Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu nhồi máu cơ tim
  • 2. Dấu hiệu tai biến mạch máu não
  • 3. Dấu hiệu tắc động mạch chi cấp tính
  • 4. Dấu hiệu ngừng tuần hoàn
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu nhồi máu cơ tim
  • 2. Dấu hiệu tai biến mạch máu não
  • 3. Dấu hiệu tắc động mạch chi cấp tính
  • 4. Dấu hiệu ngừng tuần hoàn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những dấu hiệu nguy kịch / cấp cứu của bệnh tim mạch

Theo thống kê, bệnh tim mạch là nhóm bệnh lý có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm tính mạng chỉ trong vài phút đồng hồ. Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu về những biểu hiện bệnh tim mạch cần nhanh chóng cấp cứu cũng như cách xử trí chúng qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu nhồi máu cơ tim
  • 2. Dấu hiệu tai biến mạch máu não
  • 3. Dấu hiệu tắc động mạch chi cấp tính
  • 4. Dấu hiệu ngừng tuần hoàn

1. Dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là tình trạng tổn thương cơ tim cấp tính do cục máu đông làm tắc nghẽn trong lòng động mạch vành một cách đột ngột. Đây là một biểu hiện bệnh tim mạch nguy hiểm, cần được xử trí cấp cứu kịp thời nếu không có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh. Triệu chứng đặc trưng nhất của nhồi máu cơ tim là cơn đau thắt ngực với các đặc điểm sau đây:

- Vị trí: Đau ở vùng sau xương ức.

- Tính chất: Người bệnh có cảm giác đau như bị bóp nghẹt hoặc đau như có vật nặng đè lên ngực.

- Hướng lan: Đau có thể lan xuống mặt trong cánh tay rồi xuống ngón tay trái. Tuy nhiên, nó cũng có thể lan lên vai, ra sau lưng, lên cổ, lên hàm.

- Thời gian: Thời gian cơn đau ngắn và kéo dài không quá vài phút.

- Khởi phát: Cơn đau thường khởi phát sau khi gắng sức hoặc xúc cảm, giảm và mất khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc được dùng thuốc giãn vành. Ngoài ra, lạnh cũng là một yếu tố dễ gây khởi phát cơn đau.

Khi gặp người bệnh có những dấu hiệu trên, bạn cần gọi cấp cứu ngay để được xử trí và đưa tới bệnh viện. Nếu không thể gọi cấp cứu, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất, tuyệt đối không chờ đợi triệu chứng tự thuyên giảm và chủ quan với bệnh lý này.

2. Dấu hiệu tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ, là tình trạng tế bào não bị tổn thương khi không được cung cấp đủ oxy do thiếu cung cấp máu. Bệnh có thể dẫn đến tử vong cho người bệnh nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời. Đây cũng là căn bệnh có tỷ lệ để lại di chứng và tàn tật cao dù có thể cứu sống người bệnh.

Dấu hiệu tai biến mạch máu não

Dấu hiệu tai biến mạch máu não

Việc giành giật mạng sống bệnh nhân khỏi bàn tay tử thần sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn nếu bạn có thể nhận biết sớm và sơ cứu kịp thời tai biến mạch máu não. Quy tắc F.A.S.T là một quy tắc phổ biến để nhận biết được biểu hiện bệnh tim mạch này. Nó được kết hợp từ bốn chữ cái đầu của từng dấu hiệu trong tiếng anh:

- F (Face – Mặt): Đầu tiên, bạn quan sát xem mặt người bệnh có bị méo hay lệch không. Để nhận thấy rõ nhất, bạn hãy yêu cầu người bệnh cười. Nếu một bên cơ mặt bị  yếu liệt, miệng người bệnh sẽ bị méo và cơ mặt rũ xuống ở một bên khi cười.

- A (Arms – Tay): Bạn hãy yêu cầu người bệnh giơ hai tay lên cao, nếu một bên cánh tay của họ rơi xuống hoặc thấp hơn tay bên kia chứng tỏ người bệnh đã yếu liệt nửa người bên thấp hơn.

- S (Speech – Lời nói): Khi bị tai biến mạch máu não, khả năng ngôn ngữ của người bệnh sẽ bị rối loạn. Hãy yêu cầu người bệnh lặp lại một câu nói đơn giản. Nếu người bệnh nói lắp hoặc chỉ nói được ú ớ, không rõ câu rõ nghĩa, khả năng cao họ đã bị tai biến.

- T (Time – Thời gian): Chữ cái cuối cùng này không phải là một dấu hiệu nhận biết tai biến mà là hành động cần làm để cứu sống người bệnh. Nếu bệnh nhân xuất hiện ba dấu hiệu đã nêu trên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức và thực hiện các thao tác sơ cứu có thể làm được.

Ngoài ra, người bệnh tai biến mạch máu não cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng khác không đặc trưng như nôn, đau đầu dữ dội, ngất, mất khả năng phối hợp động tác,…

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Dấu hiệu tắc động mạch chi cấp tính

Tắc động mạch chi cấp tính là là tình trạng mạch máu chi bị tắc nghẽn dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng chi. Đây là một biểu hiện bệnh tim mạch cần cấp cứu ngoại khoa. Nếu không được giải quyết kịp thời, phần chi bị thiếu máu có thể hoại tử trong vòng vài giờ đến vài ngày sau đó.

Dấu hiệu tắc động mạch chi cấp tính

Dấu hiệu tắc động mạch chi cấp tính

Có ba nguyên nhân chính gây tắc mạch chi cấp tính là thuyên tắc mạch, chấn thương mạch và huyết khối. Nhưng dù là nguyên nhân gì thì vẫn có những dấu hiệu nhận biết đặc trưng sau khi người bệnh  gặp phải tình trạng này:

- Đau: Người bệnh đột ngột đau dữ dội ở tay hoặc chân khiến chi đó hạn chế vận động, thậm chí mất vận động do đau.

- Dị cảm: Ở chi bị tắc mạch, người bệnh có cảm giác tê rần như kiến bò. Cảm giác nông ngoài da thường giảm rồi mất, sau đó nếu để kéo dài có thể mất luôn cảm giác sâu.

- Nhiệt độ chi: Nếu so sánh nhiệt độ hai bên, ở vùng chi bị tắc mạch sẽ lạnh hơn sơ với chi bên kia.

- Màu sắc chi: Khi động mạch bị tắc, chi bị thiếu máu nuôi dưỡng nên tái nhợt hơn so với chi lành. Nếu tiếp tục để bệnh diễn tiến nặng, dần dần sẽ xuất hiện những đốm tím trên da do xuất huyết và hoại tử chi.

- Bắt mạch: Khi bắt mạch sẽ thấy mất mạch ở vùng chi ngay dưới chỗ tắc. Đây là một dấu hiệu rất có giá trị trong chẩn đoán.

Khi người bệnh có những dấu hiệu trên, cần ngay lập tức đưa đến bệnh viện để được cấp cứu phẫu thuật kịp thời giải phóng mạch máu bị tắc. Nếu không, khi thời gian kéo dài, chi bị tắc có thể hoại tử và phải cắt cụt.

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

4. Dấu hiệu ngừng tuần hoàn

Đây là tình trạng nặng nhất trong các biểu hiện bệnh tim mạch, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong chỉ sau vài phút. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến ngừng tuần hoàn, nhưng dù nguyên nhân nào, về cơ bản người bệnh sẽ có 3 triệu chứng sau:

- Mất ý thức: Người bệnh đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng xung quanh, gọi hỏi không trả lời.

- Ngừng thở hoặc thở ngáp: Khi đặt tay lên mũi không còn cảm nhận được hơi thở bệnh nhân, đồng thời quan sát thấy ngực và bụng bệnh nhân cũng không còn cử động thở.

- Ngừng tuần hoàn: Bệnh nhân ngừng tim, mất mạch khi bắt ở những động mạch lớn như mạch cảnh, mạch bẹn.

Ngoài ra, người bệnh còn có những triệu chứng khác như da tím tái, giãn đồng tử, co giật, tiểu tiện không tự chủ,… Lúc này, bạn cần gọi hỗ trợ cấp cứu ngay lập tức và thực hiện sơ cứu cho người bệnh. Bình thường, não chỉ có khả năng chịu đựng thiếu oxy tối đa 5 phút. Nếu quá thời gian này, các tế bào não sẽ bị tổn thương không hồi phục.Việc cấp cứu tim phổi trong thời gian sớm nhất giúp cung cấp máu và oxy đến tế bào não, tránh tình trạng chết não xảy ra.

Dấu hiệu ngừng tuần hoàn

Dấu hiệu ngừng tuần hoàn

Khi phát hiện người bệnh bị ngừng tuần hoàn, bạn cần tiến cấp cứu ngay tập tức theo 3 bước ABC sau đây:

- A (Airway control – Khai thông đường thở): Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên nền cứng, ngửa cổ tối đa và nghiêng đầu qua một bên để ngừa lưỡi chẹn vào đường thở. Sau đó, bạn hãy dùng tay để móc sạch dị vật và đờm dãi trong miệng người bệnh.

- B (Breathing support – Hô hấp nhân tạo): Dùng một tay đặt lên trán để ấn ngửa đầu bệnh nhân đồng thời sử dụng ngón trỏ và ngón cái để kẹp mũi bệnh nhân lại. Tay còn lại bạn nâng hàm dưới và mở miệng bệnh nhân ra. Sau đó, hít một hơi thật sâu rồi áp miệng vào thổi hết không khí vào miệng người bệnh.

- C (Circulation support – Hỗ trợ tuần hoàn): Người cấp cứu chọn vị trí thích hợp quỳ một bên bệnh nhân, đặt hai bàn tay lên ½ dưới xương ức của người bệnh (tay này trên tay kia, các ngón tay xen kẽ). Sau đó, dùng lực của hai tay, vai và cả thân mình để ép lồng ngực bệnh nhân theo chiều vuông góc. Ép tim với tần số 100 lần/ phút và xương ức phải lún xuống từ 4-5 cm.

Người cấp cứu cần thực hiện hai động tác ép tim, thổi ngạt xen kẽ nhịp nhàng với nhau. Một chu kỳ gồm 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt. Bạn có thể thực hiện một mình hoặc kêu gọi người hỗ trợ để tiến hành cấp cứu theo 2 người.

Bên cạnh đó, còn có nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

Trên đây là những biểu hiện bệnh tim mạch cần được nhanh chóng cấp cứu nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như gia đình trước những căn bệnh nguy hiểm này. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp được cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp sớm nhất.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 30/09/2021 - Cập nhật 27/11/2022
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Top phòng khám Tim mạch tốt nhất tại Thanh Hóa

Tìm kiếm phòng khám tim mạch Thanh Hóa tốt và uy tín là nhu cầu của nhiều người dân tại khu vực này. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu...

12/03/2024

120 Lượt xem

6 Phút đọc

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Khám tim mạch là khám những gì? Khi nào nên đi khám?

Bệnh tim mạch là những bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay chủ quan về các căn bệnh này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nghiêm trọng....

11/03/2024

139 Lượt xem

11 Phút đọc

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Khám tim mạch giá bao nhiêu tại 5 bệnh viện, phòng khám

Số lượng người tử vong do bệnh tim mạch ngày càng gia tăng. Để chuẩn bị tài chính cho việc thăm khám, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giới thiệu chi phí khám tim mạch giá...

11/03/2024

138 Lượt xem

11 Phút đọc

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

6 Phòng khám tim mạch khám ngoài giờ tại Hà Nội

Phòng khám tim mạch ngoài giờ với nhiều ưu điểm, giúp tiết kiệm thời gian, di chuyển đang được nhiều người bệnh tìm kiếm. Trong bài viết dưới đây, IVIE - Bác...

11/03/2024

84 Lượt xem

8 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG