Nội dung chính
  • 1. Các mốc khám thai không thể bỏ qua
  • 2. Vỡ ối, ra nước âm đạo
  • 3. Ra máu âm đạo
  • 4. Đau bụng, cơn co cứng tử cung
  • 5. Dấu hiệu tiền sản giật
  • 6. Khi thai nhi cử động yếu, ít
  • 7. Bất cứ khi nào mẹ bầu cảm thấy bất ổn và lo lắng
Nội dung chính
  • 1. Các mốc khám thai không thể bỏ qua
  • 2. Vỡ ối, ra nước âm đạo
  • 3. Ra máu âm đạo
  • 4. Đau bụng, cơn co cứng tử cung
  • 5. Dấu hiệu tiền sản giật
  • 6. Khi thai nhi cử động yếu, ít
  • 7. Bất cứ khi nào mẹ bầu cảm thấy bất ổn và lo lắng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những lưu ý cho thai phụ thời kỳ Covid-19

Tham vấn y khoa:
BSNguyễn Thị Phương Anh
Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Sản
Trước diễn biến dịch Covid-19 đang ngày càng phức tạp, việc đi khám thai cũng trở thành một mối lo sợ với các thai phụ. Bài viết cung cấp cho các thai phụ những dấu hiệu nguy hiểm mà thai phụ cần lưu ý đến viện kiểm tra ngay.
Nội dung chính
  • 1. Các mốc khám thai không thể bỏ qua
  • 2. Vỡ ối, ra nước âm đạo
  • 3. Ra máu âm đạo
  • 4. Đau bụng, cơn co cứng tử cung
  • 5. Dấu hiệu tiền sản giật
  • 6. Khi thai nhi cử động yếu, ít
  • 7. Bất cứ khi nào mẹ bầu cảm thấy bất ổn và lo lắng

Những lưu ý cho thai phụ thời kỳ Covid-19 đặc biệt là các mốc khám thai, tuy nhiên không phải mốc thời gian nào cũng quan trọng, một vài mốc các thai phụ có thể bỏ qua được. Với tâm lý đó cộng với sự e ngại khi dịch bệnh, nhiều thai phụ cố gắng chịu đựng những bất thường trong thai kỳ và điều đó có thể dẫn đến nhiều điều đáng tiếc. Cùng tìm hiểu các vấn đề cần quan tâm cho sức khỏe sản phụ và thai nhi qua bài viết sau đây.

1. Các mốc khám thai không thể bỏ qua

Một thai kỳ lý tưởng có thể có khoảng 9 lần khám thai, tuy nhiên trước tình hình dịch phức tạp thì thai phụ có thể bỏ bớt các mốc khám thai ít quan trọng và đảm bảo ít nhất 4 lần khám thai đó là:

  • Thai 11-13 tuần 6 ngày
  • Thai 18-22 tuần
  • Thai 29-32 tuần
  • Thai 36 tuần: hay thời điểm làm hồ sơ sinh

Các mốc khám thai không thể bỏ qua

Các mốc khám thai không thể bỏ qua

Bên cạnh các mốc khám thai để đảm bảo sự phát triển ổn định của thai nhi, các phụ huynh cũng cần chú ý thực hiện các xét nghiệm sàng lọc dị tật không xâm lấn cho thai nhi. Tham khảo ý kiến bác sĩ để sức khỏe mẹ và bé được ổn dịnh có một thai kỳ khỏe mạnh.

2. Vỡ ối, ra nước âm đạo

Một thai kỳ bình thường, hiện tượng vỡ ối xảy ra khi thai đã đủ ngày đủ tháng, thai kỳ bước vào giai đoạn chuyển dạ. Do vậy, mọi thời điểm mà thai phụ thấy ra có thể là ồ ạt hay rỉ rả, lượng ít hay nhiều, dịch xanh hay vàng, trong hay đặc đều phải đi khám vì có nguy cơ rỉ ối, vỡ ối sớm,… rất nguy hiểm. Nếu không phải rỉ ối thì sự ra nước âm đạo nhiều, tính chất dịch viêm cũng tiềm ẩn nguy cơ làm viêm màng ối - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vỡ ối sớm. 

Vỡ ối sớm là một trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sinh non, kéo theo đó là vô vàn hệ lụy của trẻ sinh non.

Gọi ngay hotline để được tư vấn khám sản phụ khoa: 1900 3367

3. Ra máu âm đạo

Ra máu âm đạo có nhiều nguyên nhân nhưng dù nguyên nhân nào thì ra máu cũng là một dấu hiệu cảnh báo cần đi khám. Đó có thể là dấu hiệu bóc tách bánh rau trong dọa sảy, rau bong non trong tiền sản giật, rau tiền đạo hay thậm chí sẩy thai. Một vài nguyên nhân lành tính hơn nhưng cũng cần phải điều trị, kiểm soát như là dịch màng nuôi ở những tuần đầu, ra máu sau quan hệ, viêm cổ, lộ tuyến, polyp cổ tử cung, vỡ mạch máu nhỏ ở cổ tử cung,…

Những lưu ý cho thai phụ thời kỳ Covid-19

Ra máu âm đạo - lưu ý cho thai phụ thời kỳ Covid-19

Dù nguyên nhân ra máu là gì thì các thai phụ cũng không nên chủ quan, có thể không nhất thiết phải vào viện, có thể khám tại phòng khám tư nhưng sự thăm khám của bác sĩ là điều cần thiết.

Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa sản để được khám trực tuyến: 1900 3367

4. Đau bụng, cơn co cứng tử cung

Sau tuần thai thứ 32 thì tử cung có thể có các cơn gò Braton - Hicks, đây là những cơn gò tập dượt cho chuyển dạ. Tuy nhiên những cơn này có đặc điểm là nhẹ nhàng, không gây đau, đỡ khi nghỉ ngơi, tần suất thưa, không liên tục.

Cơn co tử cung nguy hiểm là cơn co trước chuyển dạ, co cứng từ đáy tử cung lan xuống dưới, gây đau, có sự liên tục không đỡ khi nghỉ ngơi. Sự xuất hiện của các cơn co này ở giai đoạn càng sớm thì nguy cơ đẻ non càng cao. Do vậy, việc phát hiện sớm cơn co cứng tử cung, cơn co dọa đẻ non sớm sẽ giúp kiểm soát cơn co và giữ thai đến đủ tháng tuổi.

5. Dấu hiệu tiền sản giật

Tiền sản giật cần lưu ý, đặc biệt ở những thai phụ tăng huyết áp sau tuần 20. Thời tiết đột ngột thay đổi, các sản phụ rất dễ xuất hiện cơn giật, tiền sản giật. Theo dõi huyết áp thường xuyên kèm theo, kiểm tra nước tiểu mỗi lần khám thai là vô cùng cần thiết.

Đặt lịch khám tiền sản giật ngay qua hotline: 1900 3367

Tiền sản giật - Thai phụ cần lưu ý

Tiền sản giật - Thai phụ cần lưu ý

Các dấu hiệu nguy hiểm trên thai phụ tăng huyết áp như: nhìn mờ, đau đầu, đau bụng thượng vị, đau vùng gan, tiểu ít,.. cần vào viện cấp cứu ngay lập tức.

6. Khi thai nhi cử động yếu, ít

Theo dõi thai máy từ tuần 28 của thai kỳ, thai phụ tập theo dõi thai máy bằng đếm cử động sau ăn 1 giờ x 3 lần/ ngày, tối thiểu là 1 lần. Nếu thai cử động dưới 4 lần/ 1 tiếng, 10 lần/ 2 tiếng thì thai phụ nên vào viện khám.

Thai nhi cử động yếu

Thai nhi cử động yếu

7. Bất cứ khi nào mẹ bầu cảm thấy bất ổn và lo lắng

Chúng ta không thể phủ nhận một điều là dù khoa học có phát triển đến đâu thì sợi dây linh cảm mẹ- con là vô cùng kì diệu. Bởi vậy, trong mùa dịch này, mỗi thai phụ hãy lắng nghe và trò chuyện với thai nhi nhiều hơn nữa để hiểu thai nhi và tăng cường gắn kết mẹ-con. Cũng như đảm bảo sự phát triển của bé được ổn định và đúng hướng, có thể tham khảo khám thai nhi trực tuyến với các y bác sĩ chuyên khoa sản để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Thai kì thời kì Covid có rất nhiều trở ngại. Bởi vậy, mỗi thai phụ hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Nếu bạn còn thắc mắc về phụ khoa cần tư vấn online với bác sĩ sản có thể thực hiện khám bệnh trực tuyến với bác sĩ hoặc đặt câu hỏi ẩn danh miễn phí cho bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi hoặc liên hệ ngay với hotline để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám sản phụ khoa: 1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 02/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Cấy que tránh thai có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp tránh thai như: thuốc ngừa thai, đặt vòng tránh thai,bao cao su hay cấy que tránh thai... Mỗi biện pháp ngừa thai đều có...

14/08/2023

13895 Lượt xem

12 Phút đọc

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ có thực sự nguy hiểm?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng khá thường gặp trong quá trình mang thai của các mẹ bầu. Cùng các bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn về dây rốn quấn cổ qua bài viết dưới đây ...

18/07/2022

1930 Lượt xem

4 Phút đọc

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Phụ nữ sảy thai nhiều lần chuẩn bị gì cho lần mang thai tới?

Có nhiều người phụ nữ gặp khó khăn trong việc mang thai, họ bị sảy thai nhiều lần, sẩy thai liên tiếp và hoang mang rằng không biết lần mang thai tới có thể...

14/07/2022

651 Lượt xem

4 Phút đọc

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Các cách để làm giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai

Ợ nóng trong khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến. Phần lớn triệu chứng sẽ hết khi kết thúc thai kì, tuy nhiên trong khi mang thai triệu chứng ...

05/07/2022

625 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG