Những bệnh lý thường gặp ở dạ dày

Bệnh lý dạ dày là một mảng lớn của y học hiện đại. Không chỉ cập nhật liên tục các bệnh lý mới mà phương thức điều trị cũng có những cải tiến đáng kể. Dù cùng xuất phát từ dạ dày nhưng mỗi bệnh mang tổn thương và cách điều trị hoàn toàn khác nhau. Vậy nên hiểu rõ những bệnh lý thường gặp ở dạ dày là bước chuẩn bị đầu tiên mà bạn cần có trên chặng đường bảo vệ sức khỏe của mình. Cùng iSofHcare tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp của dạ dày qua bài viết dưới đây.

Thông thường, chúng ta chỉ đủ khả năng để nhìn nhận những vấn đề thể hiện rõ ra bên ngoài với những triệu chứng như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua.... nhưng đây chỉ như phần ngọn. Hay hiểu một cách đơn giản, muốn giải quyết triệt để bệnh lý dạ dày, bạn cần có những nhận thức sâu hơn về các bệnh lý dạ dày với cơ chế bệnh sinh và triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những bệnh lý thường gặp ở dạ dày mà bạn có thể tham khảo:

1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

trao nguoc da day

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản được viết tắt là GERD – Gastroesophageal Reflux Disease là rối loạn tại thực quản thường gặp. Đây có thể là tình trạng mãn tính hoặc cấp tính tại một thời điểm nào đó. Chính vì vậy kể cả những người khỏe mạnh đều có ít nhất một lần trong đời xuất hiện tình trạng trào ngược.

Thực tế, bệnh trào ngược dạ dày thực quản được chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng với triệu chứng điển hình và phổ biến như nóng rát sau xương ức, ợ nóng. Ngoài ra có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như nuốt đau, nuốt khó, ho, viêm thanh quản, viêm họng đi kèm.

Trào ngược có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân phối hợp với nhau như:

- Rối loạn cơ thắt thực quản dưới.

- Chậm vơi dạ dày có nghĩa là quá trình tiêu thụ thức ăn tại dạ dày bị ngưng trệ.

- Bất thường cấu trúc giải phẫu giữa dạ dày – thực quản.

- Túi acid: Sau khi ăn, acid vẫn được tích lũy nhiều ở phần cao dạ dày gây nên tình trạng trào ngược do quá trình đóng mở tâm vị để đẩy thực ăn xuống.

Ngoài những cơ chế bệnh sinh phía trên thì có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới trào người như béo phì, thuốc lá, sử dụng rượu bia hoặc một số thuốc như chẹn beta, nhóm Nitrate… Do đó việc điều trị cần phải được kết hợp dựa trên căn nguyên gây bệnh. Có thể điều trị không dùng thuốc với thay đổi lối sống nếu trào ngược ở mức độ nhẹ, chưa có tổn thương niêm mạc thực quản. Và ngược lại, dùng thuốc kết hợp ngoại khoa nếu ở mức độ nặng.

2. Loét dạ dày tá tràng

loet da day

Loét dạ dày tá tràng chỉ được chẩn đoán khi trên hình ảnh nội soi có tình trạng mất niêm mạc ăn sâu đến quá lớp cơ niêm của dạ dày và/hoặc tá tràng. Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong việc điều trị loét với các loại thuốc thế hệ mới nhưng tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì biến chứng của loét còn ở mức cao.

Hầu hết khi biểu hiện triệu chứng liên tục và có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống thì loét dạ dày tá tràng tương đối nặng. Một số triệu chứng thường gặp trên lâm sàng như:

- Đau vùng thượng vị. Đau có tính chất chu kỳ và liên quan tới bữa ăn. Chủ yếu là cảm giác đau xoắn vặn nhiều hơn là dạng rát bỏng của viêm dạ dày.

- Triệu chứng đau giảm nhanh khi sử dụng các thuốc kháng acid, kháng tiết hoặc sau ăn nhẹ.

- Các triệu chứng đi kèm như ợ hơi, chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn, nóng rát sau xương ức...

Loét dạ dày – tá tràng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nặng như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày...

Loét dạ dày – tá tràng tương đối dễ chẩn đoán nếu có phương tiện xét nghiệm hiện đại. Tuy nhiên điều trị gặp nhiều khó khăn vì có quá nhiều nguyên nhân phối hợp cùng với đó cần có sự tuân thủ điều trị khắt khe của bệnh nhân. Người ta nhận thấy, HP là nguyên nhân quan trọng của tình trạng loét dạ dày- tá tràng cần được tầm soát hàng đầu khi phát hiện bệnh.

3. Viêm dạ dày

viêm dạ dày

Ở mức độ nhẹ hơn loét, viêm dạ dày là một tổn thương gặp với tần suất cao. Nguyên nhân chủ yếu liên quan tới vi khuẩn Helicobacter Pylori, thuốc và rượu. Chúng là mất sự cân bằng giữa các yếu tố tấn công và nhóm yếu tố bảo vệ dẫn tới tổn thương lớp mô phủ của niêm mạc dạ dày. Ngoài ra những thói quen ăn uống, sinh hoạt góp phần làm nặng lên những tổn thương có sẵn.

Viêm dạ dày được chẩn đoán vào lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh. Trong đó thực tế giải phẫu bệnh ít được làm, trừ khi có các yếu tố nghi ngờ của ung thư như loạn sản, dị sản...Các triệu chứng viêm dạ dày thường mơ hồ, xuất hiện không thường xuyên và chỉ tăng lên khi có các yếu tố nguy cơ. Thường bệnh nhân xuất hiện những cơn đau không rõ ràng, chỉ là cảm giác khó chịu nhẹ ở vùng thượng vị kèm theo cảm giác chứng bụng, ở hơi, ợ chua, buồn nôn...

Với mục tiêu bảo vệ niêm mạc dạ dày, hồi phục các tổn thương củ và hạn chế biến chứng, việc điều trị kéo dài liên tục trong nhiều tháng với các loại thuốc như kháng acid, kháng tiết, kháng sinh và chế độ ăn.

4. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là biến chứng cuối cùng của những rối loạn liên quan tới dạ dày. Dù có nhiều tiến bộ trong phát hiện và điều trị nhưng ung thư dạ dày thuộc căn bệnh có tiến triển xấu. Theo nhiều thống kê, ung thư dạ dày có khuynh hướng trẻ hóa độ tuổi mắc. Nguyên nhân có thể do:

- Chế độ ăn nhiều Nitrat.

- Hút thuốc lá.

- Nhiễm HP.

- Các yếu tố di truyền.

- Polyp dạ dày.

- Các bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng.

Trên thực tết chẩn đoán ung thư cần nhiều xét nghiệm chuyên sâu khác nhau nhưng với lâm sàng có các triệu chứng như đau bụng thượng vị, sụt cân, khó nuốt, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu... thì có thể hướng tới bệnh lý này.

5. Các bệnh lý khác

Có rất nhiều bệnh lý dạ dày khác như polyp, u dạ dày, dị sản... nhưng tần suất gặp thấp hơn và rất ít các triệu chứng. Chủ yếu được phát hiện tình cơ khi thăm khám. Vậy nên cách tốt nhất để tầm soát và loại bỏ các bệnh lý dạ dày là tái khám định kỳ 6 tháng/1 lần hoặc khi có các triệu chứng nghi ngờ. Đặc biệt các bệnh lý dạ dày chỉ được phát hiện khi sử dụng các xét nghiệm như nội soi, X-quang…

Vì vậy bạn cần tìm kiếm các địa chỉ có các dịch vụ y tế chất lượng cùng đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao. Để tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc tìm kiếm bạn có thể liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn.  IVIE - Bác sĩ ơi là nơi liên kết rất nhiều bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện đại học y Hà Nội… Với dịch vụ nhanh chóng, chất lượng cao và mức giá phù hợp nhất dành cho bệnh nhân. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/03/2021 - Cập nhật 24/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Những điều cần lưu ý khi đi khám dạ dày

Những điều cần lưu ý khi đi khám dạ dày

Khám dạ dày định kỳ có thể giúp phát hiện ra các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa dù chưa có triệu chứng cụ thể. Từ đó đưa ra phương pháp can thiệp kịp...

13/03/2022

1052 Lượt xem

4 Phút đọc

9 địa chỉ khám dạ dày uy tín tại Hà Nội

9 địa chỉ khám dạ dày uy tín tại Hà Nội

Khám dạ dày ở đâu tốt nhất tại Hà Nội là băn khoăn của nhiều người thời gian qua, khi muốn tìm bệnh viện, phòng khám dạ dày. Hiểu được điều này, IVIE - Bác sĩ ...

13/03/2022

8578 Lượt xem

12 Phút đọc

Thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân điều trị đau dạ dày

Thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân điều trị đau dạ dày

Việc điều trị đau dạ dày là sự kết hợp giữa phác đồ điều trị và phương pháp điều chỉnh lối sống của mỗi cá nhân. Vậy một chế độ dinh dưỡng như thế nào thì phù...

12/03/2022

1009 Lượt xem

5 Phút đọc

Đau dạ dày - căn bệnh thế kỷ, liệu có thể trị dứt điểm?

Đau dạ dày - căn bệnh thế kỷ, liệu có thể trị dứt điểm?

Có rất nhiều phương pháp điều trị dạ dày kể cả tây và đông y. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng được áp dụng mà tùy thuộc vào đặc điểm và tình trạng...

12/03/2022

674 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG