Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu nhận biết chung của bệnh đại tràng
  • 2. Nguyên tắc điều trị bệnh đại tràng 
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu nhận biết chung của bệnh đại tràng
  • 2. Nguyên tắc điều trị bệnh đại tràng 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những điều cần lưu ý trong nhận biết và điều trị các bệnh đại tràng

Đại tràng là nơi có nguy cơ bệnh lý cao do là nơi chứa đựng bã thức ăn. Các bệnh đại tràng thường gặp biến chứng rất nguy hiểm nếu không được chứa trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên tốt nhất trong nhận biết và điều trị bệnh lý đại tràng.
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu nhận biết chung của bệnh đại tràng
  • 2. Nguyên tắc điều trị bệnh đại tràng 

1. Dấu hiệu nhận biết chung của bệnh đại tràng

Bệnh đại tràng

Bệnh đại tràng

Bệnh đại tràng có liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, mỗi bệnh lại có những tính chất, đặc điểm và dấu hiệu riêng biệt. Nhưng nhìn chung, khi mắc các bệnh liên quan đến đại tràng, người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện sau: 

  • Đau bụng: Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị, đau âm ỉ khi bệnh nhẹ và đau dữ dội, đau quặn khi bệnh tiến triển nặng hơn. 
  • Rối loạn đại tiện: Người bệnh đại tràng thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. 
  • Thay đổi tính chất phân: Phân có thể hẹp, nhão hơn thông thường. Thậm chí trong một số bệnh lý đại tràng, người bệnh có thể đi ngoài ra máu, phân lẫn chất nhầy. 
  • Cơ thể mệt mỏi: Bệnh đại tràng có thể khiến người bệnh mệt mỏi nhiều do triệu chứng đau bụng, rối loạn đại tiện gây ra. Hoặc với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh đại tiện ra máu trong thời gian dài gây thiếu máu thiếu sắt. Biểu hiện thiếu máu là da xanh xao, người mệt mỏi…
  • Giảm cân đột ngột: Rối loạn tiêu hoá khiến người bệnh đại tràng cảm thấy chán ăn, ăn không ngon. Bên cạnh đó, khi đại tràng gặp vấn đề, quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn cũng bị ảnh hưởng dẫn tới cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Hệ quả là người bệnh giảm sút cân. 

Khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh nên đi khám ngay để có chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 1900 3367 để được hỗ trợ đặt lịch khám sớm nhất.

2. Nguyên tắc điều trị bệnh đại tràng 

Bệnh đại tràng điều trị khác nhau tùy theo từng bệnh, từng giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, khi điều trị bất kỳ bệnh lý nào liên quan đến đại tràng, người bệnh cũng cần tuân thủ các nguyên tắc: 

a. Phát hiện và điều trị sớm 

Điều trị bệnh đại tràng cần được phát hiện và thực hiện càng sớm càng tốt. Không nên đợi đến khi bệnh có những biểu hiện rõ ràng mới đến thăm khám vì có nguy cơ bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng khó điều trị. Tốt nhất, người bệnh cần đi khám định kỳ sức khoẻ 6 tháng/lần để nắm bắt tình trạng sức khoẻ của mình, phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý. 

Việc thăm khám và phát hiện sớm giúp ức chế và chặn đứng được tiến triển của bệnh, nâng cao khả năng điều trị và hạn chế tối đa biến chứng. Không những vậy, việc phát hiện sớm giúp quá trình điều trị dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn. Cách để xác định chính xác tình trạng bệnh lý đại tràng chính là nội soi đại tràng.

b. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Để bệnh có thể nhanh chóng chữa khỏi và hồi phục, người bệnh cần tin tưởng vào các bác sĩ và tuân thủ phác đồ điều trị được chỉ định. 

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Sau khi thăm khám lâm sàng kết hợp các cận lâm sàng chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào bệnh và mức độ bệnh đại tràng để đưa ra liệu trình điều trị thích hợp nhất. Những bệnh lý như viêm đại tràng, đại tràng co thắt có thể chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm, giảm chướng bụng… Với những bệnh lý nặng như polyp đại tràng, ung thư có thể chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ. Nếu không phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định hoá trị hoặc xạ trị để diệt tế bào ung thư. 

Người bệnh cần nghiêm túc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý ngưng thuốc, bỏ dở hay tự ý tăng giảm liều lượng thuốc. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị, ảnh hưởng sức khoẻ. 

Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý đại tràng thường gặp nhất hiện nay, chi tiết tại đây.

c. Kết hợp chăm sóc tại nhà 

Để giúp bệnh đại tràng nhanh chóng hồi phục, giảm triệu chứng khó chịu, hạn chế biến chứng… người bệnh cần kết hợp một chế độ chăm sóc tại nhà khoa học nhất. 

chăm sóc tại nhà

Chăm sóc tại nhà

Chế độ ăn uống:

  • Bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. 
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể (từ 2 – 3 lít nước) giúp bài tiết độc tốt trong cơ thể, kích thích nhu động ruột. 
  • Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hoá. Hạn chế những thực phẩm khó tiêu như đồ chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, đóng hộp. 
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. 
  • Chia nhỏ bữa ăn để thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ tốt hơn, giảm áp lực lên hệ tiêu hoá, hạn chế bệnh tiến triển nặng. 
  • Với những bệnh nhân bệnh Crohn, không nên ăn thực phẩm từ sữa vì chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn.

Chế độ sinh hoạt:

  • Không thức quá khuya, làm việc quá sức 
  • Không nên quá căng thẳng, lo lắng, tập thư giãn. 
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để kích thích nhu động ruột, nâng cao sức khỏe, tăng cường tuần hoàn đến đại tràng. 

Trên đây là những lời khuyên mà IVIE - Bác sĩ ơi muốn gửi đến các bạn. Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa. Người bệnh nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế, chuyên khoa tiêu hoá để được phát hiện và điều trị bệnh đại tràng sớm và hiệu quả nhất. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/06/2022 - Cập nhật 27/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những thực phẩm nên cho vào cẩm nang điều trị táo bón của...

Những thực phẩm nên cho vào cẩm nang điều trị táo bón của...

Táo bón là tình trạng rất phổ biến, đặc trưng bởi đại tiện phân khô, cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh. Táo bón làm cho người bệnh mệt mỏi, cơ thể...

29/06/2022

781 Lượt xem

5 Phút đọc

Giảm nhu động ruột làm gia tăng nguy cơ táo bón

Giảm nhu động ruột làm gia tăng nguy cơ táo bón

Nhu động ruột là quá trình co bóp lượn sóng xảy ra tại các cơ quan trong tiêu hoá: thực quản, dạ dày, ruột. Nhu động ruột có tác dụng co bóp, đẩy thức ăn và...

29/06/2022

3330 Lượt xem

4 Phút đọc

Bạn biết gì về nguyên nhân gây táo bón?

Bạn biết gì về nguyên nhân gây táo bón?

Táo bón lâu ngày nếu không được điều trị có thể gây hại cho hệ tiêu hoá, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Táo bón ở trẻ nhỏ khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn,...

29/06/2022

706 Lượt xem

5 Phút đọc

Sự khác biệt giữa quá trình tiêu hoá ở ruột non và ruột già ...

Sự khác biệt giữa quá trình tiêu hoá ở ruột non và ruột già ...

Trong cơ thể người, hệ tiêu hoá bao gồm nhiều cơ quan cấu thành, đặc biệt là ruột (ruột non và ruột già). Dù hoạt động cùng nhau trong hệ đường ruột nhưng giữa ...

28/06/2022

7904 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG