Nội dung chính
  • 1. Vài đặc điểm về bệnh cường giáp
  • 2. Nguyên nhân cường giáp trong thai kì
  • 3. Ảnh hưởng của cường giáp lên thai nhi và sự phát triển của trẻ sau sinh
  • 4. Vài lưu ý bệnh nhân cường giáp cần lưu ý trong thai kì
Nội dung chính
  • 1. Vài đặc điểm về bệnh cường giáp
  • 2. Nguyên nhân cường giáp trong thai kì
  • 3. Ảnh hưởng của cường giáp lên thai nhi và sự phát triển của trẻ sau sinh
  • 4. Vài lưu ý bệnh nhân cường giáp cần lưu ý trong thai kì
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những lưu ý về cường giáp với sức khỏe sinh sản

Tham vấn y khoa:
BSNguyễn Thị Phương Anh
Chuyên khoa Sản,Chuyên khoa Phụ sản
Cường giáp là một bệnh lý phổ biến gặp chủ yếu ở nữ giới và có nhiều ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản của chị em. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc cường giáp thì ít bị ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt, sự phóng noãn nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng lên thai kì.
Nội dung chính
  • 1. Vài đặc điểm về bệnh cường giáp
  • 2. Nguyên nhân cường giáp trong thai kì
  • 3. Ảnh hưởng của cường giáp lên thai nhi và sự phát triển của trẻ sau sinh
  • 4. Vài lưu ý bệnh nhân cường giáp cần lưu ý trong thai kì

1. Vài đặc điểm về bệnh cường giáp

Định nghĩa: Cường giáp là tình trạng hormone tuyến giáp T3,T4 được sản xuất, giải phóng nhiều hơn mức bình thường. 

Những lưu ý về cường giáp với sức khỏe sinh sản

Đặc điểm về bệnh cường giáp

Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh mắc cường giáp có thể có các triệu chứng như bướu cổ, tăng thân nhiệt; lo lắng, kích động, tim đập nhanh, có thể có rối loạn nhịp tim, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, có thể vàng da, gan to nhẹ. Trường hợp cường giáp do Basedow bệnh nhân có thêm lồi mắt và phù niêm. 

Chẩn đoán: dựa vào xét nghiệm nội tiết : TSH (hormone kích giáp tuyến yên) giảm; T3,T4( hormone tuyến giáp) tăng. Tư vấn về bệnh cường giáp trong thai kỳ với bác sĩ chuyên khoa sản ngay qua hotline: 

1900 3367

2. Nguyên nhân cường giáp trong thai kì

Do hormone tuyến giáp có vai trò đối với sự phát triển của cả cơ thể, gây ảnh hưởng nên nhiều cơ quan, do vậy sự tăng tiết quá mức hormone tuyến giáp cũng để lại nhiều hậu quả trong đó có sức khỏe sinh sản.

Hãy quan tâm hơn đến sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ bằng cách:  Khám phụ khoa định kỳ bao lâu?

Những lưu ý về cường giáp với sức khỏe sinh sản

Nguyên nhân cường giáp trong thai kỳ

Cường giáp xảy ra trong khoảng 0,2% thai kì, trong đó bệnh Graves( Basedow) chiếm khoảng 95% trường hợp. Bệnh Graves là một bệnh tự miễn đặc trựng bởi sự tăng chế tiết TSI( Thyroid- stimulating immunoglobulin) và kháng thể kháng thụ thể TSH làm cho sự chế tiết hormone giáp không thể kiểm soát được. Ngoài ra, các nguyên nhân có thể dẫn đế cường giáp như viêm giáp, bướu giáp đơn nhân hoặc đa nhân…

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ nội tiết hoặc gọi đến hotline 19003367 để được tư vấn và đặt lịch khám ưu tiên tại bệnh viện tuyến trung ương!

3. Ảnh hưởng của cường giáp lên thai nhi và sự phát triển của trẻ sau sinh

Cường giáp được điều trị không đầy đủ có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và sẩy thai. 

Do đa số các bệnh lý tuyến giáp do kháng thể gây ra và các kháng thể này có thể di chuyển qua bánh nhau nên cần quan tâm đến bệnh lý cường giáp hay suy giáp tự miễn ở trẻ của những bà mẹ có bệnh lý tuyến giáp. Do đó, sau tuần 30 nên xét nghiệm thêm TRAb để tiên lượng cho thai nhi/ trẻ sơ sinh có nguy cơ bị cường giáp hay không.

Hotline tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa:  1900 3367

Những lưu ý về cường giáp với sức khỏe sinh sản

Ảnh hưởng của cường giáp đến thai nhi

4. Vài lưu ý bệnh nhân cường giáp cần lưu ý trong thai kì

Cần kiểm soát cường giáp: Cường giáp dễ tái phát trong 3 tháng đầu thai kì và gần như luôn luôn có thể kiểm soát được với Thioamide, đặc biệt cần dùng thuốc kháng giáp PTU trong 3 tháng đầu. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng giáp là Methimazole( MMZ) hoặc Propylthiouracil( PTU). Cả MMZ và PTU đều có liên quan đến tăng dị tật bẩm sinh trong thai kì từ 2-4% tuy nhiên, PTU được ưu tiên trong 3 tháng đầu vì nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh ít nghiêm trọng hơn so với MMZ.

Xem thêm:  Siêu âm doppler trong thai kì và những điều cần biết

Những lưu ý về cường giáp với sức khỏe sinh sản

Lưu ý chữa trị cường giáp khi trong thai kỳ 

Chuyển thuốc: Thai nhi dễ bị tác dụng phụ nhất của thuốc kháng giáp trong khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 10, khi các hệ cơ quan đang hình thành. Chuyển sang PTU trước khi mang thai sẽ giúp các thai nhi tránh tiếp xúc với MMZ trong giai đoạn đầu thai kì. Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn thả bẩu thì nên chuyển từ MMZ sang PTU.

Theo dõi trong thai kì: Nguy cơ chính có thể có khi dùng các loại thuốc nhóm Thioamide làm làm giảm bạch cầu của tủy xương (mất bạch cầu hạt), do vậy những phụ nữ dùng Thioamide cần ngưng thuốc ngay khi có sốt hay đau họng cho đến khi giảm bạch cầu hạt nặng được loại trừ. 

Theo dõi sau đẻ: Theo dõi nồng độ hormone tuyến giáp trong ít nhất một năm sau đẻ. Xét nghiệm lại nội tiết vào 6 tuần sau đẻ và điều chỉnh nếu cần thiết.

Gọi ngay htotline để được tư vấn về bệnh cường giáp trong thai kỳ:  1900 3367

Những lưu ý về cường giáp với sức khỏe sinh sản

Điều trị cường giáp trong thai kỳ

Cường giáp là nhóm bệnh tuyến giáp phổ biến và có thể có nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sinh sản của chị em đặc biệt là trong thai kì. Điều trị và kiểm soát chức năng tuyến giáp trước, trong và sau khi mang bầu là một việc làm cần thiết để tránh những biến chứng đáng tiếc.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 06/09/2021 - Cập nhật 25/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp tránh thai như: thuốc ngừa thai, đặt vòng tránh thai,bao cao su hay cấy que tránh thai... Mỗi biện pháp ngừa thai đều có...

14/08/2023

13845 Lượt xem

12 Phút đọc

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng khá thường gặp trong quá trình mang thai của các mẹ bầu. Cùng các bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn về dây rốn quấn cổ qua bài viết dưới đây ...

18/07/2022

1928 Lượt xem

4 Phút đọc

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Có nhiều người phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai, họ bị sảy thai nhiều lần, sẩy thai liên tiếp và hoang mang rằng không biết lần mang thai tới có thể...

14/07/2022

650 Lượt xem

4 Phút đọc

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Ợ nóng trong khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến. Phần lớn triệu chứng sẽ hết khi kết thúc thai kì, tuy nhiên trong khi mang thai triệu chứng ...

05/07/2022

622 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG