Nội dung chính
  • 1) Viêm tai giữa là gì?
  • 2) Dấu hiệu cảnh báo viêm tai giữa
  • 3) Phòng ngừa viêm tai giữa
Nội dung chính
  • 1) Viêm tai giữa là gì?
  • 2) Dấu hiệu cảnh báo viêm tai giữa
  • 3) Phòng ngừa viêm tai giữa
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến trong nhiễm trùng ở tai. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng đặc biệt ở trẻ nhỏ. Viêm tai giữa không điều trị dẫn đến điếc, viêm màng não thậm chí nguy hiểm tính mạng. Nhận biết những dấu hiệu cảnh báo viêm tai giữa giúp chúng ta cảnh giác kịp thời.
Nội dung chính
  • 1) Viêm tai giữa là gì?
  • 2) Dấu hiệu cảnh báo viêm tai giữa
  • 3) Phòng ngừa viêm tai giữa

 

1) Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là gì?

Tai chia ra 3 phần: Tai ngoài – tai giữa – tai trong. Tai trong gồm hòm nhĩ, vòm nhĩ và tế bào chũm. Tai giữa làm nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh và bảo vệ tai trong. Vòm nhĩ trẻ em ngắn và nằm ngang hơn so với người lớn nên dễ ứ đọng chất thải và vi khuẩn hơn. 

Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm ở vùng tai giữa, nguyên nhân có thể do chấn thương hay viêm nhiễm. Bệnh diễn tiến gồm 2 thể là cấp tính và mãn tính. Thể cấp tính thường gặp ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi. Thể mãn tính hay gặp ở người lớn, bao gồm tất cả quá trình viêm nhiễm ở tai giữa tiến triển kéo dài trên 3 tháng.

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm tai giữa, bác sĩ cần nội soi màng nhĩ người bệnh. Viêm tai giữa có thể tự khỏi, nhưng thể nhiễm trùng cần điều trị kháng sinh và có thể chích rạch màng nhĩ. Khi tiến triển kéo dài và nặng lên sẽ gây giảm sức nghe, gây ra có biến chứng nội sọ như viêm màng não, áp xe đại hoặc tiểu não, liệt dây VII, nguy hiểm tính mạng.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để Hỏi bác sĩ MIỄN PHÍ, bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia y tế hàng đầu của tất cả các chuyên khoa và hoàn toàn ẩn danh!

2) Dấu hiệu cảnh báo viêm tai giữa

a. Khí hậu lạnh

Ở trẻ, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, đa số trẻ không đủ sức chống lại sự xâm nhiễm của vi khuẩn. Trẻ em có cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh, tai trong của trẻ được kết nối với cổ họng thông qua ống thính giác. Bình thường vòi nhĩ mở cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài, khi vòi nhĩ bị đóng, các chất thải không thoát được nên vi khuẩn bị kẹt lại bên trong tai gây nhiễm trùng. Vòi nhĩ của trẻ ngắn hơn của người lớn nên dễ bị tắc nghẽn. Hơn nữa, thời tiết thay đổi  vào mùa lạnh cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, điển hình là virus cúm…

b. Sốt 

Khi bị bệnh viêm tai giữa, người bệnh sốt khoảng 38 – 39 độ C. Sốt xuất hiện sau 1 đợt ho, hắt hơi, cảm lạnh…do dịch viêm từ mũi họng chảy vào tai giữa qua vòi nhĩ. Dịch ứ đọng tại tai khiến vi khuẩn tăng sinh có thể là nguyên nhân gây nên sốt.

c. Ho, hắt hơi, chảy mũi nước

Trong bối cảnh của viêm đường hô hấp trên, khi nguyên nhân khởi phát là virus, viêm tai giữa có thể đi kèm với biểu hiện trên do dị ứng, cảm lạnh, viêm mũi họng cấp.

d. Có mủ chảy ra ở ống tai

Dịch đục màu vàng hoặc màu trắng chảy ra là triệu chứng trong giai đoạn vỡ mủ. Ở trẻ em, sau khi mủ chảy ra chúng sẽ hết quấy khóc, ăn ngủ. Người lớn sẽ không còn đau tai bởi mảng nhĩ đã bị thủng.

e. Giảm thính lực, cảm thấy đầy tai

Sức nghe giảm có thể là biểu hiện tạm thời trong giai đoạn bệnh hoặc là biến chứng. Các triệu chứng như: Giảm thính lực 1 bên hoặc 2 bên, cảm thấy có thứ gì đó gây tắc nghẽn trong tai thì dễ nhận biết ở trẻ lớn và người lớn hơn là trẻ nhỏ.

f. Đau tai sâu

Trẻ lớn và người lớn sẽ nói cho chúng ta là bị đau tai. Đặc biệt là ấn vào hố sau tai gây đau nhói do viêm xương chũm.

Ở người lớn, các dấu hiệu trên được mô tả rõ ràng hơn.  Nhưng đối với trẻ nhỏ, chúng không phải là người lớn thu nhỏ do đó trẻ còn chưa nhận thức được hoặc nói còn bập bẹ. Vì vậy gia đình có thể gặp các dấu hiệu sau ở trẻ :

g. Gãi tai, lắc đầu, khóc ré lên khi mẹ đặt trẻ xuống

Đây cũng là biểu hiện của đau tai ở trẻ. Khi mẹ đặt trẻ xuống, áp lực trong tai đột ngột gia tăng vì dịch ứ đọng khiến trẻ càng khóc nhiều hơn. Mẹ dỗ trẻ mọi cách nhưng trẻ vẫn không hết khó chịu. Lúc đó mẹ nên nghĩ đến tình trạng viêm tai giữa ở giai đoạn sớm.

h. Nói khó, thờ ơ với môi trường xung quanh 

Viêm tái đi tái lại làm ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ, ảnh hưởng khả năng nói. Có thể dẫn đến câm điếc vĩnh viễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần vận động của trẻ trong tương lai. Nên các mẹ cần hết sức cảnh giác.

3) Phòng ngừa viêm tai giữa

Để tránh bị viêm tai giữa, cần lưu ý:

a. Vệ sinh mũi họng

Đối với trẻ nhỏ nên vệ sinh mũi họng bằng xịt rửa mũi thường xuyên. Ở người lớn thì vệ sinh mũi bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.

b. Bú sữa mẹ kéo dài

Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú trong vòng 2 năm giúp hệ miễn dịch của trẻ phát triển toàn diện nên dễ dàng chống lại các vi sinh vật xâm nhập hơn trẻ ít được bú sữa mẹ.

c. Không nên đi mẫu giáo trước 1 tuổi

Đến trường sớm đồng nghĩa với trẻ phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài sớm và khóc nhiều hơn vì kích động. Đó là nguyên nhân khiến dịch mũi họng của trẻ tăng tiết, từ đó góp phần gây nên nhiễm trùng hô hấp trên.

d. Tiêm vacxin đề phòng cảm cúm vào mùa đông

Tiêm vacxin cúm vào tháng 10, 11 hàng năm ở cả trẻ em và người lớn giúp giảm triệu chứng, biến chứng của cúm khi mắc phải, trong đó có viêm tai giữa.

Trên đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm tai giữa mà IVIE - Bác sĩ ơi gửi đến bạn. Khi xuất hiện các triệu chứng trên ở bạn và người thân, cần đến khám bệnh để được tư vấn và điều trị tốt nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/06/2021 - Cập nhật 10/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm tai giữa có những loại nào?

Viêm tai giữa có những loại nào?

Tai là cơ quan thính giác, chịu trách nhiệm thu nhận âm thanh và truyền tín hiệu về não bộ. Các bệnh lý ở tai rất phổ biến, đặc biệt là viêm tai giữa. Một...

30/06/2021

12218 Lượt xem

5 Phút đọc

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi viêm tai ngoài ở trẻ em

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi viêm tai ngoài ở trẻ em

Cơ thể trẻ non nớt với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là điểm đến hấp dẫn của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong đó, không thể không nhắc bệnh viêm tai...

25/06/2021

16155 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Cách nhận biết bệnh lý viêm tai...

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Cách nhận biết bệnh lý viêm tai...

Viêm tai ngoài là bệnh có nguy cơ mắc cao do vùng tai ngoài tiếp xúc nhiều với môi trường khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Có khá ít người hiểu về bệnh và biết được ...

23/06/2021

6385 Lượt xem

5 Phút đọc

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?

Rất nhiều bố mẹ khi thấy tai em bé chảy mủ thì rất lo lắng, hoảng sợ. Vậy bố mẹ cần phải làm gì khi trẻ chảy mủ tai? iSofHcare sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm...

23/06/2021

13304 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG