Nội dung chính
  • 1. Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng bệnh gây ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
  • 2. Phân loại chậm phát triển trí tuệ
  • 3. Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ trong nhiều khía cạnh
  • 4. Nguyên nhân và các phương pháp phòng ngừa đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ
  • 5. Những dấu hiệu để phát hiện sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ
Nội dung chính
  • 1. Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng bệnh gây ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
  • 2. Phân loại chậm phát triển trí tuệ
  • 3. Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ trong nhiều khía cạnh
  • 4. Nguyên nhân và các phương pháp phòng ngừa đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ
  • 5. Những dấu hiệu để phát hiện sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những điều phụ huynh cần biết khi thực hiện phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ là sự chậm phát triển trí tuệ ở dưới mức trung bình, có những hành vi chưa trưởng thành so với tuổi, còn bị giới hạn kỹ năng tự chăm sóc bản thân ở mức độ nghiêm trọng, cần sự hỗ trợ tối đa của gia đình và mọi người xung quanh. Vậy chậm phát triển trí tuệ do nguyên nhân, cách phòng và phát hiện bệnh sớm như thế nào? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu nhé.
Nội dung chính
  • 1. Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng bệnh gây ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
  • 2. Phân loại chậm phát triển trí tuệ
  • 3. Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ trong nhiều khía cạnh
  • 4. Nguyên nhân và các phương pháp phòng ngừa đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ
  • 5. Những dấu hiệu để phát hiện sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ

1. Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng bệnh gây ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

  • Trẻ có trí tuệ dưới mức trung bình, khả năng tư duy chậm.
  • Khả năng học tập của trẻ chậm hơn so với bạn cùng lứa tuổi.
  • Chậm phát triển kỹ năng “thích ứng” như: giao tiếp, tự chăm sóc, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng xã hội, tham gia cộng đồng, tự định hướng, sức khỏe và an toàn, học tập, sở thích và việc làm.

Chậm phát triển kỹ năng “thích ứng” như: giao tiếp, tự chăm sóc, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày

2. Phân loại chậm phát triển trí tuệ

- Chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ

  • Không cần trợ giúp thường xuyên.
  • Có khả năng giao tiếp bằng lời nói.
  • Có khả năng tự chăm sóc và làm các công việc đơn giản.
  • Có thể đi học.

- Chậm phát triển trí tuệ mức độ trung bình

  • Cần trợ giúp thường xuyên ở các mức độ khác nhau.
  • Có khả năng giao tiếp bằng lời nói nhưng nghèo nàn, không rõ nghĩa.
  • Có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản nếu được huấn luyện từ nhỏ.
  • Có thể đi học song gặp nhiều khó khăn hơn.

- Chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng

  • Cần sự trợ giúp thường xuyên hàng ngày một cách tích cực.
  • Không có khả năng giao tiếp bằng lời nói.
  • Không có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản.
  • Không thể đi học.

- Chậm phát triển trí tuệ mức độ rất nặng

  • Cần sự trợ giúp đặc biệt thường xuyên ở mức độ cao nhất.
  • Không có khả năng giao tiếp bằng lời nói.

3. Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ trong nhiều khía cạnh

Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ trong nhiều khía cạnh

  • Không có khả năng tự chăm sóc, làm các công việc đơn giản.
  • Không thể đi học.

Các khó khăn mà trẻ chậm phát triển trí tuệ gặp phải:

Mức độ khó khăn phụ thuộc vào mức độ chậm phát triển trí tuệ

- Vấn đề tự chăm sóc:

  • Trẻ có khó khăn khi học kỹ năng sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, tự chăm sóc và đi vệ sinh.
  • Một số trẻ có thể bị phụ thuộc nhiều vào người khác trong cuộc sống hàng ngày.
  • Trẻ có thể có khó khăn khi ăn uống do thở bằng miệng, khe hở môi-hàm ếch, lưỡi dày và luôn thè ra ngoài, chảy nước dãi.
  • Trẻ có khó khăn trong việc đi lại trong cộng đồng và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

- Vấn đề học tập

  • Kỹ năng chơi không phát triển.
  • Trẻ có khó khăn về đọc và học hành.

- Vấn đề sở thích

  • Trẻ chỉ có vài sở thích và mối quan tâm.

- Vấn đề vận động cảm giác

  • Trẻ có chậm phát triển vận động so với tuổi.
  • Trẻ có thể có các vấn đề về cột sống và khớp: gù, vẹo, ưỡn cột sống; trật khớp háng; cứng khớp cột sống, khuỷu, háng, vai; tăng tầm vận động của khớp và duỗi khớp quá mức .
  • Trẻ có thể có các biến dạng bàn tay như: thừa ngón, ngón tay ngắn, dính ngón, mất ngón, toè ngón...
  • Trẻ có thể có tăng động hoặc giảm vận động.
  • Trẻ có thể có mất điều phối vận động.
  • Trẻ có thể bị động kinh.
  • Trẻ có thể có các dị tật về nhìn như lác mắt, sụp mí, rung giật nhãn cầu.
  • Trẻ có thể có giảm hoặc tăng ngưỡng cảm nhận về sờ, tiền đình, cảm thụ bản thể sâu, nhìn, nghe, nếm, ngửi, đau.
  • Trẻ có thể bị giảm thính lực.
  • Trẻ có thể có các hành vi bất thường như tự kích thích (đập đầu, quay đầu...)

- Nhận thức

  • Kém hoặc không chú ý, thiếu tập trung.
  • Trí nhớ ngắn qua nhìn, nghe kém.
  • Thiếu kỹ năng xử lý các vấn đề.
  • Khó khăn khi định hướng.

- Tâm lý - xã hội

  • Trẻ có thể kém tưởng tượng.
  • Trẻ có thể tự kích động mình: đập đầu, lăn đùng ra đất.
  • Trẻ có thể tự kích dục (sờ bộ phận sinh dục, thủ dâm).
  • Trẻ có thể kém tự điều khiển nội tâm.
  • Trẻ có thể kém kiểm soát hành động của mình.
  • Trẻ có thể kém trong giao tiếp xã hội.
  • Trẻ có thể kém khi giao tiếp qua lại một - một, trong nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn.

4. Nguyên nhân và các phương pháp phòng ngừa đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ

a. Nguyên nhân

− Chậm phát triển trí tuệ có thể do các yếu tố xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh dưới đây gây tổn thương não ở trẻ em.

- Yếu tố nguy cơ trước sinh

  • Đột biến nhiễm sắc thể: Hội chứng Down.

Yếu tố nguy cơ trước sinh: Đột biến nhiễm sắc thể: Hội chứng Down.

  • Bệnh chuyển hoá - di truyền.
  • Nhiễm trùng trong bào thai (nhiễm rubella, cúm..).
  • Mẹ dùng thuốc (nghiện rượu, ma tuý và một số thuốc khác).
  • Suy dinh dưỡng bào thai (Cân nặng khi sinh dưới <2500g).

- Yếu tố nguy cơ trong sinh

  • Đẻ non dưới 37 tuần.
  • Ngạt khi sinh phải điều trị bằng oxy, thở máy.
  • Can thiệp sản khoa: dùng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy.
  • Vàng da nhân não: vàng da sơ sinh sớm (ngày thứ 1 - 3) kèm theo dấu hiệu thần kinh (bỏ bú, tím tái, co giật, hôn mê).
  • Hạ đường máu sau sinh nặng kèm theo suy hô hấp nặng.
  • Chảy máu não-màng não.

- Yếu tố nguy cơ sau sinh

  • Nhiễm khuẩn thần kinh: viêm não, viêm màng não.
  • Suy hô hấp nặng vì các nguyên nhân khác nhau.
  • Chấn thương sọ não.
  • Ngộ độc.
  • Động kinh không kiểm soát được.
  • Suy dinh dưỡng nặng.
  • Một số hội chứng nội tiết-chuyển hóa-di truyền.

- Không rõ nguyên nhân

b. Phòng ngừa chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em

Bà mẹ khi mang thai cần ăn uống, tiêm phòng đầy đủ, không được uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

  • Bà mẹ khi mang thai cần ăn uống, tiêm phòng đầy đủ, không được uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Khám thai thường quy có thể phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tình trạng bất thường của thai gây tổn thương não của trẻ.
  • Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế xã, huyện, tỉnh là biện pháp tích cực nhất nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ tổn thương não gây chậm phát triển trí tuệ.

5. Những dấu hiệu để phát hiện sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ

Dấu hiệu chung để nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ

  • Khả năng đáp ứng chậm chạp hoặc không đáp ứng với điều người khác nói, với mọi việc diễn ra xung quanh.
  • Khả năng diễn đạt không rõ ràng về các suy nghĩ, tình cảm, nhu cầu bản thân.
  • Khả năng tiếp thu chậm về ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ không lời.
  • Khả năng hiểu chậm về những điều gì nghe, sờ, nhìn thấy.
  • Khả năng ra quyết định chậm kể cả việc đơn giản.
  • Khả năng tập trung kém trong mọi hoạt động.
  • Khả năng nhớ hạn chế: Trí nhớ ngắn hạn bị ảnh hưởng nhiều, trí nhớ dài hạn ít bị ảnh hưởng hơn.
  • Kém điều hợp vận động toàn thân hoặc các vận động khác khó khăn (mút, nhai, ăn, sử dụng bàn tay).
  • Chậm phát triển vận động thô ( lẫy, ngồi, bò, đứng, đi), vận động tinh (sử dụng bàn tay).
  • Rối loạn hành vi: đập phá, đập đầu vào vật...

Phát hiện sớm và can thiệp phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là tạo cho trẻ sự thích ứng tối đa với hoàn cảnh của trẻ để độc lập trong sinh hoạt, di chuyển, học tập, việc làm. Tham gia các hoạt động trong gia đình xã hội. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/10/2021 - Cập nhật 20/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2769 Lượt xem

5 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2793 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1173 Lượt xem

7 Phút đọc

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Hậu quả sau giai đoạn cấp của tai biến mạch máu não, bạn đã ...

Tai biến mạch máu não- căn bệnh không phải là cái tên xa lạ. Hiện nay, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim...

27/10/2021

2355 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG