Nội dung chính
  • 1. Người trên 65 tuổi 
  • 2. Người đang mắc các bệnh mạn tính
  • 3. Các nhóm  khác dễ mắc biến chứng của bệnh cúm
Nội dung chính
  • 1. Người trên 65 tuổi 
  • 2. Người đang mắc các bệnh mạn tính
  • 3. Các nhóm  khác dễ mắc biến chứng của bệnh cúm
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những ai có nguy cơ cao mắc biến chứng của bệnh cúm?

Cúm là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus cúm gây nên. Triệu chứng thông thường của bệnh cúm bao gồm sốt, có thể kèm theo gai rét, ho, đau họng, chảy nước mũi, đau cơ, và mệt mỏi. Tuy nhiên, bệnh có thể trở thành nặng hoặc gây nên các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở những nhóm nguy cơ cao. Vậy ai sẽ nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc các biến chứng của bệnh cúm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Người trên 65 tuổi 
  • 2. Người đang mắc các bệnh mạn tính
  • 3. Các nhóm  khác dễ mắc biến chứng của bệnh cúm

1. Người trên 65 tuổi 

  Người trên 65 tuổi có nguy cơ cao phát triển các biến chứng của bệnh cúm so với người trẻ tuổi khỏe mạnh. Người trên 65 tuổi có hệ miễn dịch suy giảm và thường mắc các bệnh kèm theo như. Vì vậy, họ rất dễ bị nhiễm virus cúm và khi nhiễm sẽ biểu hiện triệu chứng nặng và kéo dài.

19003367  - Tổng đài đặt lịch khám bệnh ưu tiên tại tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM hoặc tải app IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch hẹn chủ động hơn!

2. Người đang mắc các bệnh mạn tính

Hen phế quản

Ngay cả khi bệnh hen ở mức độ nhẹ hoặc được kiểm soát bằng thuốc, người bị hen phế quản vẫn dễ gặp các biến chứng của bệnh cúm. Đường hô hấp của người bị hen phế quản rất nhậy cảm với các kích thích qua đường hô hấp như khói, bụi, vi khuẩn, và đặc biệt là virus cúm. Virus cúm có thể làm khởi phát hoặc nặng hơn cơn hen trên các bệnh nhân này. Mặt khác, người mắc hen phế quản dễ tiến triển thành viêm phổi sau khi bị nhiễm virus cúm.

Những ai có nguy cơ cao mắc biến chứng của bệnh cúm?

Người đang mắc bệnh tim mạch hoặc có tiền sử bị đột quỵ 

Người đang mắc bệnh tim mặc như dị tật bẩm sinh, suy tim, tang huyết áp, tổn thương van tim, rối loạn nhịp tim hoặc có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ rất cao mắc các biến chứng của bệnh cúm. Virus cúm sẽ làm cho tình trạng bệnh của bệnh nhân trở nên trầm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bệnh cúm làm tăng tỷ lệ mắc các cơn đau tim và đột quỵ.

Người mắc bệnh tiểu đường 

Những ai có nguy cơ cao mắc biến chứng của bệnh cúm?

Người đang mắc bệnh tiểu đường (cả typ 1 và typ 2) dù đang kiểm soát đường huyết tốt vẫn dễ mắc các biến chứng của bệnh cúm, Khi nhiễm virus cúm, người bênh tiểu đường có thể gặp các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang hoặc viêm tai giữa. Bệnh cúm cũng gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết dẫn đến các biến chứng lâu dài khác.

Người đang mắc bệnh thận mãn tính

Bệnh thận làm cho hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm nên không chống đỡ được với virus cúm. Người đang mắc bệnh thận như hội chứng thận hư, chạy thận nhân tạo hay sau ghép thận đều dễ mắc các biến chứng của bệnh cúm ở mức độ nặng.

3. Các nhóm  khác dễ mắc biến chứng của bệnh cúm

Những ai có nguy cơ cao mắc biến chứng của bệnh cúm?

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi
  • Người nhiễm HIV/AIDS
  • Người mắc bệnh ung thư
  • Người mắc các bệnh về gan: viêm gan B, C, xơ gan, ung thư gan.
  • Người bị béo phì
  • Người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải.

Những người thuộc các nhóm trên cần được tiêm vaccine cúm hàng năm để phòng chống các biến chứng của bệnh cúm. Bạn hãy đến ngay cơ sở tiêm chủng vaccine gần nhất để được tư vấn và tiêm chủng loại vaccine cúm phù hợp. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/10/2021 - Cập nhật 28/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4453 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1292 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

948 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1218 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG