Nội dung chính
  • 1. Mục đích của các dụng cụ hỗ trợ trong phục hồi chức năng
  • 2. Phân loại các dụng cụ hỗ trợ
  • 3. Một số dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ thay thế và dụng cụ trợ giúp trong sinh hoạt
  • 4. Nguyên tắc làm, sử dụng dụng cụ thích nghi cho nhóm khiếm khuyết vận động
Nội dung chính
  • 1. Mục đích của các dụng cụ hỗ trợ trong phục hồi chức năng
  • 2. Phân loại các dụng cụ hỗ trợ
  • 3. Một số dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ thay thế và dụng cụ trợ giúp trong sinh hoạt
  • 4. Nguyên tắc làm, sử dụng dụng cụ thích nghi cho nhóm khiếm khuyết vận động
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những dụng cụ hỗ trợ cho người bệnh trong phục hồi chức năng

Dụng cụ phục hồi chức năng là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho người khuyết tật, thực hiện các hoạt động chức năng nhằm cải thiện và tăng cường những chức năng đã bị suy giảm sau khi mắc bệnh hoặc sau tai nạn. Dụng cụ phục hồi chức năng giúp người bệnh khắc phục được những vấn đề giảm khả năng và ngăn ngừa sự biến dạng so sai tư thế. Cùng ISOFHCARE tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này nhé!
Nội dung chính
  • 1. Mục đích của các dụng cụ hỗ trợ trong phục hồi chức năng
  • 2. Phân loại các dụng cụ hỗ trợ
  • 3. Một số dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ thay thế và dụng cụ trợ giúp trong sinh hoạt
  • 4. Nguyên tắc làm, sử dụng dụng cụ thích nghi cho nhóm khiếm khuyết vận động

1. Mục đích của các dụng cụ hỗ trợ trong phục hồi chức năng

  • Giúp người bệnh tập luyện
  • Hỗ trợ làm đơn giản , nhẹ nhàng
  • Độc lập trong di chuyển
  • Nắn chỉnh hình, nâng đỡ chi thể
  • Thay thế các chi đã mất bằng chân giả, tay giả 

2. Phân loại các dụng cụ hỗ trợ

a. Dụng cụ tập luyện

-Dụng cụ tập luyện là các dụng cụ ứng dụng trong vật lý trị liệu để tăng sức mạnh cơ, gia tăng tầm hoạt động khớp.

-Bao gồm các loại: thang tường, ròng rọc, xe đạp tập, quả tạ…

-Chỉ định: tập kháng trở để tăng sức mạnh cơ, gia tăng tầm hoạt động khớp.

b. Dụng cụ trợ giúp di chuyển

-Dụng cụ trợ giúp di chuyển là các dụng cụ giúp người tàn tật di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.

-Bao gồm các loại: thanh song song, khung tập đi, nạng, gậy, xe lăn.

-Chỉ định: trợ giúp di chuyển trong liệt bán thân, liệt hai chi dưới, bại não.

c. Dụng cụ trợ giúp trong sinh hoạt hằng ngày

-Dụng cụ trợ giúp trong sinh hoạt hằng ngày là các dụng cụ giúp người tàn tật trong sinh hoạt

-Bao gồm các loại: dụng cụ trợ giúp ăn, uống, mặc quần áo…

-Chỉ định: dùng cho người tàn tật khi họ không thực hiện được chức năng cần có trợ giúp.

d. Dụng cụ chỉnh hình

-Dụng cụ chỉnh hình là các dụng cụ để chỉnh lại phần cơ thể theo trục giải phẫu.

-Bao gồm các loại: chỉnh hình chi trên, chi dưới, cột sống.

-Chỉ định: phòng co rút, biến dạng, bảo vệ khớp, liệt một cơ hay một nhóm cơ, VCS…

e. Dụng cụ thay thế

- Dụng cụ thay thế là các dụng cụ thay thế phần chi thể bị mất.

  • yếu tố chức năng
  • yếu tố thẩm mỹ

-Bao gồm các loại: tay giả trên khuỷu, dưới khuỷu, chân giả trên gối, dưới gối, chân giả thay khớp háng.

-Chỉ định: dùng cho các mỏm cụt.

3. Một số dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ thay thế và dụng cụ trợ giúp trong sinh hoạt

Nẹp bất động

a. Nẹp bất động cổ tay

-Chỉ định:

  • Bong gân cổ tay
  • Gãy xương thuyền cổ tay
  • Hội chứng ống xương cổ tay
  • Viêm đa khớp dạng thấp

b. Nẹp bất động ngón tay cái

-Chỉ định:

  • Bong gân khớp bàn ngón
  • Liệt thần kinh giữa
  • Thoái hoá khớp bàn tay
  • Viêm gân- bao hoạt dịch
  • Bệnh lý về gân (De Quervain)

c. Nẹp cổ

- Chỉ định:

  •  Sau phẫu thuật gãy đốt sống cổ
  • Chấn thương đốt sống cổ
  • Đau đốt sống cổ, các bệnh thuộc đốt sống cổ

d. Áo nẹp nâng đỡ (Áo nẹp bất động vùng cột sống lưng-thắt lưng hoặc thắt lưng)

-Chỉ định: Tổn thương cột sống do căn nguyên như:

  • Thấp khớp (thoái hoá)
  • Chấn thương (lún xẹp, gãy xương)
  • Chỉnh hình (trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm)
  • Viêm (viêm đốt sống - đĩa đệm)

e. Tay giả và chân giả thẩm mỹ và chức năng

Tay giả

  • Chân giả dưới gối
  • Chân giả tháo khớp gối
  • Chân giả tháo khớp háng

Chân giả

4. Nguyên tắc làm, sử dụng dụng cụ thích nghi cho nhóm khiếm khuyết vận động

-Các dụng cụ tập luyện

Nhằm tăng cường sức mạnh cơ, tăng tầm hoạt động khớp: thang tường, tập khớp vai, quả tạ, lò xo, bao cát, ròng rọc...

-Dụng cụ trợ giúp di chuyển

Thanh song song, khung tập đi, nạng, gậy tay, đệm gối, xe lăn... dụng cụ trợ giúp ăn uống sinh hoạt.

Thanh song song, khung tập đi, nạng, gậy tay, đệm gối, xe lăn... dụng cụ trợ giúp ăn uống sinh hoạt.

-Dụng cụ trợ giúp sinh hoạt hàng ngày

Dụng cụ trợ giúp sinh hoạt hàng ngày

Để tránh gặp phải những thương tật thứ cấp trong phục hồi chức năng. Điều cần thiết phải làm là mau chóng tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa các thương tật thứ cấp có thể xảy ra và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của cơ thể. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Ngoài ra trong vật lý trị liệu phải kể đến massage trị liệu. Liệu pháp có nhiều loại hình để giải quyết vấn đề khác nhau của cơ thể người bệnh. 2 loại hình nổi bật của masage là trị liệu và thư giãn. Nếu bạn đang gặp tình trạng đau mỏi cơ khớp, thì massage trị liệu là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả. Massage trị liệu hay nói theo cách khác là massage vật lý trị liệu.  Phương pháp này sử dụng các động tác bấm huyệt, xoa bóp kết hợp với việc sử dụng kết hợp các loại tinh dầu để làm sảng khoái tinh thần. Massage trị liệu giúp đả thông kinh huyệt, thư giãn và làm lưu thông tuần hoàn máu, kéo giãn cột sống, đặc biệt là giúp giảm triệu chứng đau vai gáy nhanh và hiệu quả. Nếu bạn thực hiện massage trị liệu thường xuyên 2 lần/tuần giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/10/2021 - Cập nhật 25/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2771 Lượt xem

5 Phút đọc

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Hiện nay, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim mạch và là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên thế giới. Có thể nói...

28/10/2021

1292 Lượt xem

6 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2797 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1175 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG