Nội dung chính
  • 1. Đại cương về bệnh lý loãng xương
  • 2. Những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ loãng xương ở người già
Nội dung chính
  • 1. Đại cương về bệnh lý loãng xương
  • 2. Những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ loãng xương ở người già
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

7 nguyên nhân làm gia tăng bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương ở người cao tuổi là mối nguy hại lớn cho sức khỏe chỉ sau nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Với diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng báo sớm cho đến khi có biến chứng, loãng xương làm gia tăng tỷ lệ tử vong và di chứng tàn phế. Vậy nên hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về nguyên nhân làm gia tăng tình trạng loãng xương ở người cao tuổi để có hướng dự phòng hiệu quả.
Nội dung chính
  • 1. Đại cương về bệnh lý loãng xương
  • 2. Những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ loãng xương ở người già

1. Đại cương về bệnh lý loãng xương

Loãng xương ở người cao tuổi là bệnh lý chắc chắn phải ít nhất một lần trong đời bạn từng nghe tới. Đây là căn bệnh phổ biến ở nước ta. Nhưng thực tế lại cho thấy rất ít người hiểu rõ bản chất của loãng xương và mức độ nguy hiểm của bệnh lý này.

Loãng xương là tình trạng khối lượng xương suy giảm, vi cấu trúc bị tổn thương dẫn đến xương bị xốp, dễ gãy dù chỉ một tác động nhẹ. Trên lâm sàng, loãng được chia thành ba loại:

a. Loãng xương nguyên phát

Loãng xương nguyên phát thường gặp ở người già và là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi bước vào độ tuổi >50, các tế bào xương bị suy yếu kèm theo sự giảm sút về các loại hormon dẫn tới sự hấp thu canxi qua đường tiêu hóa giảm. Lâu dài dẫn tới tình trạng loãng xương sinh lý. Loãng xương nguyên phát có diễn tiến chậm, tăng dần và ít có biến chứng.

b. Loãng xương thứ phát

Loãng xương thứ phát xuất hiện sau một số các nguyên nhân như sử dụng thuốc hoặc có các bệnh lý nền...Đây là những yếu tố thúc đẩy nhanh tình trạng loãng xương. Do đó chúng thường xuất hiện ở người trẻ tuổi, diễn tiến nhanh và nguy cơ biến chứng cao.

c. Loãng xương bẩm sinh

Loãng xương bẩm sinh có nghĩa là đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có các dấu hiệu của loãng xương. Tiến hành đo mật độ xương, các chỉ số kết quả giảm thấp. Nguyên nhân là do thiếu gen tổng hợp vitamin D và một số gen khác...

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

1900 3367

2. Những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ loãng xương ở người già

Bình thường khối lượng xương được tích lũy nhanh chóng trong độ tuổi dậy thì và đạt đỉnh ở tuổi 40 – 50. Khối lượng xương đạt đỉnh càng cao thì nguy cơ loãng xương càng thấp. Tuy nhiên người ta nhận thấy, khối lượng xương chịu sự chi phối của các yếu tố như di truyền, thế chất, dinh dưỡng, bệnh lý nền... Chính vì vậy quá trình loãng xương ở người già có thể xuất hiện sớm hơn do các nguyên nhân sau:

a. Tuổi và giới tính

Khi tuổi càng cao, hoạt động của tế bào tạo xương càng giảm và hoạt động của tế bào hủy xương tăng.

Khi tuổi càng cao, hoạt động của tế bào tạo xương càng giảm và hoạt động của tế bào hủy xương tăng.

Theo nhiều nghiên cứu y học, ở phụ nữ >50 tuổi có nguy cơ cao bị loãng xương, con số có thể lên tới 20%. Nhưng ở nam giới cùng độ tuổi, tỷ lệ mắc loãng xương thấp hơn rất nhiều, chỉ khoảng 10%. Điều này cho thấy phụ nữ có nguy cơ mắc cao hơn.

Khi tuổi càng cao, hoạt động của tế bào tạo xương càng giảm và hoạt động của tế bào hủy xương tăng. Cùng với đó sự hấp thu dưỡng chất như vitamin D, canxi giảm thấp là nguyên nhân hàng đầu gây loãng xương ở người cao tuổi.

b. Di truyền

Một số ít trường hợp loãng xương có tính chất di truyền. Nếu trong một gia đình có người bị loãng xương thì nguy cơ bị loãng xương cao hơn. Đặc biệt, một số gen có liên quan đến sự giảm mật độ xương và gây loãng xương bẩm sinh.

c. Thế chất

Ở những người thấp bé nhẹ cân có chỉ số BMI không đạt chuẩn ( BMI <19) thì nguy cơ loãng xương khi về già càng cao. Điều này được giải thích dựa trên cơ sở thiếu hụt dưỡng chất phát triển của xương. Ở độ tuổi dậy thì nếu nhu cầu phát triển không đủ thì khả năng tích lũy khối lượng xương giảm.

d. Dinh dưỡng

Xương cần các loại vitamin, khoáng chất để phát triển. Do đó khi chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin D, thiếu canxi...làm xương bị xốp, dễ gãy.

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong công tác phòng chống loãng xương ở người già. Đã có rất nhiều phương thức điều trị dự phòng loãng xương bằng cách cung cấp thêm vitamin D và canxi ở những người có nguy cơ cao.

e. Bệnh lý nền

Hầu hết các ở những người có bệnh lý nền như cường cận giáp, đái tháo đường, bệnh khớp mãn tính, hội chứng cushing...đều có nguy cơ cao mắc loãng xương. Điều này được giải thích dựa trên hoạt động của hormon trong vận hành hệ thống xương khớp.

f. Sử dụng một số loại thuốc

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc có tác dụng phụ gây loãng xương. Điển hình như corticoid, heparin, phenytoin...khi sử dụng quá liều, dài ngày đều gây nên tình trạng loãng xương cấp tính. Tùy thuộc vào mức độ mà tình trạng loãng xương này là tạm thời hoặc vĩnh viễn

e. Lối sống thiếu khoa học

Ít vận động, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia quá nhiều đều thúc đẩy nhanh bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Vận động thế lực giúp lưu thông mạch máu và thúc đẩy cơ thể phát triển. Do đó ở những người ít vận động có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về khớp.

Loãng xương ở người cao tuổi vốn là quy luật của tự nhiên. Nhưng có người xuất hiện sớm có nguy xuất hiện muộn. Do đó dựa trên những nguyên nhân gây loãng xương bạn đọc có thể rút ra những mẹo chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả hơn. Mọi thắc mắc có thể liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn rõ hơn.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/11/2021 - Cập nhật 04/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng...

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng...

Tại Việt Nam, tình trạng người mắc bệnh loãng xương hiện nay đã vượt mức báo động. Ước tính có hơn 2,8 triệu người bị loãng xương trong đó phụ nữ chiếm đến 76% ...

22/03/2022

1581 Lượt xem

4 Phút đọc

Thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng

Thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng

Loãng xương được biết đến là căn bệnh chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ và suy giảm cấu trúc xương. Vậy loãng xương uống thuốc gì và điều trị như thế nào?...

22/03/2022

1652 Lượt xem

5 Phút đọc

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Loãng xương được biết đến với cái tên khoa học là Osteoporosis, đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương dẫn đến tổn thương độc hắc của xương đưa đến...

21/03/2022

1843 Lượt xem

5 Phút đọc

Những đối tượng dễ rơi vào "cuốn sổ tử thần" của bệnh loãng ...

Những đối tượng dễ rơi vào "cuốn sổ tử thần" của bệnh loãng ...

Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc xương. Xương yếu dẫn...

21/03/2022

1128 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG