần lưu ý rằng, những gia vị như hạt nêm, mì chính… đều có chứa ít nhiều Natri, do đó, cần chú ý để điều chỉnh trong nêm nếm để giảm thiểu lượng gia vị thêm vào thức ăn.

Những nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân có hội chứng thận hư

Cần ăn nhạt hoàn toàn (không nêm nếm gia vị) trong giai đoạn phù to, khi tình trạng phù đỡ hơn, có thể ăn khoảng 1 – 2 g Natri clorid / ngày (tương đương khoảng 2 thìa cà phê nước mắm). Tuyệt đối không ăn các thực phẩm lên men, muối chua, hun khói… do hàm lượng muối trong các thực phẩm này ở ngưỡng rất cao, không tốt cho tình trạng của người bệnh.

2. Hạn chế nước khi phù

Đối với bệnh nhân đang phù nặng, cần hạn chế lượng nước uống vào để giảm thiểu triệu chứng. Tuy nhiên, khi tình trạng phù cải thiện hơn, bệnh nhân có thể uống số lượng nước tương đương với số lượng nước tiểu trong ngày cộng thêm khoảng 500 ml. Ví dụ: Bệnh nhân đi tiểu được 1.2 l/ngày thì có thể bổ sung nước khoảng 1500 – 1700 ml/ngày.

Những nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân có hội chứng thận hư

Việc theo dõi số lượng nước tiểu đối với bệnh nhân hội chứng thận hư là rất quan trọng, không chỉ quyết định lượng nước họ được uống mà còn giúp bác sĩ đánh giá đáp ứng với điều trị của người bệnh. 

3. Điều chỉnh hàm lượng protein trong thức ăn

Có nhiều quan niệm đánh đồng hội chứng thận hư với suy thận cho rằng bệnh nhân có hội chứng thận hư cần hạn chế đạm tuyệt đối. Điều này hoàn toàn sai. Ngược lại, do bị mất đạm qua đường nước tiểu nên đối với phần lớn bệnh nhân hội chứng thận hư, cần phải bổ sung lại lượng đạm tương đương để tránh tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu nguyên liệu cho các chuyển hóa của cơ thể.

Những nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân có hội chứng thận hư

Lượng đạm bệnh nhân sử dụng theo ngày tương đương1g đạm/kg thể trọng cộng với lượng đạm mất qua nước tiểu trong 24 giờ. Lưu ý nên bổ sung đạm có giá trị sinh học cao, ưu tiên sử dụng các loại thịt nạc như lợn, cá, gà,.. hạn chế phủ tạng (tim, thận, óc…), trứng được ăn tối đa 2 quả/tuần.  

4. Hạn chế ăn chất béo và phủ tạng động vật

Bệnh nhân hội chứng thận hư thường đi kèm với tình trạng rối loạn chuyển hóa Lipid trong cơ thể, gây tăng cholesterol và triglycerid trong máu. Do vậy, trong chế độ ăn cho những bệnh nhân này cần lưu ý hạn chế tối đa việc sử dụng các loại mỡ động vật, đặc biệt là nội tạng của động vật.

Những nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân có hội chứng thận hư

Dầu thực vật và dầu cá có thể được sử dụng do ít có nguy cơ làm tăng cholesterol máu. Tuy nhiên, vẫn nên chế biến thức ăn bằng các phương pháp ít sử dụng dầu mỡ như hấp, luộc; hạn chế xào, rán. 

5. Bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng

Khi chưa có suy thận đi kèm, người bệnh có thể ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa beta caroten, vitamin A, C, selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ,...) vì các loại vi chất này có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng các gốc tự do trong cơ thể, tránh nguy cơ suy thận tiến triển. 

Những nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân có hội chứng thận hư

Tuy nhiên, trong những trường hợp tiểu ít hoặc kèm theo suy thận, nguy cơ tăng Kali máu thì cần hạn chế sử dụng hoa quả. Một điều khác cũng cần lưu ý, đó là khi muốn sử dụng bất kì thực phẩm chức năng bổ sung vi chất dinh dưỡng nào, người bệnh cũng nên tham vấn bác sĩ điều trị trước khi dùng do trong thành phần các loại thực phẩm này có thể chứa những thành tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tình trạng của người bệnh diễn tiến nặng hơn. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh !

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 06/07/2021 - Cập nhật 06/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sỏi tiết niệu và những câu hỏi thường gặp

Sỏi tiết niệu và những câu hỏi thường gặp

"Sỏi tiết niệu khi nào phải vào viện điều trị?, Có thuốc điều trị đặc hiệu làm tan hoàn toàn sỏi hay không?, bài thuốc dân gian có tác dụng trong điều trị sỏi...

27/04/2022

1698 Lượt xem

4 Phút đọc

Làm thế nào để dự phòng viêm bàng quang tái phát?

Làm thế nào để dự phòng viêm bàng quang tái phát?

Mặc dù không nguy hiểm, tuy nhiên viêm bàng quang lại là bệnh lý có tỉ lệ tái phát cao, chủ yếu do thói quen sinh hoạt – vệ sinh không đúng cách của người bệnh.

20/12/2021

1892 Lượt xem

4 Phút đọc

Ghép thận – ánh sáng cuối đường hầm cho người bệnh suy thận ...

Ghép thận – ánh sáng cuối đường hầm cho người bệnh suy thận ...

Là một trong ba phương pháp điều trị thay thế cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối, ghép thận giờ đây đã không còn là một biện pháp quá xa vời đối với người...

16/11/2021

1339 Lượt xem

5 Phút đọc

Phù toàn thân – coi chừng mắc hội chứng thận hư

Phù toàn thân – coi chừng mắc hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư là tên gọi của một hội chứng thường gặp trong các bệnh lý có tổn thương thận, gây ra tình trạng phù toàn thân, gặp trong nhiều bệnh cảnh khác ...

15/07/2021

8918 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG