Nội dung chính
  • 1. Những điều nên làm
  • 2. Những điều không nên làm
  • 3. Gặp các triệu chứng sau tiêm cần làm gì?
Nội dung chính
  • 1. Những điều nên làm
  • 2. Những điều không nên làm
  • 3. Gặp các triệu chứng sau tiêm cần làm gì?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những điều nên, không nên làm trước và sau tiêm vaccine Covid-19

Không cần chế độ ăn uống đặc biệt để tiêm vaccine, tuy nhiên các chuyên gia khuyên nên có chiến lược ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Cùng ISOFHCARE tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Những điều nên làm
  • 2. Những điều không nên làm
  • 3. Gặp các triệu chứng sau tiêm cần làm gì?

1. Những điều nên làm

- Ngủ thật ngon vào đêm trước khi đi tiêm: Đây là điều quan trọng, giúp Hệ thống miễn dịch hoạt động được tối đa. 

- Bổ sung đủ nước trước và sau tiêm: Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như: nước chanh, nước cam để cung cấp Vitamin A, Vitamin C.

Dinh dưỡng vận động trước và sau tiêm vaccine Covid-19

- Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm: nên ăn các nhóm chất: thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, trái cây tươi. 

- Ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá: Nếu bị buồn nôn hoặc chán ăn sau tiêm, nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như: súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh...và nên chia nhỏ các bữa ăn. 

- Nghỉ ngơi hoặc tập thể

dục nhẹ nhàng: Sau tiêm, cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ.

- Đeo khẩu trang và thực hiện thông điệp phòng chống dịch: Khi đi tiêm và sau khi tiêm chủng cần đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 5K phòng chống dịch Covid-19.

- Lưu giữ giấy xác nhận tiêm vaccine phòng Covid-19

- Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp

- Khi gặp các triệu chứng sau tiêm cần được tư vấn, cần giải đáp thắc mắc trước tiêm, hướng dẫn chăm sóc sau tiêm có thể gọi khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Dị ứng miễn dịch để được tư vấn qua điện thoại, tiện lợi tại nhà.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM 19003367 hoặc tải app IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch hẹn chủ động hơn.

2. Những điều không nên làm

- Để bụng đói trước khi tiêm: Nhịn đói trước khi tiêm có thể khiến bạn chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn là người sợ kim tiêm.

- Không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ vật gì lên vết tiêm.

- Không nên tự điều khiển phương tiện giao thông cá nhân, khi thấy khoog khoẻ sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19.

- Uống rượu bia trước và sau tiêm: rượu bia có thể làm ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng ; gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vaccine. 

không uống rượu bia

- Uống nhiều thực phẩm chứa caffein trước khi tiêm (trà, cafe, nước tăng lực,...): caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng. 

- Ăn nhiều chất béo bão hoà: Thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại cho sức khoẻ.

3. Gặp các triệu chứng sau tiêm cần làm gì?

Giống như một số loại vaccine khác, sau tiêm chủng các loại vaccine phòng Covid-19, cơ thể có thể gặp một số phản ứng như:

  • Các phản ứng tại vị trí tiêm: đau, đau khi chạm vào và sưng hạch bạch huyết trên cùng cánh tay đã tiêm, sưng (cứng) và tấy đỏ.
  • Các tác dụng phụ toàn thân: mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp, ớn lạnh, buồn nôn cũng như nôn mửa và sốt.

Chuẩn bị sẵn các thuốc

  • Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nặng có thể bao gồm: Khó thở, Sưng mặt và họng, Nhịp tim nhanh, Phát ban nặng trên toàn thân, Chóng mặt và yếu...Tuy nhiên, có ít khả năng vaccine gây ra phản ứng dị ứng nặng. Phản ứng dị ứng nặng thường xảy ra trong vòng vài phút đến một giờ sau khi tiêm một liều vaccine. Vì lý do này, các chuyên gia tiêm chủng yêu cầu người tiêm phải ở lại điểm tiêm chủng để theo dõi sau tiêm.

Đối với các trường hợp khẩn cấp, nên đến ngay Cơ sở y tế gàn nhất để được hỗ trợ kịp thời. Nếu không nằm trong các trường hợp khẩn cấp, nhưng thắc mắc về tiêm vaccine, gặp dị ứng sau tiêm, sốt dai dẳng sau tiêm...đừng hỏi mọi người ơi, hãy hỏi bác sĩ ơi. Bác sĩ chuyên khoa Dị ứng miễn dịch sẽ là người giải đáp thắc mắc về trước và sau tiêm vaccine, hướng dẫn chăm sóc người bệnh sau tiêm an toàn, chính xác và hiệu quả. 

Hiện nay, nhiều người sử dụng phương thức khám chữa bệnh trực tuyến (khám bênh online) để được tư vấn hỗ trợ và hướng dẫn tận tình từ bác sĩ ngay tại nhà. 

Khám bệnh trực tuyến (online) đã trở thành phương thức khám bệnh phổ biến tại các nước phát triển. Tại Việt Nam, khám bệnh trực tuyến bùng nổ trong thời gian dịch Covid-19, công nghệ đã trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ người bệnh kết nối với bác sĩ và được chăm sóc sức khoẻ kịp thời. 

Khám bệnh trực tuyến là gì?

Thông qua cuộc gọi video trên ứng dụng (app), bác sĩ có thể xem diễn biến, tình trạng của người bệnh qua quan sát và trao đổi trực tuyến để đưa ra chẩn đoán ban đầu, định hướng và tư vấn cho người bệnh, kê đơn thuốc trực tuyến. Người bệnh cũng dễ dàng lựa chọn dịch vụ, bác sĩ và xem đơn thuốc hoàn toàn chủ động về thời gian đồng thời nhận được sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ chuyên khoa uy tín.

Việc khám bệnh online giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Xem hướng dẫn khám bệnh online TẠI ĐÂY

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 04/10/2021 - Cập nhật 04/10/2021
5/5

CHUYÊN MỤC CẨM NANG