Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng bệnh
  • 2. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
  • 3. Những phương pháp phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng bệnh
  • 2. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
  • 3. Những phương pháp phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân nhiễm SARS

Ước tính từ khi phát hiện ca bệnh khởi phát đầu tiên của SARS tại Trung Quốc vào tháng 11/2002, có đến 90% người nhiễm bệnh có thể hồi phục nhưng nếu không chữa trị, người bệnh sẽ tử vong. Các quốc gia trên toàn thế giới đẩy mạnh tuyên truyền về dấu hiệu mắc bệnh, cách phòng ngừa, phương thức chẩn đoán bệnh, thực hiện cách ly bệnh nhân để phòng ngừa bùng phát thành dịch trên diện rộng. Hiện nay, trên toàn thế giới bệnh SARS tạm thời đã được khống chế và chấm dứt. 
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng bệnh
  • 2. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh
  • 3. Những phương pháp phòng bệnh

1. Triệu chứng bệnh

- Thời kỳ ủ bệnh

Kéo dài từ 2-7 ngày sau khi tiếp xúc. Thời kỳ này không có biểu hiện lâm sàng

- Thời kỳ khởi phát

Các triệu chứng của SARS có thể biểu hiện tương tự như các bệnh do virus khác.

Bệnh nhân có triệu chứng sốt > 38 độ C

Bệnh nhân có triệu chứng sốt > 38 độ C

  • Sốt trên 38°C.
  • Nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu.
  • Cơ bắp đau nhức.
  • Giảm sự thèm ăn.
  • Tiêu chảy chiếm khoảng 25% số bệnh nhân.
  • Chảy nước mũi và đau cổ họng (không phổ biến)

Thời kỳ này kéo dài từ 2 - 7 ngày.

- Thời kỳ toàn phát

Các biểu hiện của đường hô hấp nổi bật với các biểu hiện

  • Ho; người bệnh thường ho khan, đôi khi họ có đờm hoặc có máu.
  • Thở nhanh: Người lớn trên 25 lần/phút. Trẻ em: Dưới 2 tháng: trên 60 lần/phút, từ 2 đến 12 tháng: trên 50 lần/phút, từ 1 đến 5 tuổi: trên 40 lần/phút.
  • Khó thở co kéo cơ hô hấp.

Trong những trường hợp nặng, các chức năng hô hấp xấu đi vào tuần thứ 2 của bệnh, thường tiến triển thành Hội chứng hô hấp cấp tính năng nguy kịch và xuất hiện tình trạng suy chức năng đa phủ tạng, có nguy cơ tử vong cao.

Bệnh thường nặng ở người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người đái tháo đường, viêm gan, có bệnh tim phổi. Bệnh ở trẻ em thường nhẹ hơn ở người lớn.

- Thời kỳ hồi phục

Thời gian hồi phục thường kéo dài, bệnh ổn định dần, khó thở thuyên giảm dần. Tình trạng hồi phục của người bệnh có liên quan với mức độ tổn thương tại phổi, suy tạng, tình trạng bội nhiễm và chăm sóc dinh dưỡng.

2. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh SARS

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh SARS

- Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán

  • Công thức máu: số lượng bạch cầu và tiểu cầu bình thường hoặc giảm. Khoảng 50% số trường hợp có giảm tế bào lympho. Tình trạng giảm tiểu cầu có liên quan với sự tiến triển nặng của bệnh. Trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn số lượng bạch cầu tăng. 
  • Tế bào CD4, CD8 và NK giảm.
  • ALT, creatinin và LDH tăng.
  • XQuang phổi: tổn thương kẽ từng khu vực, hay gặp ở vùng ngoại biên và đáy phổi. Khi bệnh tiến triển có thể thấy tổn thương thâm nhiễm kẽ lan rộng.

- Xét nghiệm xác định bệnh

  • Xét nghiệm RT.
  • PCR: bệnh phẩm là dịch đường hô hấp và máu trong giai đoạn sớm hoặc nước tiểu và phân ở giai đoạn muộn. Kết quả dương tính khoảng 30% số trường hợp nếu làm một lần.
  • Xét nghiệm ELISA và miễn dịch huỳnh quang: phát hiện được kháng thể trong vòng 28 ngày sau khi sốt.
  • Kỹ thuật nuôi cấy phân lập: còn nhiều hạn chế.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Những phương pháp phòng bệnh

Phương pháp phòng bệnh

Cần cách ly bệnh nhân để tránh hình thành dịch.

- Nguyên tắc phòng bệnh:

Hiện nay chưa có vaccin đối với SARS - CoV, vì vậy cần phát hiện sớm người nghi ngờ SARS và chuyển đến các cơ sở y tế đã được chỉ định tiếp nhận. Người bệnh phải được khám, phân loại và thực hiện các biện pháp cách ly nghiêm ngặt. 

- Tổ chức khu vực cách ly

Có 3 khu vực cách ly theo nguy cơ lây bệnh tại bệnh viện có điều trị người bệnh SARS: 

a. Khu vực có nguy cơ cao (khu vực cách ly đặc biệt): nơi điều trị và chăm sóc người bệnh SARS hoặc nghi ngờ mắc SARS.

  • Phải có bảng màu đỏ ghi "KHU VỰC CÁCH LY ĐẶC BIỆT" và có bảng hướng dẫn chi tiết treo tại lối vào để thông báo cho mọi người biết.
  • Kiểm soát người ra vào, phân luồng lối đi riêng đến từng khu vực khác nhau, hướng dẫn sử dụng khẩu trang và phương tiện phòng lây nhiễm, - Khu vực cách ly đặc biệt chia thành 4 khu riêng biệt: khu khám, khu theo dõi người bệnh nghi ngờ SARS, khu điều trị người bệnh SARS và khu đệm. 

b, Khu vực có nguy cơ: là khu vực có khả năng người bệnh SARS đến khám và điều trị ban đầu. Ví dụ: khoa Hô hấp, khoa Cấp cứu, khoa Khám bệnh... Khu vực này phải có bảng hướng dẫn treo ở lối ra vào và có ký hiệu màu vàng.

Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc phòng bệnh.

Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc phòng bệnh.

c. Khu vực có khả năng nguy cơ: bao gồm các khu vực còn lại có người bệnh. Khu vực này có bảng màu xanh.

  • Phòng ngừa cho người bệnh và khách đến thăm.
  • Phát hiện sớm và có buồng cách ly riêng cho những người nghi ngờ mắc bệnh.
  • Người bệnh đã xác định bệnh được xếp phòng riêng.
  • Người bệnh SARS phải đeo khẩu trang tiêu chuẩn như N95, người nghi ngờ mắc bệnh dịch đeo khẩu trang chuẩn.
  • Làm các xét nghiệm, khám chuyên khoa cần tiến hành tại giường. Nếu không có điều kiện, trước khi chuyển người bệnh đi chụp chiếu, xét nghiệm... phải thông báo cho các khoa liên quan để chuẩn bị đón tiếp người bệnh và phải mang đủ phương tiện phòng hộ. Người bệnh phải đeo khẩu trang và mặc áo choàng khi vận chuyển.
  • Trong thời gian có dịch hạn chế người nhà vào bệnh viện, khi vào phải đeo khẩu trang. Cấm mọi hoạt động thăm nuôi tại khu cách ly.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/12/2021 - Cập nhật 28/12/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4426 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1264 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

931 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1198 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG