Nội dung chính
  • 1. Hiểu biết về cận thị - tật của mắt
  • 2. Những dấu hiệu thường gặp khi bị cận thị
  • 3. Chẩn đoán trẻ bị cận thị
  • 4. Phương pháp điều trị
Nội dung chính
  • 1. Hiểu biết về cận thị - tật của mắt
  • 2. Những dấu hiệu thường gặp khi bị cận thị
  • 3. Chẩn đoán trẻ bị cận thị
  • 4. Phương pháp điều trị
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị

Tật khúc xạ học đường đang là vấn đề nổi cộm lên hiện nay và là mối quan tâm của toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Cận thị là một tật khúc xạ mắt thường gặp nhất, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà trường. Chúng ta cần phải nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ bị cận thị để sớm có hướng xử lý kịp thời.
Nội dung chính
  • 1. Hiểu biết về cận thị - tật của mắt
  • 2. Những dấu hiệu thường gặp khi bị cận thị
  • 3. Chẩn đoán trẻ bị cận thị
  • 4. Phương pháp điều trị

1. Hiểu biết về cận thị - tật của mắt

Châu Á đang là châu lục có số học sinh mắc các tật khúc xạ đứng hàng đầu thế giới. Các tật về mắt, phổ biến là cận thị là mối quan tâm của gia đình học sinh và cả của xã hội khi chi phí điều trị cho bệnh không phải là một con số nhỏ.

Trong chương trình “Thị giác năm 2020” Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp các tật khúc xạ vào nhóm 5 nguyên nhân hàng đầu trong chương trình phòng chống mù lòa toàn cầu.

a. Cơ chế của mắt cận thị

Chúng ta nhìn thấy được vật khi có những tia sáng truyền từ vật vào mắt và hội tụ tại một điểm trên võng mạc.

Cận thị là một tật khúc xạ của mắt xảy ra khi trục nhãn cầu của người bệnh quá dài, khiến những tia sáng hội tụ tại một điểm phía trước võng mạc, do đó mắt không nhìn rõ được vật.

b. Nguyên nhân trẻ cận thị

Có thể chia nguyên nhân gây tật cận thị thành hai nhóm:

Nguyên nhân bẩm sinh

Tật cận thị bẩm sinh hay cận thị nặng bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố di truyền, trẻ vừa sinh ra đã mang trong mình những khiếm khuyết về mắt.

Nguyên nhân của cận thị thường do sự phát triển sai lệch, bất thường của các tế bào trong thời kỳ phôi thai. Những rối loạn đó ảnh hưởng đến các cơ quan cấu tạo nên khúc xạ nhãn cầu: Độ sâu tiền phòng, độ cong võng mạc…

Các yếu tố môi trường:

Đây là nguyên nhân thường gặp trong xã hội hiện đại ngày nay.

- Ánh sáng: Thị lực của trẻ phụ thuộc vào độ chiếu của  ánh sáng. Nếu trẻ thường xuyên học tập, đọc sách, xem phim dưới môi trường có cường độ ánh sáng quá mạnh hay quá yếu, trẻ rất dễ bị cận thị.

- Kích thước bàn ghế: Yếu tố trường học đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tật cận thị ở lứa tuổi học sinh. Theo một thống kê y học, lứa tuổi trung học cơ sở có tỉ lệ mắc tật cận thị nhiều hơn cả.

Bàn ghế được sản xuất quá thấp hoặc quá cao, hiệu số giữa chiều cao của bàn và ghế không phù hợp với học sinh cũng là một yếu tố góp nhặt gây cận thị.

Các yếu tố khác

Một số yếu tố chủ quan khác vô hình chung khiến mắt trẻ dễ bị tật: Trẻ tập trung quá nhiều vào sách vở, tivi, màn hình game… buộc mắt hoạt động hết công sức trong thời gian dài do đó làm giới hạn thời gian nghỉ ngơi của mắt.

c. Biến chứng

Cận thị không chỉ khiến việc học tập và sinh hoạt của trẻ gặp nhiều khó khăn mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên mắt như:

- Thoái hóa hắc võng mạc

- Bong võng mạc

- Đục thủy tinh thể

- Nhược thị có thể gây mù lòa.

2. Những dấu hiệu thường gặp khi bị cận thị

Một số biểu hiện của trẻ bị cận thị ba mẹ có thể quan sát và nhận biết dễ dàng:

a. Trẻ muốn “ôm” cả tivi, sách vở vào lòng

Ba mẹ nhận thấy thời gian gần đây bé hay xem ti vi ở khoảng cách gần gấp đôi, gấp ba so với bình thường hoặc cúi mặt sát vào sách vở mới giúp trẻ nhìn rõ được. Đây là một trong những kim chỉ nam chỉ điểm tật cận thị.

b. Trẻ dụi mắt thường xuyên

Tình trạng mỏi mắt xảy ra khi trẻ tập trung lâu vào vật hoặc người nào đó khiến trẻ phản ứng bằng cách đưa tay lên dụi mắt để tìm kiếm cảm giác thoải mái. Ba mẹ nên cảnh giác một bất thường về thị giác của trẻ khi tình trạng trên kéo dài.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

c. Trẻ chảy nước mắt nhiều hơn và “sợ” ánh sáng

Bé bị cận thị buộc mắt phải tăng điều tiết để có thể nhìn vật rõ ràng hơn. Do đó, nước mắt chảy ra nhiều như vừa mới ngáp.

Trẻ bị nhạy cảm khi tiếp xúc đột ngột với các loại ánh sáng mạnh như: Ánh sáng mặt trời, đèn trong nhà. Điều này khiến trẻ phản xạ tự nhiên bằng cách nheo mắt, lấy tay che mắt, tránh xa nguồn sáng để làm giảm cảm giác đau đầu, buồn nôn.

d. Trẻ nhìn rõ các vật ở xa hơn khi nheo mắt

Nheo mắt có thể thay đổi trục nhãn cầu ngắn lại tạm thời, làm cho ảnh hứng được trên màn chắn, do đó trẻ nhìn mọi vật rõ ràng hơn.

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu trên, giáo viên nên báo cho ba mẹ trẻ biết sớm để đưa đi thăm khám thị lực.

e. Cảm giác đau nhức mắt khi xem điện thoại, máy tính

Ba mẹ nên dặn bé cho mắt nghỉ ngơi thư giãn 20 giây sau mỗi 20 phút tập trung vào màn hình thiết bị có ánh sáng xanh. Nếu trẻ vẫn than mỏi mắt thì nên đưa trẻ đi thăm khám ngay.

f. Kết quả học tập giảm sút

Kết quả học tập của trẻ giảm không rõ nguyên nhân vừa là dấu hiệu để nhận biết tật cận thị vừa là một tác hại đầu tiên. Trẻ tiếp thu kiến thức kém vì không nhìn rõ được các mặt chữ trên bảng, hay tốn quá nhiều thời gian để dùng ngón tay rà soát từng từ một nhằm tránh lạc chỗ khi đọc.

3. Chẩn đoán trẻ bị cận thị

Bác sĩ chuyên khoa Mắt sẽ chẩn đoán tật cận thị cho trẻ thông qua thăm khám kỹ lưỡng sức khỏe toàn diện của mắt và đánh giá khúc xạ.

Chẩn đoán tật khúc xạ dựa vào độ cầu tương đương SE thông qua phương  pháp đo thủ công (bảng chữa cái) kết hợp với các thiết bị công nghệ cao. Cận thị là mắt có SE từ -0.5D trở lên.

4. Phương pháp điều trị

Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, ngày nay các nhà nghiên cứu, bác sĩ lâm sàng đã tìm kiếm được nhiều phương pháp khác nhau giúp cải thiện các tật khúc xạ của mắt. Bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp hiện hành và ba mẹ có thể lựa chọn một phương thức phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, thuận tiện, phù hợp với độ tuổi của trẻ.

- Đeo kính gọng.

- Đeo kính áp tròng.

- Chỉnh giác mạc bằng kính tiếp xúc cứng thấm khí Orthokeratology.

- Huấn luyện thị giác.

- Vệ sinh thị giác.

- Điều trị tật khúc xạ bằng phẫu thuật

Cận thị là một tật về mắt gặp rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Trong cộng đồng học sinh tại các thành phố lớn, tỉ lệ học sinh đeo kính vì tật cận thị cao hơn nhiều so với các bạn mắt chính thị. Hãy bảo vệ đôi mắt – cửa sổ tâm hồn của trẻ bằng cách giáo dục trẻ đúng cách.

IVIE - Bác sĩ ơi tự hào là nơi được bạn bè gần xa tin tưởng, trao cho sứ mệnh liên kết người bệnh với các bác sĩ tại bệnh viện uy tín thông qua ứng dụng đặt lịch thăm khám online. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 09/06/2021 - Cập nhật 10/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Đau mắt đỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau mắt đỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau mắt đỏ là bệnh lý phổ biến nhất trong số các bệnh về mắt, chiếm tới 70% các trường hợp đi khám tại phòng khám mắt. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây...

09/06/2021

7899 Lượt xem

6 Phút đọc

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị

Tật khúc xạ học đường đang là vấn đề nổi cộm lên hiện nay và là mối quan tâm của toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Cận thị là một tật khúc xạ mắt thường gặp...

09/06/2021

5616 Lượt xem

6 Phút đọc

7+ thói quen lành mạnh bảo vệ sức khỏe đôi mắt của bạn

7+ thói quen lành mạnh bảo vệ sức khỏe đôi mắt của bạn

Đôi mắt hay “cửa sổ tâm hồn”, là một cơ quan nhỏ bé nhưng có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Mắt có chức năng nhìn, thu nhận hình ảnh,...

07/06/2021

2930 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG